Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo đảm bảo vận tải và an toàn giao thông dịp Tết 2021
Bộ Giao thông Vận tải vừa ban hành kế hoạch phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán và mùa Lễ hội xuân Tân Sửu năm 2021.
Theo đó, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam tổ chức kiểm tra việc phục vụ vận tải đường bộ; hướng dẫn, đôn đốc Sở Giao thông Vận tải các địa phương chỉ đạo các đơn vị kinh doanh vận tải, bến xe công khai, minh bạch về giá cước vận tải, các loại giá, phí dịch vụ tại bến xe.
Đồng thời, có phương án tổ chức vận tải phù hợp, chở đúng tải trọng cho phép, số người theo quy định, bảo đảm năng lực, chất lượng dịch vụ vận tải và tuân thủ nghiêm quy định về phòng chống dịch bệnh COVID-19; kiểm tra chặt điều kiện an toàn của phương tiện và lái xe trước khi xuất bến, nhắc nhở hành khách thắt dây an toàn khi được chở trên phương tiện; niêm yết các thông tin theo quy định.
Đặc biệt, trong khoang hành khách của phương tiện chở khách phải niêm yết biển kiểm soát của phương tiện và số điện thoại của cơ quan chức năng để hành khách biết và phản ánh qua đường dây nóng.
“Tổng cục Đường bộ Việt Nam phải thường xuyên phối hợp các Sở Giao thông Vận tải quản lý hoạt động của phương tiện thông qua trích xuất dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình, hiện tượng xe dù bến cóc, xe quá tải để xử lý vi phạm theo quy định. Chỉ đạo các Cục Quản lý đường bộ kiểm tra, rà soát bổ sung hệ thống biển báo hiệu giao thông, đặc biệt là các nút giao thông, các đoạn đường có độ dốc cao, bán kính cong hẹp, tăng cường lực lượng tổ chức, phân luồng giao thông hợp lý tại các trạm thu phí, nhất là trên các trục chính ra vào Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh, các tuyến quốc lộ, các đầu mối giao thông trọng điểm, các địa điểm du lịch, khu vui chơi giải trí, bến xe, bến tàu, nhà ga", văn bản Bộ Giao thông Vận tải nêu.
Bộ Giao thông Vận tải cũng yêu cầu kiểm tra, chỉ đạo các trạm thu phí đường bộ kịp thời xử lý, giải tỏa phương tiện hạn chế tình trạng ùn tắc trước khi vào trạm thu phí đường bộ. Trong trường hợp xảy ra tắc đường trước khi vào trạm thu phí đường bộ phải mở barie để giải tỏa phương tiện.
Cũng tại văn bản trên, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu Cục Đường thủy nội địa Việt Nam tăng cường phối hợp với các cơ quan, lực lượng liên quan kiểm tra các tuyến vận tải ven biển, các tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo, chú trọng các tuyến đi: Lý Sơn, Côn Đảo, Phú Quốc, Cát Bà, Vịnh Hạ Long... đặc biệt là các phương tiện chở khách từ bờ ra đảo, các bến tàu phục vụ du lịch, lễ hội.
Đồng thời, đôn đốc các Sở Giao thông Vận tải thực hiện việc kiểm tra các bến khách ngang sông, nhất là việc chấp hành các quy định về bảo đảm thiết bị cứu sinh và chở đúng số người quy định. Cương quyết đình chỉ hoạt động các bến đò Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam tổ chức kiểm tra việc phục vụ vận tải đường bộ; hướng dẫn, đôn đốc Sở Giao thông Vận tải các địa phương chỉ đạo các đơn vị kinh doanh vận tải, bến xe công khai, minh bạch về giá cước vận tải, các loại giá, phí dịch vụ tại bến xe.
Đồng thời, có phương án tổ chức vận tải phù hợp, chở đúng tải trọng cho phép, số người theo quy định, bảo đảm năng lực, chất lượng dịch vụ vận tải và tuân thủ nghiêm quy định về phòng chống dịch bệnh COVID-19; kiểm tra chặt điều kiện an toàn của phương tiện và lái xe trước khi xuất bến, nhắc nhở hành khách thắt dây an toàn khi được chở trên phương tiện; niêm yết các thông tin theo quy định.
Đặc biệt, trong khoang hành khách của phương tiện chở khách phải niêm yết biển kiểm soát của phương tiện và số điện thoại của cơ quan chức năng để hành khách biết và phản ánh qua đường dây nóng.
“Tổng cục Đường bộ Việt Nam phải thường xuyên phối hợp các Sở Giao thông Vận tải quản lý hoạt động của phương tiện thông qua trích xuất dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình, hiện tượng xe dù bến cóc, xe quá tải để xử lý vi phạm theo quy định. Chỉ đạo các Cục Quản lý đường bộ kiểm tra, rà soát bổ sung hệ thống biển báo hiệu giao thông, đặc biệt là các nút giao thông, các đoạn đường có độ dốc cao, bán kính cong hẹp, tăng cường lực lượng tổ chức, phân luồng giao thông hợp lý tại các trạm thu phí, nhất là trên các trục chính ra vào Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh, các tuyến quốc lộ, các đầu mối giao thông trọng điểm, các địa điểm du lịch, khu vui chơi giải trí, bến xe, bến tàu, nhà ga", văn bản Bộ Giao thông Vận tải nêu.
Bộ Giao thông Vận tải cũng yêu cầu kiểm tra, chỉ đạo các trạm thu phí đường bộ kịp thời xử lý, giải tỏa phương tiện hạn chế tình trạng ùn tắc trước khi vào trạm thu phí đường bộ. Trong trường hợp xảy ra tắc đường trước khi vào trạm thu phí đường bộ phải mở barie để giải tỏa phương tiện. Kiểm soát chặt đường ngang, đò ngang không đảm bảo an toàn giao thông Chú thích ảnh Kiểm tra thân nhiệt hành khách tại bến xe Nước Ngầm.
Cũng tại văn bản trên, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu Cục Đường thủy nội địa Việt Nam tăng cường phối hợp với các cơ quan, lực lượng liên quan kiểm tra các tuyến vận tải ven biển, các tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo, chú trọng các tuyến đi: Lý Sơn, Côn Đảo, Phú Quốc, Cát Bà, Vịnh Hạ Long... đặc biệt là các phương tiện chở khách từ bờ ra đảo, các bến tàu phục vụ du lịch, lễ hội.
Đồng thời, đôn đốc các Sở Giao thông Vận tải thực hiện việc kiểm tra các bến khách ngang sông, nhất là việc chấp hành các quy định về bảo đảm thiết bị cứu sinh và chở đúng số người quy định. Cương quyết đình chỉ hoạt động các bến đò ngang trái phép, các phương tiện chở khách không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn.
Cục Đường sắt Việt Nam được Bộ Giao thông Vận tải giao chỉ đạo lực lượng thanh tra đường sắt tăng cường kiểm tra tình hình bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường sắt, nhất là các khu vực có nhiều điểm giao cắt giữa đường sắt và đường bộ thường xuyên xảy ra tai nạn và gây ùn tắc giao thông; kịp thời ngăn chặn và xử nghiêm các hành vi vi phạm về quy tắc giao thông tại đường ngang.
“Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tăng cường kiểm tra, giám sát đối với đội ngũ nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu, nhất là đội ngũ trực ban, lái tàu, gác đường ngang, gác cầu chung và xử lý nghiêm các tổ chức cá nhân để xảy ra tai nạn do chủ quan gây ra; tổ chức cảnh giới hoặc chốt gác tại các đường ngang có nguy cơ cao xảy ra tai nạn giao thông”, văn bản Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu.
Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu Cục Hàng hải Việt Nam phối hợp với Cục Đường thủy nội địa Việt Nam tăng cường quản lý tuyến vận tải ven biển và tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo; chỉ đạo các cảng vụ tăng cường kiểm tra, đặc biệt chú trọng cảnh báo về ảnh hưởng thời tiết gió mùa Đông Bắc khi phương tiện hoạt động tại khu vực phía Bắc (Quảng Ninh, Hải Phòng...).
Cục Y tế Giao thông Vận tải thường xuyên cập nhật ý kiến chỉ đạo của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 để tham mưu kịp thời cho Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 của Bộ Giao thông Vận tải; dự trù đầy đủ thuốc, máu, dịch truyền, phương tiện, trang thiết bị y tế, nhân lực trực ngoại viện phục vụ cấp cứu, phòng chống dịch, ngộ độc, tai nạn giao thông.
Với Cục Hàng không Việt Nam, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu chỉ đạo các lực lượng an ninh hàng không, cảng hàng không tăng cường kiểm soát an ninh, an toàn bay; chỉ đạo các hãng hàng không xây dựng kế hoạch tăng chuyến bay phục vụ trong các ngày cao điểm; điều hành lịch bay hạn chế tối đa việc chậm chuyến, hủy chuyến đặc biệt trong dịp cao điểm Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021.
Đồng thời, Cục Hàng không Việt nam được Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu chỉ đạo các cảng hàng không phối hợp chặt chẽ với Sở Giao thông Vận tải và các lực lượng chức năng để tổ chức phân luồng giao thông, giảm thiểu ùn tắc giao thông tại khu vực cảng hàng không, đặc biệt tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.
PV
Tin mới
Tin vui cho hàng nghìn hồ sơ đất đai đang treo tại TP. HCM
UBND TP. HCM đã có văn bản hướng dẫn các sở, ngành, UBND TP. Thủ Đức và các quận, huyện về việc giải quyết nghĩa vụ tài chính, thuế liên quan đến đất đai trên địa bàn.
Lideco chi hơn 146 tỷ đồng tạm ứng cổ tức 2024 cho cổ đông, tỷ lệ 12%
CTCP Phát triển Đô thị Từ Liêm – Lideco (mã NTL) mới thông báo ngày 4/10 là ngày đăng ký cuối cùng tạm ứng cổ tức năm 2024 cho cổ đông.
Hà Tĩnh lập dự án phát triển quỹ đất hai bên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh
UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có chỉ đạo về chủ trương lập dự án phát triển quỹ đất hai bên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh kéo dài về phía Đông (đoạn từ đường Nguyễn Công Trứ đến đường Nguyễn Trung Thiên).
Tiếp nhận hàng hóa viện trợ khẩn cấp đợt 2 từ Tổ chức Samaritan’s Purse
Chiều 22/9, tại sân bay Nội Bài, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tiếp nhận hàng hóa viện trợ khẩn cấp đợt 2 từ Tổ chức Samaritan’s Purse cho người dân bị thiệt hại bởi cơn bão Yagi.
Những thách thức đặt ra cho thị trường bất động sản bán lẻ cao cấp tại Việt Nam
Thị trường bất động sản bán lẻ cao cấp tại Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ với nhiều tiềm năng tăng trưởng trong dài hạn, đặc biệt là ở các thành phố trực thuộc Trung ương. Tuy nhiên, thị trường này cũng đối mặt với một số thách thức trong ngắn hạn.
TOP 10 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam - Bài 9: Petrovietnam - chặng đường phát triển mới
Giá trị thương hiệu của Việt Nam đã tăng vọt, vượt lên 33/121 quốc gia, theo Brand Finance, tiến lên 1 bậc so 2022. Báo cáo mới của Bộ Công Thương gửi lên Thủ tướng Chính phủ, đã phản ánh sự thành công của Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2023.
Câu chuyện thương hiệu
MobiFone Esports Unitour chính thức khởi động với tổng giải thưởng lên tới 70 triệu đồng
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM