Bình Định: Hội thảo triển khai Luật Tài nguyên nước năm 2023
Tại TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định vừa diễn ra Hội thảo triển khai Luật Tài nguyên nước (TNN) năm 2023, các Nghị định và Thông tư hướng dẫn thi hành Luật TNN. Tại Hội thảo, đại diện lãnh đạo các sở, ngành, địa phương và các ngành Tài nguyên – Môi trường đã được trang bị những kiến thức cơ bản về Luật TNN…
Hội thảo triển khai Luật TNN năm 2023, các Nghị định và Thông tư hướng dẫn thi hành Luật TNN do Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tỉnh Bình Định tổ chức.
Tham dự Hội thảo có các vị: Huỳnh Quang Vinh, Phó Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Bình Định;Đại diện Văn phòng UBND tỉnh Bình Định; Đại diện các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Xây dựng, Giao thông vận tải, Tài chính, Tư pháp, Khoa học và Công nghệ, Y tế, Thông tin và Truyền thông; -Đại diện Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh; Đại diện Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và PhòngTN&MT của 11 huyện, thị xã, thành phố; Đại diện UBND các xã, phường thuộc thành phố Quy Nhơn; Đại diện UBND các xã, phường, thị trấn thuộc các huyện, thị xã: Tuy Phước, Phù Mỹ, An Nhơn, Phù Cát, Hoài Nhơn, Tây Sơn, Hoài Ân; Đại diện UBND các xã, phường, thị trấn; Đại diện Lãnh đạo các đơn vị khai thác, sử dụng tài nguyên nước: Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn; Công ty CP Cấp thoát nước Bình Định; Công ty TNHH MTV Cấp nước Senco Bình Định; Công ty TNHH Khai thác công trình thủy lợi BĐ; Công ty TNHH Đầu tư hạ tầng KCN Nhơn Hòa; CN Công ty cổ phần Bia Sài Gòn - Miền Trung; Công ty TNHH Tinh bột sắn Nhiệt Đồng Tâm Vĩnh Thạnh; - Đại diện Lãnh đạo các đơn vị tư vấn hành nghề lĩnh vực tài nguyên nước: Công ty cổ phần Công nghệ Môi trường Miền Trung; Công ty TNHH Khoa học kỹ thuật và Môi trường Trung Việt; Công ty TNHH Công nghệ Môi trường Tín Mỹ; Chi nhánh Công ty CP Khảo sát và Xây dựng – USCO tại Miền Trung; Đoàn Địa chất 505; Công ty TNHH H2…
Theo Ban Tổ chức, mục đích của Hội thảo là nhằm cung cấp thêm những thông tin cơ bản giúp nâng cao năng lực và trách nhiệm quản lý nhà nước về lĩnh vực quản lý TNN cho đội ngũ cán bộ cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã; đồng thời, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các đơn vị khai thác - sử dụng TNN và đơn vị tư vấn về lĩnh vực TNNthực hiện đúng các quy định của pháp luậtlĩnh vực TNN…
Phát biểu khai mạc Hội thảo triển khai Luật TNN năm 2023, các Nghị định và Thông tư hướng dẫn thi hành Luật TNN, ông Huỳnh Quang Vinh cho biết: Nước là một phần tất yếu của cuộc sống, là tư liệu quan trọng hàng đầu của nhiều hoạt động sản xuất. Mặc dù là nguồn tài nguyên có thể tái tạo nhưng TNN không phải là vô hạn. Các hoạt động khai thác sử dụng nước quá mức và không hợp lý, vượt quá khả năng tự tái tạo và tự phục hồi của nguồn nước dẫn đến tình trạng thiếu nước, ô nhiễm nguồn nước, xâm nhập mặn ngày càng trầm trọng... Cùng với những diễn biến bất thường của thiên tai do biến đổi khí hậu với quy mô và cường độ ngày càng gia tăng đang góp phần làm cho nguồn nước ngày càng trở nên suy thoái và cạn kiệt.
Trước bối cảnh đó, ngày 27/11/2023, Quốc hội đã thông qua Luật TNN số 28/2023/QH15 đánh dấu một bước tiến rất lớn về tư duy, cách tiếp cận, thay đổi phương thức quản trị TNN trong bối cảnh nguồn nước Việt Nam được đánh giá là “quá thừa, quá thiếu, quá bẩn” và bảo đảm TNN được quản lý như tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý theo đúng tinh thần Hiến pháp năm 2013.
Luật TNN năm 2023 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2024, thay thế Luật TNN năm 2012. Luật bao gồm 10 chương và 86 điều quy định về quản lý, bảo vệ, điều hòa, phân phối, phục hồi, phát triển, khai thác, sử dụng TNN; phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Nước dưới đất dưới đáy biển và nước biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của nước Cộng hòa XHN Việt Nam; nước khoáng, nước nóng thiên nhiên không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật. Luật năm 2023 được xây dựng tập trung vào 4 nhóm chính sách đã được Quốc hội thông qua, gồm: Bảo đảm an ninh nguồn nước; Xã hội hóa ngành nước; Kinh tế TNN và Bảo vệ TNN. phòng, chống tác hại do nước gây ra.
Cũng theo ông Huỳnh Quang Vinh: Luật TNN năm 2023 có thay đổi rất lớn về phương thức quản trị TNN ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. Hướng tới quản trị tổng hợp ngành nước trên nền tảng công nghệ số, Nhà nước cần quản lý, sử dụng TNN theo chu trình tuần hoàn, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, phục vụ đa mục tiêu, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững.
Luật quy định rõ chính sách ưu tiên hàng đầu là hiện đại hóa, chuyên nghiệp hóa công tác quản lý TNN hướng tới quản trị TNN quốc gia trên nền tảng công nghệ số thông qua Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu TNN Quốc gia, hệ thống công cụ hỗ trợ ra quyết định phục vụ điều hòa, phân phối TNN. Từ đó hỗ trợ các cơ quan quản lý trong quá trình quyết định điều hòa, phân phối TNN, vận hành hồ chứa, liên hồ chứa, giảm thiểu tác hại do nước gây ra, đặc biệt khi xảy ra tình trạng hạn hán, thiếu nước trên các lưu vực sông, bảo đảm việc sử dụng, bảo vệ các nguồn nước hiệu quả, bảo đảm an ninh nguồn nước…
Đáng lưu ý, một trong những điểm mới của Luật TNN năm 2023 là: Toàn bộ thông tin về TNN (điều tra, đánh giá, đặc điểm, khai thác, sử dụng, cấp phép, đăng ký khí tượng thủy văn. . .) đều được tích hợp vào hệ thống thông tin TNN Quốc gia để phục vụ công tác quản lý, ra quyết định; hướng tới vận hành hồ chứa, liên hồ chứa theo thời gian thực; UBND cấp huyện thực hiện xác nhận việc đăng ký khai thác nước dưới đất; UBND cấp xã tiếp nhận kê khai việc khai thác nước dưới đất của hộ gia đình để sử dụng cho mục đích sinh hoạt theo thẩm quyền quy định tại Nghị định số 54/2024/NĐ-CP…
Trên cơ sở các quy định trên, UBND tỉnh Bình Định đã ban hành Quyết định số 1923/QĐ-UBND ngày 29/05/2024 về Kế hoạch triển khai thi hành Luật Tài nguyên nước số 28/2023/QH15, các Nghị định và Thông tư hướng dẫn thi hành Luật TNN trên địa bàn tỉnh Bình Định. Trong đó có một số nội dung chủ yếu, như:
- Xác định cụ thể nội dung công việc, thời hạn, tiến độ hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc triển khai thi hành Luật TNN, các Nghị định và Thông tư hướng dẫn thi hành Luật TNN trên địa bàn tỉnh Bình Định bảo đảm kịp thời, đồng bộ, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả;
- Xác định trách nhiệm, cơ chế phối hợp giữa các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn và các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc tiến hành các hoạt động triển khai thi hành Luật TNN, các Nghị định và Thông tư hướng dẫn thi hành Luật TNN trên địa bàn tỉnh Bình Định…
Tiếp đó, Hội thảo đã được nghe ông Võ Minh Đức, Trưởng phòng TNN – Khí tượng thủy văn , Sở TN&MT tỉnh Bình Định giới thiệu một số nội dung chủ yếu của Luật TNN năm 2023, các Nghị định và Thông tư hướng dẫn thi hành Luật TNN.
Theo đó, Luật TNN năm 2023 gồm có 7 chương, 89 điều. Trong đó có một số điều quan trọng, như: “Nguyên tắc quản lý, bảo vệ, điều hòa, phân phối, phục hồi, phát triển, khai thác, sử dụng TNN, phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra”; “Chính sách của Nhà nước về TNN”; “Phát triển khoa học, công nghệ trong quản lý, bảo vệ, điều hòa, phân phối, phục hồi, phát triển, khai thác, sử dụng TNN, phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra”; “Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu TNN quốc gia”; “Các hành vi nghiêm cấm”; “Hoạt động điều tra cơ bản TNN”; “Tổ chức thực hiện điều tra cơ bản TNN”; “Chiến lược TNN quốc gia” “Căn cứ lập quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh”; “Công bố, tổ chức thực hiện quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh”; “Bảo vệ nguồn nước mặt”; “Chức năng nguồn nước”; “Hành lang bảo vệ nguồn nước” “Bảo vệ chất lượng nguồn nước trong sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, khai thác khoán sản và các hoạt động khác”…
Viết Hiền
Tin mới
BRICS phản công, vàng là công cụ phi USD hóa thành công nhất
Theo các nhà phân tích, trong khi nhiều người tập trung vào các loại tiền tệ cạnh tranh hoặc tài sản kỹ thuật số, thì "trò chơi" phi USD thực sự là vàng chứ không phải thứ công cụ nào khác.
Bão số 3 làm Bắc Ninh thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng
Bão số 3 và hoàn lưu sau bão gây mưa lũ đã gây thiệt hại nặng nề cho tỉnh Bắc Ninh khoảng 1.000 tỷ đồng. Trong đó, sản xuất nông nghiệp: 220 tỷ đồng; cơ sở hạ tầng: 600 tỷ đồng, về đê điều, thủy lợi: 180 tỷ đồng.
Hà Tĩnh: Giải bóng đá trên 40 tuổi, sau 2 vòng đấu quyên góp được 32 triệu đồng ủng hộ trẻ em nghèo
Tại vòng 2 ngày 14/9, Giải bóng đá lão tướng trên 40 tuổi gây quỹ ủng hộ trẻ em nghèo vượt khó tại Hà Tĩnh vừa nhận thêm 7 triệu đồng từ các nhà tài trợ, các nhà hảo tâm… Sau 2 vòng đấu, Quỹ ủng hộ trẻ em nghèo vượt khó đã quyên góp được 32 triệu đồng.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan cảnh báo: Sau lũ sẽ phát sinh nhiều sự cố gây mất an toàn đê
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan: "Chúng ta tránh tình trạng chủ quan, lơ là vì khi lũ rút cũng sẽ phát sinh rất nhiều sự cố gây mất an toàn đê. Sau khi lũ rút, tập trung xử lý các sự cố đê điều để đảm bảo an toàn chống lũ".
8 tháng đầu năm, TikTok, Facebook, Google… nộp thuế hơn 6.000 tỷ đồng
Theo thông tin mới nhất từ Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính), trong 8 tháng đầu năm, tổng số thu thuế từ các nhà cung cấp nước ngoài như TikTok, Google, Facebook... đạt 6.234 tỷ đồng.
Dự báo giá vàng tăng trong tuần tới
Vàng miếng SJC kết thúc tuần giao dịch thứ hai của tháng Chín với diễn biến đi ngang. Chuyên gia Trương Vy Tuấn, Giavang.net cho hay, thị trường vàng miếng tuần này đi ngang, không có bất kì biến động nào trước diễn biến tăng giá mạnh của thị trường vàng thế giới. Sang tuần, khả năng giá vàng miếng sẽ tăng mạnh khi giá vàng tiếp tục lập đỉnh mới do quyết sách hạ lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED).
Câu chuyện thương hiệu
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9
PVTrans (PVT) sắp trả tổng cộng hơn 106,8 tỷ đồng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 3%
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới