Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 chứng kiến “sự phá cách” của bà Harris và sự bền bỉ của ông Donald Trump

Giới truyền thông quốc tế nhìn nhận, nếu tầm nhìn kinh tế của Tổng thống Joe Biden và người tiền nhiệm Donald Trump hoàn toàn khác biệt, thì sự tương phản giữa ông Trump và Phó Tổng thống Kamala Harris “gần như chói mắt”.

“Sự phá cách” của bà Harris

Kể từ khi bà Harris thay thế Tổng thống Biden trở thành ứng cử viên đảng Dân chủ, bà đã công bố các đề xuất “đi xa hơn” chính phủ đương nhiệm trong việc hỗ trợ người Mỹ có thu nhập thấp và trung bình bằng cách làm cho nhà ở trở nên hợp túi tiền hơn, giảm chi phí chăm sóc trẻ em, hạn chế tình trạng tăng giá và giảm chi phí thuốc theo toa, cùng nhiều biện pháp khác.

Chính sách kinh tế của ứng cử viên Tổng thống nào được cử tri Mỹ đón nhận? (Nguồn: Shutterstock)
Chính sách kinh tế của ứng cử viên Tổng thống nào được cử tri Mỹ đón nhận? Ảnh Bloomberg.

Ông Mark Zandi, nhà kinh tế trưởng của Moody's Analytics, nhận định, “bà ấy đang nỗ lực hỗ trợ các gia đình có thu nhập thấp và trung bình, doanh nghiệp nhỏ thuộc tầng lớp trung lưu và thấp hơn rồi “trả giá” bằng cách tăng thuế đối với người giàu và các tập đoàn”.

Mới đây, Phó Tổng thống Harris đã chính thức đưa một loạt quan điểm chính sách mới lên trang web chiến dịch tranh cử, trong đó, nổi bật là các đề xuất như cung cấp 25.000 USD cho những người mua nhà lần đầu, khoản tín dụng 6.000 USD cho trẻ sơ sinh, giảm thuế 50.000 USD cho các doanh nghiệp nhỏ mới thành lập (tăng mạnh từ mức 5.000 USD như hiện nay), hay công bố rõ mức thuế 28% đối với người có thu nhập hơn 1 triệu USD - thấp hơn mức 39,6% do Tổng thống Biden đề xuất cho kế hoạch ngân sách năm 2025.

Giới phân tích kinh tế cho rằng, hầu hết các đề xuất đều ít có cơ hội được Quốc hội vốn còn chia rẽ chấp thuận, dù một số ý tưởng về nhà ở và chăm sóc trẻ em có thể được đồng tình. Ngoài ra, theo phân tích của Moody's và Goldman, cũng có những đề xuất cần phải tính toán lại, chẳng hạn khoản thanh toán 25.000 USD cho người mua nhà có thể đi kèm với một nhược điểm lớn vì sẽ đẩy doanh số bán nhà và nâng giá bất động sản…

Sự bền bỉ của ông Trump

Tờ Politico đánh giá, sau “tuần trăng mật chính trị” ngọt ngào từ khi nhận chuyển giao vai trò ứng cử viên đảng Dân chủ, đà tăng tiến của bà Harris đã chậm lại đôi chút. Trong khi, dù ông Trump vừa trải qua một thời gian bị đánh giá không khởi sắc, song cựu Tổng thống vẫn cho thấy sự bền bỉ đáng gờm.

Nền kinh tế Mỹ tăng trưởng cao hơn nhiều so với dự báo trong quý 3. (Ảnh: AP)
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 chứng kiến “sự phá cách” của bà Harris và sự bền bỉ của ông Donald Trump. Ảnh AP.

Ông Trump công bố rõ mục tiêu kéo dài và mở rộng các đợt cắt giảm thuế năm 2017 - từ thời ông còn tại nhiệm, cho hầu như tất cả người Mỹ, trấn áp mạnh tay hơn với tình trạng nhập cư bất hợp pháp, áp dụng thuế quan mới đối với hàng nhập khẩu và không ủng hộ phần lớn kế hoạch của Tổng thống Biden nhằm hướng tới một tương lai năng lượng sạch.

Về vấn đề hàng nhập khẩu, trong khi ông Trump vẫn kiên trì “mục tiêu chính của sắc thuế này là khiến hàng nhập khẩu đắt đỏ hơn, từ đó thúc đẩy sản xuất trong nước. Quan điểm của bà Harris không cho thấy điểm mới, vì ngoài việc phê phán sắc thuế này sẽ đẩy giá tiêu dùng lên cao, cử tri còn muốn nghe bà giải thích tại sao chính quyền đương nhiệm - nơi bà đã phục vụ trong gần bốn năm, vẫn giữ nguyên các mức thuế từ thời ông Trump. Bà chưa đề xuất cách nào để giải quyết lạm phát – mối quan tâm hàng đầu của cử tri.

Các cuộc thăm dò ý kiến tiếp tục cho thấy người Mỹ coi ứng viên Donald Trump là người quản lý nền kinh tế tốt hơn. Theo giới quan sát, điểm mà Phó Tổng thống Kamala Harris bị cho yếu thế hơn liên quan khả năng xử lý các vấn đề trong nền kinh tế, khi giá cả tăng và hàng loạt vấn đề phát sinh vẫn đang khiến cử tri Mỹ chưa thể hài lòng với cách vận hành của chính quyền đương nhiệm, có vai trò không nhỏ của bà Harris ở đó.

Ông Trump được nhận định vẫn thể hiện lập trường cụ thể, thậm chí một số người đánh giá cao quan điểm thực tế của một nhà kinh doanh, dù cử tri vẫn muốn biết rõ ràng hơn những gì ông sẽ làm và đặc biệt là sẽ điều chỉnh để tốt hơn so với nhiệm kỳ trước, nếu được bầu lại.

Hai ứng viên tranh cử tổng thống Mỹ, ông Donald Trump và bà Kamala Harris, dường như đồng quan điểm trong vấn đề Trung Quốc. (Nguồn: AP)
Hai ứng viên tranh cử tổng thống Mỹ, ông Donald Trump và bà Kamala Harris, dường như đồng quan điểm trong vấn đề Trung Quốc. Nguồn AP.

Trong khi về phương diện lập trường chính sách, nhất là chính sách điều hành nền kinh tế, bà Harris vẫn là “ẩn số” đối với đa số cử tri. Nhưng bà đã không tận dụng được cơ hội “mặt đối mặt” hiếm hoi để khắc họa bản thân và các kế hoạch kinh tế của riêng mình, đồng thời làm xói mòn danh tiếng mà ông Trump có được nhờ thúc đẩy nền kinh tế Mỹ mạnh mẽ vượt qua Covid-19.

Không như mong đợi, bà Harris vẫn mới chỉ nhấn mạnh những thay đổi về chính sách và hứa hẹn, mà chưa giải thích kế hoạch cụ thể là gì, để xóa bỏ nhận xét của giới phân tích rằng - chiến dịch của bà chưa đủ thuyết phục khi vẫn thiếu chiều sâu và còn mơ hồ về các chính sách cứng rắn. Đây cũng chính là điểm bị ông Trump công kích nhiều nhất rằng, những thay đổi quan điểm mới đây của bà Phó Tổng thống là “không chân thành”.

Tất nhiên, một số tờ báo và tạp chí uy tín vẫn chọn cách thận trọng trong đánh giá về “tương quan lực lượng” khi nhận định, về cơ bản, cả hai so kè sát nút và rất khó để dự đoán ai sẽ là chủ nhân Nhà Trắng trong nhiệm kỳ tiếp theo.

Theo Politico/baoquocte.vn

Bài liên quan

Tin mới

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 chứng kiến “sự phá cách” của bà Harris và sự bền bỉ của ông Donald Trump
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 chứng kiến “sự phá cách” của bà Harris và sự bền bỉ của ông Donald Trump

Giới truyền thông quốc tế nhìn nhận, nếu tầm nhìn kinh tế của Tổng thống Joe Biden và người tiền nhiệm Donald Trump hoàn toàn khác biệt, thì sự tương phản giữa ông Trump và Phó Tổng thống Kamala Harris “gần như chói mắt”.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Nhà ở xã hội phải có hạ tầng đầy đủ, thuận tiện như nhà ở thương mại
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Nhà ở xã hội phải có hạ tầng đầy đủ, thuận tiện như nhà ở thương mại

Bắc Ninh đã và đang triển khai 54 dự án nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, nhà ở cho công nhân khu công nghiệp. Trong đó 29 dự án đã hoàn thành, hoàn thành một phần, đang thi công xây dựng, 25 dự án đang thực hiện ở bước chuẩn bị đầu tư xây dựng.

Tìm nhà thầu thi công Gói thầu số 9 thuộc dự án cả tạo Quốc lộ 46
Tìm nhà thầu thi công Gói thầu số 9 thuộc dự án cả tạo Quốc lộ 46

Ban Quản lý dự án 85 thuộc Bộ Giao thông Vận tải hiện đang tổ chức mời thầu cho Gói thầu số 9, liên quan đến dự án cải tạo Quốc lộ 46 đoạn từ Vinh đến Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, với tổng mức đầu tư lên tới 500 tỷ đồng.

Tham luận của Chủ tịch HĐQT THACO tại Hội nghị thường trực Chính phủ (21/09/2024)
Tham luận của Chủ tịch HĐQT THACO tại Hội nghị thường trực Chính phủ (21/09/2024)

Sáng 21/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị "Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp tư nhân lớn nhằm tháo gỡ khó khăn, phát huy vai trò tiên phong, chủ động tham gia đầu tư các dự án lớn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội". Chủ tịch HĐQT THACO Trần Bá Dương tham dự và trình bày tham luận.

Để khai thác đá lậu một nguyên Chủ tịch xã bị bắt
Để khai thác đá lậu một nguyên Chủ tịch xã bị bắt

Cơ quan điều tra Công an tỉnh Đồng Nai đã khởi tố, bắt giam nhiều cán bộ để điều tra hành vi Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, trong vụ án vi phạm quy định về khai thác tài nguyên.

Người dân Mỹ Tân gượng dậy sau mưa lũ
Người dân Mỹ Tân gượng dậy sau mưa lũ

Nhiều ngày qua, tranh thủ thời tiết ủng hộ, người trồng hoa ở làng hoa Mỹ Tân, xã Mỹ Tân, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định ra đồng thu dọn vườn tược, tái thiết lại sản xuất làng nghề.