Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Bầu cử Quốc hội khóa XIV: Kiến nghị tăng số lượng đại biểu là doanh nhân

Trong Quốc hội (QH) khóa XIV tới đây, dự kiến chỉ còn 10 đại biểu là doanh nhân (giảm gần 4 lần so với kỳ

THCL Trong Quốc hội (QH) khóa XIV tới đây, dự kiến chỉ còn 10 đại biểu là doanh nhân (giảm gần 4 lần so với kỳ trước).

Cụ thể, dự kiến cơ cấu, thành phần 500 đại biểu QH khóa XIV như sau: Các cơ quan Đảng: 11 đại biểu, Cơ quan Chủ tịch nước: 3 đại biểu, Chính phủ, cơ quan thuộc Chính phủ: 18 đại biểu, Bộ Quốc phòng (gồm cả Bộ trưởng): 15 đại biểu, Bộ Công an (gồm cả Bộ trưởng): 3 đại biểu, Lãnh đạo địa phương: 63 đại biểu, Doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề: 10 đại biểu, Người ngoài Đảng: 35 đại biểu, Người dưới 40 tuổi: 50 đại biểu.

Điều này đã  đã gây ra nhiều băn khoăn tại Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất.

“10 người là quá ít”

Ông Lý Ngọc Minh, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương (T.Ư) Mặt trận Tổ quốc (MTTQ): “Đại hội Đảng toàn quốc vừa qua đã xác định kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của đất nước. Nếu chúng ta muốn đổi mới đất nước, thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển thì phải đưa doanh nhân vào QH nhiều hơn nữa”.

Băn khoăn của ông Minh cũng là băn khoăn của nhiều đại biểu tham dự Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất bầu cử đại biểu QH khóa XIV do Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam tổ chức ngày 16/2.

Ông Cao Sĩ Kiêm (Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam) nhận định, việc lựa chọn, cơ cấu như thế nào cũng cần phải tính toán kỹ lưỡng. “Khóa XIII chúng ta đưa vào quá nhiều người chủ doanh nghiệp nên đôi khi họ chỉ phục vụ cho bản thân doanh nghiệp đó, chứ chưa hẳn đã phục vụ cho cộng đồng. Thậm chí như QH khóa XIII, nhiều chủ doanh nghiệp vào nghị trường đã làm ảnh hưởng đến uy tín của QH, trong đó có hai người đã bị bãi miễn tư cách đại biểu  vì có những vi phạm pháp luật”. Song, theo ông Kiêm, nếu QH khóa XIV có thêm đại diện là chủ doanh nghiệp tư nhân trực tiếp thì vẫn tốt hơn, vì kinh tế tư nhân đang được xác định là “động lực quan trọng của nền kinh tế”.

Tuy nhiên, ông Cao Sĩ Kiêm cho rằng, đại diện cho doanh nghiệp chỉ có 10 người là quá ít (2 doanh nghiệp nhà nước và các hiệp hội ngành nghề…). Trong cơ cấu đại biểu của MTTQ Việt Nam và các thành viên có 31 đại biểu. Cơ cấu định hướng đưa ra chỉ có 3 đại biểu đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp gồm: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam. Tuy nhiên, qua thảo luận tại MTTQ Việt Nam, nhiều người đề nghị tăng thêm một đại biểu đại diện cho Hiệp hội Kinh tế biển.

“Kinh tế biển là lĩnh vực có nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của đất nước, nhất là trong bối cảnh tình hình biển Đông có nhiều phức tạp. Vì thế, việc đề xuất có đại biểu đại diện cho lĩnh vực kinh tế biển là hoàn toàn hợp lý. Tôi nghĩ ở các địa phương, lĩnh vực khác cũng cần nghiên cứu để điều chỉnh tăng số lượng đại diện cho các doanh nghiệp một cách hợp lý hơn. Có như thế họ mới chuyển tải đến nghị trường đầy đủ những tâm tư, kiến nghị của doanh nghiệp”, ông Kiêm nói.

“Cơ cấu có thể thay đổi”

Trước những băn khoăn trên, ông Hà Minh Sơn, Phó trưởng Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ QH, giải thích: Trong cơ cấu bầu cử QH XIII trước đây đưa ra định hướng đại biểu là doanh nhân rộng quá, bao gồm cả đại diện các hiệp hội doanh nghiệp và chủ doanh nghiệp tư nhân ở nhiều lĩnh vực, dẫn đến số người tham gia nghị trường đông quá. “Bên cạnh những mặt tích cực thì việc nhiều ông chủ doanh nghiệp tham gia nghị trường cũng đã tạo ra một số vụ việc không hay, trong đó đã có đến hai trường hợp bị bãi miễn. Vì thế, cơ cấu định hướng lần này đề xuất giảm mạnh các ông chủ doanh nghiệp, và chỉ đưa vào cơ cấu đại diện từ các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề. Như thế sẽ hạn chế được một số trục trặc có thể nảy sinh sau này”, ông Sơn nói.

Theo ông Hà Minh Sơn, dù số lượng đại biểu là doanh nhân giảm, nhưng tiếng nói của cộng đồng doanh nghiệp ở nghị trường vẫn được đảm bảo thông qua các đại biểu từ các hiệp hội.

“Trong định hướng cơ cấu lần này, Ủy ban Thường vụ QH đề xuất tập trung lấy những người có tính đại diện cho các doanh nghiệp, tức là đại biểu ở các hiệp hội. Như thế, một đại biểu sẽ đại diện cho cả cộng đồng doanh nghiệp thuộc ngành nghề, lĩnh vực. Ví dụ, ở TPHCM, nơi tập trung nhiều doanh nghiệp về dệt may, thì đề xuất có đại biểu từ Hiệp hội Dệt may. Đại biểu đó sẽ không chỉ đại diện cho tiếng nói, nguyện vọng của một doanh nghiệp mà là hàng trăm doanh nghiệp dệt may trên địa bàn và trong cả nước”, ông Sơn nói.

Tương tự, trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, thủy sản, trong cơ cấu có 3 đại diện gồm: Hiệp hội Lương thực ở An Giang, Hiệp hội lĩnh vực nông nghiệp ở Bắc Ninh và Hiệp hội Thủy sản ở Cà Mau… “Tôi nghĩ định hướng cơ cấu như thế là hợp lý, vẫn bảo đảm được tính đại diện cho các cộng đồng doanh nghiệp”, ông Sơn nói.

Theo ông Sơn, cơ cấu trên mới chỉ mang tính định hướng ban đầu và có thể thay đổi thời gian tới. Vì thế, các chủ doanh nghiệp tư nhân, nếu thấy mình đủ tiêu chuẩn, điều kiện thì vẫn có thể tham gia ứng cử vào QH khóa XIV.

D.Linh (Thương hiệu và Công luận)

Tin mới

Hộ khó khăn về nhà ở do bão số 3 của Quảng Ninh sẽ sớm được xây lại nhà mới
Hộ khó khăn về nhà ở do bão số 3 của Quảng Ninh sẽ sớm được xây lại nhà mới

Tại Kỳ họp thứ 21 HĐND tỉnh khóa XIV, các đại biểu HĐND tỉnh đã thông qua nhiều nội dung quan trọng, trong đó có Nghị quyết quy định biện pháp hỗ trợ thiệt hại nặng nề về nhà ở do bão số 3 trên địa bàn tỉnh. Nghị quyết này góp phần tạo động lực để các hộ dân xây mới, sửa chữa nhà ở, an cư lạc nghiệp, ổn định cuộc sống.

Quảng Ninh hỗ trợ kinh phí kịp thời trục vớt tàu, thuyền bị đắm do bão số 3
Quảng Ninh hỗ trợ kinh phí kịp thời trục vớt tàu, thuyền bị đắm do bão số 3

Nghị quyết hỗ trợ một phần chi phí trục vớt phương tiện sản xuất là tàu, thuyền đăng ký tại tỉnh Quảng Ninh bị chìm do cơn bão số 3 được thông qua tại Kỳ họp thứ 21 HĐND tỉnh khoá XIV, đã tạo sự phấn khởi cho các hộ thuộc diện thụ hưởng; góp phần động viên, hỗ trợ ngư dân nhanh chóng khắc phục hậu quả sau bão, tiếp tục vươn khơi, bám biển.

Sắp diễn ra hội chợ kết nối tiêu thụ sản phẩm làng nghề, OCOP
Sắp diễn ra hội chợ kết nối tiêu thụ sản phẩm làng nghề, OCOP

Hội chợ Làng nghề lần thứ 20 năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 3 - 6/10/2024, tại 489 đường Hoàng Quốc Việt, thành phố Hà Nội, với 100 gian hàng tiêu chuẩn.

Giá cao su hôm nay 24/9: Thị trường biến động không đồng nhất
Giá cao su hôm nay 24/9: Thị trường biến động không đồng nhất

Giá cao su hôm nay 24/9, giá cao su trên sàn giao dịch Osaka và Thượng Hải, Thái Lan biến động không đồng nhất. Thị trường trong nước giá mủ cao su nội địa vẫn ở giao dịch ở mức 360-414 đồng/TSC.

Triển lãm và diễn đàn công nghệ đổi mới sáng tạo ngành khách sạn tại Đà Nẵng có gì mới
Triển lãm và diễn đàn công nghệ đổi mới sáng tạo ngành khách sạn tại Đà Nẵng có gì mới

Đà Nẵng không chỉ là tâm điểm sự kiện MICE trong nước và quốc tế, là địa điểm du lịch nghỉ dưỡng lý tưởng cho du khách, mong muốn góp phần xây dựng Đà Nẵng trở thành trung tâm chia sẻ tâm điểm của nhà lãnh đạo trong ngành du lịch mến khách, và đào tạo chuyên sâu về ngành du lịch – dịch vụ.

Khởi động Chương trình Phân loại rác tại nguồn và Khánh thành Cơ sở thu hồi Vật liệu (MRF) tại Quy Nhơn
Khởi động Chương trình Phân loại rác tại nguồn và Khánh thành Cơ sở thu hồi Vật liệu (MRF) tại Quy Nhơn

UBND thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định và Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) đã chính thức khởi động Chương trình Phân loại rác tại nguồn và khánh thành Cơ sở thu hồi Vật liệu (MRF).