Bảo vệ bản quyền báo chí trên môi trường số: Cần giải pháp tổng thể, đồng bộ
Ngày 13/9, tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp Hội Truyền thông số Việt Nam và Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức Hội thảo “Bảo vệ bản quyền báo chí trên môi trường số”. Hội thảo với sự tham dự của gần 200 đại biểu.
Theo Quyết định số 348/QĐ-TTg ngày 6/4/2023 của Chính phủ phê duyệt chiến lược “Chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, mục tiêu được đặt ra là toàn bộ các cơ quan báo chí đều đưa nội dung lên các nền tảng số.
Theo đó, đến năm 2030, 100% cơ quan báo chí đưa nội dung lên các nền tảng số (ưu tiên các nền tảng số trong nước). 90% cơ quan báo chí sử dụng nền tảng phân tích, xử lý dữ liệu tổng hợp tập trung, ứng dụng trí tuệ nhân tạo để tối ưu hóa hoạt động. 100% cơ quan báo chí hoạt động, vận hành mô hình tòa soạn hội tụ và các mô hình phù hợp với sự phát triển của khoa học, công nghệ tiên tiến trên thế giới, sản xuất nội dung theo các xu hướng báo chí số. Các cơ quan báo chí tối ưu hóa nguồn thu, trong đó 50% cơ quan báo chí tăng doanh thu tối thiểu 20%.
Để đạt được mục tiêu trên, chiến lược đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, như: nâng cao nhận thức, tăng cường tuyên truyền; rà soát, hoàn thiện các quy định pháp luật; phát triển các sản phẩm báo chí số; phát triển nền tảng số; phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tăng cường hợp tác, học tập kinh nghiệm của các quốc gia có nền báo chí số phát triển mạnh...
Phát biểu tại hội thảo, Phó chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Trần Trọng Dũng nhấn mạnh:
Bảo vệ quyền tác giả sẽ thúc đẩy sự sáng tạo và tạo động lực cho nhà báo, cơ quan báo chí đầu tư vào dự án phát triển nội dung, dự án đổi mới sáng tạo báo chí. Bảo vệ bản quyền báo chí là điều kiện tiên quyết để bảo vệ nguồn tài chính của cơ quan báo chí cũng như thực thi hiệu quả các mô hình kinh doanh nội dung số, góp phần giải bài toán về kinh tế báo chí truyền thông hiện nay.
Hội thảo cũng nhằm nâng cao năng lực bảo vệ và khai thác bản quyền tác phẩm báo chí trong kỷ nguyên số cho các tòa soạn, các nhà báo; đồng thời, đóng góp vào quá trình hoàn thiện hành lang pháp lý về bản quyền.
Theo Tổng biên tập Báo Đại biểu Nhân dân, Phạm Thị Thanh Huyền, cách mạng 4.0 đã mang đến sự thay đổi lớn về công nghệ, thay đổi cả công nghệ làm báo và thay đổi hành vi của độc giả. Trong bối cảnh đó, báo chí không có cách nào khác là phải chuyển đổi số để tồn tại và phát triển. Nhờ chuyển đổi số, nhiều cơ quan báo chí ngày càng chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại hơn.
Tuy vậy, quá trình chuyển đổi số báo chí cũng gặp nhiều khó khăn, nhất là vấn đề bản quyền trên môi trường số, đòi hỏi cần phải có giải pháp bảo vệ hiệu quả, đặc biệt là giải pháp công nghệ và hoàn thiện hành lang pháp lý.
PGS. TS. Đỗ Thị Thu Hằng, Trưởng ban Nghiệp vụ (Hội Nhà báo Việt Nam) cho rằng, vi phạm bản quyền cũng chính là vi phạm chuẩn mực đạo đức, văn hóa người làm báo. Vì thế, các cơ quan báo chí cần tăng cường giáo dục đạo đức, văn hóa cho nhà báo.
Hội Nhà báo Việt Nam và Hội Truyền thông số cần có bộ công cụ số để các quan báo chí nhận diện thương hiệu, làm nhãn bản quyền. Các cơ quan báo chí cần hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm để cùng nhau bảo vệ bản quyền nội dung.
Theo Tổng Biên tập Báo Hà Nội mới, Nguyễn Minh Đức, hiện nay có khoảng 2.000 trang thông tin tổng hợp sao chép với tốc độ rất nhanh nội dung thông tin của các cơ quan báo chí. Điều nguy hiểm là đa số trang tin này không có cơ quan quản lý, không có người chịu trách nhiệm, không có giấy phép hoạt động. Việc sao chép, vi phạm bản quyền này khiến các cơ quan báo chí bị thiệt hại lớn, trong khi các trang này lại chỉ ngồi không hưởng lợi từ các nguồn thu quảng cáo.
Nhà báo Hồ Quang Lợi, Phó chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam chia sẻ, trong kỷ nguyên số, nội dung số nói chung, bản quyền tác phẩm báo chí phải đối diện với những thách thức mới, đòi hỏi môi trường pháp lý phải được định hình lại.
Tình trạng vi phạm bản quyền tác phẩm báo chí ngày càng phổ biến, tinh vi, đặc biệt là trong môi trường số, với sự bùng nổ của mạng xã hội, trang tin tổng hợp.
Không chỉ vi phạm bản quyền, những tin, bài bị “đánh cắp bản quyền”, nhiều trường hợp bị cắt cúp, làm méo mó, sai lệch thông tin, ảnh hưởng đến uy tín của đơn vị nắm bản quyền, của tác giả bài viết, gây hiệu ứng tiêu cực trong xã hội, ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước.
Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận về cơ sở pháp lý, khoa học, thực tiễn về vai trò của bảo vệ bản quyền báo chí trong kỷ nguyên số; làm rõ thực trạng vi phạm bản quyền tác phẩm báo chí hiện nay, đặc biệt là thực trạng khai thác bản quyền số; đưa ra giải pháp hữu hiệu để bảo vệ bản quyền báo chí, đặc biệt trong môi trường số; nâng cao năng lực bảo vệ, khai thác bản quyền tác phẩm báo chí trong thời đại 4.0 cho các tòa soạn và nhà báo. Đồng thời, các đại biểu tập trung góp ý vào quá trình sửa đổi Luật báo chí, định hình mối quan hệ giữa nền các nền tảng số đa quốc gia và báo chí trong bảo vệ, phân phối bản quyền nội dung số báo chí.
Trong khuôn khổ hội thảo đã diễn ra lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Hội Nhà báo Việt Nam và Hội Truyền thông số Việt Nam về “Nâng cao năng lực, kiến thức thực thi pháp luật bản quyền, phổ biến kiến thức và đạo đức văn hóa cơ quan báo chí trong thực thi bảo vệ bản quyền tác phẩm báo chí”.
Cách mạng công nghiệp 4.0 đang ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của ngành báo chí. Trong kỷ nguyên số, vấn đề bản quyền tác phẩm báo chí đối diện với nhiều thách thức mới. Vi phạm bản quyền nội dung số diễn ra phổ biến với tốc độ cao, tính chất ngày càng nghiêm trọng, phạm vi ngày càng rộng. Bảo vệ bản quyền đang là vấn đề cấp bách đối với các cơ quan báo chí và đòi hỏi cần phải có giải pháp tổng thể, đồng bộ.
Nguyễn Kiên
Tin mới
Hội thi “Trưng bày sản phẩm phụ nữ khởi nghiệp” tỉnh Vĩnh Long năm 2024
Hội thi - không chỉ là dịp để chị em phụ nữ giao lưu, kết nối, giới thiệu, quảng bá sản phẩm phụ nữ khởi nghiệp, mà còn là dịp để truyền thêm nguồn cảm hứng, cổ vũ, động viên và khơi dậy thêm tinh thần đổi mới, sáng tạo của hội viên, phụ nữ...
Thừa Thiên Huế- GS.TS Trần Hữu Dàng được bầu làm Chủ tịch Hội Nội tiết& Đái tháo đường lần thứ 3
Ngày 21/9, tại Thừa Thiên Huế, Hội Nội tiết & Đái tháo đường đã tổ chức Hội nghị khoa học Cố đô mở rộng lần thứ 7 về Bệnh nội tiết, đái tháo đường và rối loạn chuyển hóa. Đồng thời tiến hành Đại hội Lần thứ III Hội Nội tiết & Đái tháo đường nhiệm kỳ 2024- 2029.
Quy định nộp hồ sơ thai sản trong trường hợp công ty chuyển địa chỉ đăng ký kinh doanh
Trường hợp công ty bạn đang thực hiện thủ tục chuyển địa chỉ đăng ký kinh doanh mà phát sinh lao động hưởng chế độ thai sản, thì công ty lập hồ sơ đề nghị giải quyết chế độ thai sản chuyển đến BHXH quận Hoàng Mai (nơi chuyển đến) để được xem xét giải quyết và chi trả kịp thời chế độ cho NLĐ...
Thủ tướng dự Hội nghị sơ kết 1 năm xây dựng 'Tỉnh an toàn giao thông' tại Bắc Ninh
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và chỉ đạo Hội nghị sơ kết 1 năm xây dựng "Tỉnh an toàn giao thông” tại Bắc Ninh.
Pháp thành lập chính phủ mới với 39 thành viên
Trong số 17 bộ trưởng, có 7 người đến từ liên minh trung dung của Tổng thống Emmanuel Macron và ba người đến từ đảng bảo thủ Cộng hòa (Les Republicains) của ông Barnier.
Nghiên cứu chính sách giãn, hoãn, khoanh nợ, chính sách tín chấp, gói lãi suất 0 đồng…
Thủ tướng chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước triển khai ngay các nhiệm vụ để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp chịu thiệt hại do bão lũ; phối hợp với UBND các địa phương trong việc thực hiện các giải pháp để hỗ trợ người dân bị thiệt hại, các khu vực bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra; nghiên cứu chính sách giãn, hoãn, khoanh nợ, chính sách tín chấp, gói lãi suất 0 đồng…
Câu chuyện thương hiệu
MobiFone Esports Unitour chính thức khởi động với tổng giải thưởng lên tới 70 triệu đồng
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM