Bảo tồn và phát triển thương hiệu quýt Bắc Kạn
Bắc Kạn là một trong số các tỉnh miền núi phía bắc có diện tích cam, quýt lớn, trong đó, quýt Bắc Kạn đã được cấp chỉ dẫn địa lý. Để thúc đẩy phát triển cây cam, quýt gắn với du lịch cộng đồng, Bắc Kạn đã đầu tư nhiều dự án, đề tài nghiên cứu khoa học giúp người dân mở rộng diện tích, nâng cao chất lượng.
Sản phẩm nông sản đặc trưng của tỉnh
Là một tỉnh miền núi trung tâm các tỉnh Việt Bắc, Bắc Kạn có lợi thế về các sản phẩm nông, lâm nghiệp, nổi bật là gỗ nguyên liệu từ rừng trồng và các sản phẩm nông sản có thương hiệu tập thể, có chỉ dẫn địa lý. Đáng chú ý là, hiện nay, tỉnh đang tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp tập trung với quy mô tương đối lớn, sản phẩm đạt chất lượng, từng bước thâm nhập thị trường phân phối.
Cây quýt vốn là cây ăn quả đã được người dân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn trồng từ nhiều năm nay. Những năm gần đây, sản phẩm quýt Bắc Kạn đang ngày càng được người dân Bắc Kạn cũng như các địa phương trong vùng ưa chuộng, trở thành sản phẩm hàng hóa nông sản đặc trưng giúp người dân giảm nghèo, làm giàu bền vững.
Hàng năm, từ tháng 10 âm lịch cho đến Tết là thời gian những vườn quýt ở Bắc Kạn luôn nhộn nhịp những thương lái từ các tỉnh Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Nội tìm đến.
Đây là thời điểm mà quýt đạt được hết các tính chất đặc trưng (hình thức đẹp vàng, bóng, mọng nước). Trước đây tiêu thụ của nông dân cam quýt chủ yếu bán vận chuyển tự động tại các thị trường tỉnh, nhưng họ được cấp chỉ dẫn địa lý, quýt Bắc Kạn đã được biết đến hành hương. Ngày nay, người tiêu thụ cam quýt là rất thuận tiện. Vào đầu mùa giải, thương nhân từ Cao Bằng, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Hà Nội, Hải Phòng... để thực hiện mua quýt. Khoảng 80% của quýt người vào mua các thương nhân làm vườn, và phần còn lại của bà con đưa đến thị trường bán lẻ.
Năm 2012, Cục sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ đã cấp giấy chứng nhận Chỉ dẫn Địa lý Bắc Kạn cho sản phẩm Quýt Bắc Kạn.
Việc quả quýt được chứng nhận chỉ dẫn địa lý là một cơ hội tuyệt vời cho nông dân và đặc biệt trong sự phát triển của cây trồng đặc sản tại địa phương.
Tại Bắc Kạn, huyện Bạch Thông là vùng chuyên canh cam sành, quýt bản địa tập trung ở các xã Quang Thuận, Dương Phong, Đôn Phong. Đây là những cây trồng chủ lực của Bạch Thông nói riêng và Bắc Kạn nói chung với diện tích trên 1.600ha, sản lượng bình quân hàng năm khoảng 16 nghìn tấn.
Cây cam, quýt đã tạo sức bật mới cho phát triển kinh tế-xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa và đưa vùng trồng tại Bạch Thông trở thành điểm sáng về xây dựng nông thôn mới của cả tỉnh.
Mới đây, UBND huyện Bạch Thông đã tổ chức Lễ khai mạc “Ngày hội cam, quýt và giới thiệu sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp gắn với các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch” mở đầu cho chuỗi sự kiện với nhiều hoạt động đa dạng, hấp dẫn.
Những năm gần đây, Bạch Thông được biết đến là vùng chuyên canh cây ăn quả đa dạng, bốn mùa cho trái ngọt, thơm ngon.
Trong đó đặc trưng và nổi tiếng nhất là cam sành, quýt bản địa tập trung ở các xã Quang Thuận, Dương Phong, Đôn Phong. Đây là những cây trồng chủ lực, làm nên thương hiệu, uy tín, niềm tự hào của người dân Bạch Thông với diện tích trên 1.600ha, sản lượng bình quân hàng năm khoảng 16.000 tấn, là cây xóa đói giảm nghèo cho người dân nơi đây.
Qua đó đã tạo sức bật mới cho phát triển kinh tế - xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa và xây dựng nông thôn mới của Bạch Thông.
Thực hiện chủ trương của tỉnh, dựa vào tiềm năng, lợi thế của từng địa phương, huyện Bạch Thông đã tập trung phát triển các sản phẩm OCOP chất lượng, có thể kể đến như: Măng tép khô, mộc nhĩ thái sợi, trà bản Dao, trà Phiêng An… và các loại thảo dược tắm của người Dao.
Đến nay trên địa bàn huyện đã có 22 sản phẩm của 06 HTX được công nhận đạt tiêu chuẩn sản phẩm OCOP 3 sao. Huyện còn nhiều sản phẩm có tiềm năng để phát triển thành sản phẩm OCOP như: Khẩu nua pì pết, trà hoa đu đủ đực, cao tía tô, cơm cháy, thịt trâu khô, các sản phẩm gối dược liệu, tranh thổ cẩm đặc sắc của người Dao…
Hỗ trợ kết nối, tiêu thụ sản phẩm cam, quýt
Để bảo tồn và phát triển thương hiệu quýt Bắc Kạn, tỉnh đã ban hành kế hoạch hỗ trợ kết nối, tiêu thụ sản phẩm cam, quýt Bắc Kạn với nhiều giải pháp đồng bộ, mang tính thực tiễn cao. Đơn cử như việc tổ chức gian hàng, khu trưng bày giới thiệu, quảng bá hai loại trái cây trên tại các hội nghị kết nối giao thương, hội chợ, triển lãm và các sự kiện kinh tế - xã hội và văn hóa của tỉnh.
Đáng chú ý, nắm bắt xu hướng phát triển của thương mại điện tử cũng như nhu cầu mua hàng online đang tăng trưởng nhanh chóng, năm 2021, Bắc Kạn đã đưa cam quýt “lên sàn”. Theo đó, Sở Công Thương Bắc Kạn phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ năng, cách thức vận hành, tiêu thụ trên các sàn thương mại điện tử cho các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia.
Đồng thời, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia thiết kế gian hàng; xây dựng và vận hành gian hàng cam, quýt Bắc Kạn trên các sàn thương mại điện tử; tổ chức nhiều hoạt động truyền thông, quảng bá, phân phối và tiêu thụ qua các kênh tiêu thụ.
Ngoài ra, tỉnh Bắc Kạn cũng rà soát sản lượng cam, quýt đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện tiêu thụ như: có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; có chứng nhận an toàn thực phẩm hoặc VietGAP.
Năm 2022, tỉnh Bắc Kạn đầu tư 60 tỷ đồng để xây dựng 15 tuyến đường phục vụ phát triển cơ sở hạ tầng vùng trồng cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm trên địa bàn.
Bên cạnh sản phẩm quýt Bắc Kạn, thời gian qua, Bắc Kạn còn phát triển thêm những cây trồng có múi có chất lượng như cam xã đoài, cam Vinh, các giống bưởi đặc sản...thông qua các mô hình thử nghiệm đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển của các giống cây ăn quả có múi đối với điều kiện sinh thái cũng như khả năng thâm canh của nông dân trên địa bàn tỉnh, từ đó khuyến cáo người dân mở rộng diện tích.
Ngoài ra, phải kế đến một số sản phẩm OCOP khác như: hồng không hạt, miến dong, gạo Bao Thai, gạo nếp thơm, khoai môn Bắc Kạn, rau bò khai, bí xanh thơm, cây gừng, cây nghệ…
Thêm vào đó là nhiều sản phẩm nông sản chế biến đã được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng như măng khô, lạp sườn thịt lợn hun khói, chuối sấy, rượu chuối, bún khô, tinh dầu sả chanh...
Trong thời gian tới, tỉnh Bắc Kạn tiếp tục đẩy mạnh thực hiện liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ giữa nông dân với các đơn vị chế biến, thương mại. Tiếp tục tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến thương mại để thúc đẩy việc tiêu thụ các sản phẩm cây ăn quả đặc sản.
Ngoài ra, tỉnh Bắc Kạn cũng xác định việc vận dụng linh hoạt các nguồn chính sách tín dụng, chương trình mục tiêu quốc gia, các chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp... vì mục tiêu phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa nói chung, phát triển cây ăn quả đặc sản nói riêng.
Hà Trần
Tin mới
Đào Nhật Tân chết rũ vì bão, người dân mất trắng hàng tỷ đồng
Sau cơn bão số 3, nhiều hộ dân trồng hoa đào tại làng đào Nhật Tân, quận Tây Hồ, TP. Hà Nội đã bị mất trắng hàng tỷ đồng do mưa lũ làm chết cây.
Bắc Giang tập trung vệ sinh thú y, đẩy mạnh tái đàn sau bão lũ
Bão số 3 và mưa lũ đã làm hư hỏng nhiều chuồng trại chăn nuôi trong tỉnh, hàng chục nghìn con gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi. Ngành Nông nghiệp, các địa phương và người chăn nuôi đang khẩn trương khắc phục thiệt hại, tập trung tái đàn, bảo đảm cung ứng nguồn thực phẩm dịp cuối năm.
Hỗ trợ người dân ổn định đời sống, tập trung khôi phục sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát
Đi bất cứ nơi đâu trong vùng bị ảnh hưởng của bão lũ, chúng ta đều cảm thấy xót xa, đau đớn khi tận mắt chứng kiến những ngôi làng, mái nhà, đồng ruộng, vườn cây, ao cá, lồng bè, tài sản của đồng bào bị lũ lụt tàn phá.
Bắc Ninh: 72 đội bóng tham gia Giải bóng đá nam, nữ công nhân lao động
Công đoàn các Khu Công nghiệp (KCN) tỉnh Bắc Ninh vừa tổ chức khai mạc Giải bóng đá nam, nữ công nhân lao động lần thứ XII, năm 2024, tại Sân vận động Phù Xá, xã Văn Môn, huyện Yên Phong
Giá sầu riêng hôm nay 22/9: Thị trường duy trì ổn định
Giá sầu riêng hôm nay không có nhiều biến động do đang trong giai đoạn chính vụ. Sản lượng sầu riêng trong nước dồi dào, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Xã luận: Mở rộng hợp tác quốc tế, nâng cao vai trò và vị thế đất nước
Hôm nay 22/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam bắt đầu các hoạt động trong khuôn khổ chuyến tham dự Hội nghị thượng đỉnh tương lai, Đại hội đồng Liên Hợp quốc khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ.
Câu chuyện thương hiệu
MobiFone Esports Unitour chính thức khởi động với tổng giải thưởng lên tới 70 triệu đồng
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM