Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Đề xuất trích Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp hỗ trợ người lao động ở doanh nghiệp nợ đóng bảo hiểm

Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề xuất trích kinh phí kết dư Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp để giải quyết chế độ cho người lao động tại các đơn vị nợ đóng bảo hiểm xã hội không có khả năng thu hồi...

Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề xuất trích Quỹ bảo hiểm thất nghiệp hỗ trợ người lao động ở doanh nghiệp nợ đóng bảo hiểm
Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề xuất trích Quỹ bảo hiểm thất nghiệp hỗ trợ người lao động ở doanh nghiệp nợ đóng bảo hiểm.

Trên đây là đề xuất được Bảo hiểm xã hội Việt Nam nêu trong Báo cáo vừa gửi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về thực trạng chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và đề xuất giải pháp xử lý tình trạng chậm đóng, tồn đọng kéo dài, không có khả năng thu hồi.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, tính đến hết năm 2022, số tiền chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp là 13.156 tỷ đồng, chiếm 2,91% số phải thu. Trong số tiền chậm đóng này, khó khăn nhất là việc thu và giải quyết quyền lợi cho người lao động tại các đơn vị chậm đóng và các đơn vị chậm đóng không có khả năng thu hồi.

Cụ thể, theo số liệu thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, đến hết năm 2021, có khoảng 26.670 đơn vị với 206.468 lao động tại các đơn vị chậm đóng không có khả năng thu hồi, với số tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp là 3.176 tỷ đồng.

Trong đó, đơn vị phá sản là 1.473 đơn vị, tương ứng với 22.897 lao động, tổng số tiền chậm đóng là 323 tỷ đồng; đơn vị đang làm thủ tục giải thể là 1.379, tương ứng 11.620 lao động, số tiền chậm đóng 90 tỷ đồng.

Đơn vị không còn hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh là 8.280, tương ứng với 71.459 lao động, tiền chậm đóng là 1.227 tỷ đồng; đơn vị không có người đại diện pháp luật là 15.538, tương ứng 100.492 lao động, tiền chậm đóng là 1.535 tỷ đồng.

Trong số 206.468 lao động tại các đơn vị chậm đóng không có khả năng thu hồi, cơ quan Bảo hiểm xã hội đã giải quyết chế độ hưu trí cho gần 2.300 người; 535 người lao động đã được giải quyết chế độ tử tuất, hơn 27.400 người được giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội một lần.

Cùng với đó, 34.575 người đã được xác nhận quá trình tham gia trên sổ bảo hiểm xã hội để bảo lưu quá trình; 77.627 người đang tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tại các đơn vị mới.

Ngoài ra, hơn 34.700 người lao động tại 7.051 đơn vị, tương ứng với số tiền chậm đóng và lãi chậm đóng là hơn 309 tỷ đồng không bị ảnh hưởng lớn đến quyền lợi, do số tiền chậm đóng và lãi phạt chậm đóng dưới 100.000 đồng/người (4.077 lao động, số tiền chậm đóng là 131 triệu đồng).

Số tiền chậm đóng chỉ là tiền lãi chậm đóng của đơn vị (2.069 lao động tương ứng với số tiền là 11 tỷ đồng); số tiền chậm đóng phát sinh do người lao động điều chỉnh tăng tiền lương trong năm đã quyết toán, hoặc sau khi người lao động đã nghỉ việc chuyển đơn vị khác, đã giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội đề nghị điều chỉnh tiền lương theo Quyết định của cơ quan có thẩm quyền (28.125 lao động tương ứng số tiền 207 tỷ đồng).

ĐỀ XUẤT NHIỀU GIẢI PHÁP ĐỂ ĐẢM BẢO QUYỀN LỢI CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG

Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề xuất Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội báo cáo Chính phủ trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội phương án giải quyết chế độ cho người lao động ở các đơn vị chậm đóng không có khả năng thu hồi.

Cụ thể, về xử lý đối với số tiền chậm đóng không có khả năng thu hồi từ ngày 31/12/2021 trở về trước, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề xuất xóa tiền lãi chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp (914 tỷ đồng).

Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, hiện nay, theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Phá sản, Luật Các tổ chức tín dụng thì các khoản được ưu tiên trong trường hợp doanh nghiệp giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động có bao gồm tiền chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, tuy nhiên không phải là khoản thanh toán đầu tiên mà sau chi phí phá sản, nợ lương, trợ cấp thôi việc...

Do vậy, về cơ bản các doanh nghiệp khi thanh lý tài sản không thu hồi được, hoặc thu hồi được rất ít so với các khoản chậm đóng bảo hiểm xã hội.

Bên cạnh đó, pháp luật chưa quy định đối với các doanh nghiệp không còn hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh; đơn vị không có người đại diện theo pháp luật còn chậm tiền đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội khi chủ doanh nghiệp, hoặc người đại diện doanh nghiệp đăng ký thành lập doanh nghiệp mới phải có nghĩa vụ hoàn thành tiền chậm đóng bảo hiểm xã hội, nên không có khả năng thu hồi số tiền chậm đóng và lãi chậm đóng tại đơn vị cũ.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng đề xuất lấy từ nguồn kinh phí kết dư Quỹ bảo hiểm thất nghiệp để đảm bảo quyền lợi cho người lao động tại các đơn vị không còn hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh; đơn vị đang làm thủ tục giải thể; đơn vị đã phá sản; đơn vị không có người đại diện theo pháp luật (2.262 tỷ đồng).

Đối với việc xử lý chậm đóng, trốn đóng vào sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm xã hội, và xử lý đối với số tiền chậm đóng không có khả năng thu hồi từ 01/01/2022 trở đi, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề nghị quy định rõ về chậm đóng, trốn đóng và áp dụng mức xử phạt đối với hành vi này.

Đồng thời, bổ sung các biện pháp ngăn chặn tình trạng chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội như: Ngừng sử dụng hóa đơn đối với người sử dụng lao động chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội; hoãn xuất cảnh đối với người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của người sử dụng lao động trốn đóng bảo hiểm xã hội từ 12 tháng trở lên.

Quy định trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền địa phương về nắm bắt, theo dõi tình hình sức khỏe của doanh nghiệp.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng đề xuất thành lập Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp dự phòng rủi ro, trên cơ sở trích từ số tiền người sử dụng lao động phải đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp, mức cụ thể sẽ do Chính phủ quy định.

Mục đích chính là hỗ trợ để giải quyết quyền lợi về bảo hiểm xã hội cho người lao động các doanh nghiệp bị giải thể, phá sản... không có khả năng thu hồi số tiền chậm đóng bảo hiểm xã hội. Mặt khác có thể sử dụng quỹ này để hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh do thiên tai, dịch bệnh.

Đối với số tiền chậm đóng phát sinh không có khả năng thu hồi từ 01/01/2022 đến trước ngày Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi có hiệu lực (dự kiến năm 2025) được dưa vào điều khoản chuyển tiếp để có nguồn kinh phí thực hiện nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

Phương Thảo (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Triển lãm và diễn đàn công nghệ đổi mới sáng tạo ngành khách sạn tại Đà Nẵng có gì mới
Triển lãm và diễn đàn công nghệ đổi mới sáng tạo ngành khách sạn tại Đà Nẵng có gì mới

Đà Nẵng không chỉ là tâm điểm sự kiện MICE trong nước và quốc tế, là địa điểm du lịch nghỉ dưỡng lý tưởng cho du khách, mong muốn góp phần xây dựng Đà Nẵng trở thành trung tâm chia sẻ tâm điểm của nhà lãnh đạo trong ngành du lịch mến khách, và đào tạo chuyên sâu về ngành du lịch – dịch vụ.

Khởi động Chương trình Phân loại rác tại nguồn và Khánh thành Cơ sở thu hồi Vật liệu (MRF) tại Quy Nhơn
Khởi động Chương trình Phân loại rác tại nguồn và Khánh thành Cơ sở thu hồi Vật liệu (MRF) tại Quy Nhơn

UBND thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định và Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) đã chính thức khởi động Chương trình Phân loại rác tại nguồn và khánh thành Cơ sở thu hồi Vật liệu (MRF).

Mong muốn Việt Nam tiếp tục có nhiều đóng góp hiệu quả vào hoạt động gìn giữ hòa bình thế giới
Mong muốn Việt Nam tiếp tục có nhiều đóng góp hiệu quả vào hoạt động gìn giữ hòa bình thế giới

Phó Tổng Thư ký LHQ Jean-Pierre Lacroix tin tưởng, Việt Nam tiếp tục có những đóng góp hiệu quả vào hoạt động gìn giữ hòa bình thế giới, qua đó khẳng định nghĩa vụ và trách nhiệm với hòa bình và an ninh quốc tế, đồng thời tăng cường mối quan hệ tin cậy, hợp tác với LHQ cũng như các đối tác.

Đà Nẵng công bố kế hoạch chuẩn bị đường hoa và điện chiếu sáng dịp Tết Ất Tỵ năm 2025
Đà Nẵng công bố kế hoạch chuẩn bị đường hoa và điện chiếu sáng dịp Tết Ất Tỵ năm 2025

UBND TP. Đà Nẵng vừa công bố kế hoạch đầu tư hơn 18,6 tỷ đồng cho dự án trang trí hoa và điện chiếu sáng nhằm tạo ra những điểm tham quan hấp dẫn cho người dân và khách thập phương trong dịp Tết Ất Tỵ năm 2025.

VN-Index hôm nay: Nhà đầu tư nên lưu ý tới các rủi ro tiềm ẩn
VN-Index hôm nay: Nhà đầu tư nên lưu ý tới các rủi ro tiềm ẩn

Hôm nay, ngày 23/9, thị trường cần thêm thời gian để cân bằng lại trước khi hướng tới vùng điểm 1.290 điểm, tương đương mốc 0,5 của thang đo Fibonacci mở rộng.

Tháng 10 và 11, miền Trung sẽ đón đỉnh điểm của mùa mưa bão
Tháng 10 và 11, miền Trung sẽ đón đỉnh điểm của mùa mưa bão

Từ nay đến cuối năm 2024, La Nina xuất hiện khiến tình hình thời tiết diễn biến phức tạp trên cả nước. Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn quốc gia nhận định, đỉnh điểm mùa mưa bão năm nay ở miền Trung có thể xuất hiện trong tháng 10 và tháng 11, không loại trừ nguy cơ bão chồng bão, lũ chồng lũ như từng xảy ra trong mùa mưa bão lịch sử năm 2020.