Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ trong Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi)

Theo Thường trực Ủy ban Kinh tế, Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) sau khi được thông qua sẽ song song tồn tại với nhiều luật khác. Do đó, Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị Cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát kỹ, đối chiếu với các luật liên quan nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Rà soát, làm rõ một số nội dung

Trên cơ sở Tờ trình số 307/TTr-CP ngày 26/8/2021 của Chính phủ, dự thảo Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi), các tài liệu kèm theo, ý kiến góp ý của một số tổ chức, ý kiến phối hợp thẩm tra của các cơ quan của Quốc hội và ý kiến phát biểu của các đại biểu tham dự phiên họp, Thường trực Ủy ban Kinh tế mới có báo cáo gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Theo đó, Thường trực Ủy ban Kinh tế tán thành với sự cần thiết sửa đổi Luật Kinh doanh bảo hiểm như các lý do đã nêu trong Tờ trình của Chính phủ nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng; khắc phục những hạn chế, bất cập sau hơn 20 năm thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 20005, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật và tương thích với các cam kết quốc tế của Việt Nam liên quan đến lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm; phát triển thị trường bảo hiểm an toàn, minh bạch, bền vững, hiệu quả, tiệm cận với các thông lệ quốc tế, nâng cao khả năng cạnh tranh và cùng với thị trường tiền tệ - tín dụng và thị trường chứng khoán trở thành các kênh dẫn vốn quan trọng cho nền kinh tế.

Tuy nhiên, Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) sau khi được thông qua sẽ song song tồn tại với nhiều luật khác có các quy định về loại hình bảo hiểm trách nhiệm bắt buộc; đăng ký doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh; thẩm quyền phê duyệt các chức danh lãnh đạo; mô hình tổ chức; trình tự, thủ tục đầu tư; thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm; trách nhiệm của chủ sở hữu, thành viên góp vốn, Hội đồng quản trị, Ban  kiểm soát. Do đó, Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị Cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát kỹ, đối chiếu với các luật liên quan nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị Cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu bổ sung cụ thể hơn các quy định về cơ sở dữ liệu, thông tin thị trường bảo hiểm để tạo cơ sở pháp lý cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm thương mại, trong đó giao Bộ Tài chính có trách nhiệm triển khai đầu tư ứng dụng công  nghệ thông tin để xây dựng và quản lý toàn diện hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm thương mại và thông tin thị trường bảo hiểm bảo đảm đồng bộ, liên  thông kết nối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm thương mại và liên thông chia sẻ thông tin với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia, thông tin của các cấp, các ngành, các lĩnh vực khác trong toàn quốc.

Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị Cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát kỹ, đối chiếu với các luật liên quan nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luậ
Thường trực Ủy ban Kinh tế, Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) phải bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật (Ảnh minh họa)

Thường trực Ủy ban Kinh tế nhận thấy, dự thảo Luật có quy định nguyên tắc cung cấp và sử dụng dịch vụ bảo hiểm, tuy nhiên chưa đề cập đến nguyên tắc cung cấp dịch vụ qua biên giới, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài của các doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH), doanh nghiệp tái bảo hiểm (DNTBH) từ Việt Nam... Do đó, đề nghị cân nhắc bổ sung nguyên tắc về cung cấp dịch vụ bảo hiểm ra nước ngoài để tạo căn cứ pháp lý chặt chẽ hơn cho các doanh nghiệp cung cấp  dịch vụ trong lãnh thổ Việt Nam và ra ngoài lãnh thổ Việt Nam, mở rộng thị  trường, khai thác được các cam kết quốc tế.

Đa số ý kiến của Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị làm rõ quy định về bảo hiểm bắt buộc và bắt buộc phải mua bảo hiểm. Hiện nay, có 2 loại bảo hiểm bắt buộc: Bắt buộc phải mua bảo hiểm, quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm do Chính phủ ban hành; Bắt buộc hoặc phải mua bảo hiểm nhưng không có quy định, quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm do Chính phủ ban hành. Quy định tại Điều 9 của dự thảo Luật áp dụng với bảo hiểm bắt buộc nhằm mục đích bảo vệ lợi ích công cộng, môi trường và an toàn xã hội (do Quốc hội quy định), Chính phủ ban hành quy tắc, điều khoản, biểu phí.

Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị Cơ quan soạn thảo thuyết minh rõ phạm vi bảo hiểm của từng sản phẩm bảo hiểm bắt buộc, việc đáp ứng tiêu chí về bảo hiểm bắt buộc, có thể đề xuất sửa đổi, bổ sung nội dung, tên gọi của sản phẩm bảo hiểm để phù hợp với thực tế, định hướng phát triển thị trường bảo hiểm. Ngoài ra, cơ quan này cũng đề nghị làm rõ thẩm quyền trong việc giao “Chính phủ quy định” tại khoản 1 và “Quốc hội quy định” tại điểm d khoản 2 Điều 9.

Rà soát quy định về hợp đồng bảo hiểm

Theo báo cáo, đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban Kinh tế tán thành với các quy định về hợp đồng bảo hiểm và cho rằng hợp đồng bảo hiểm là chế định quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm. Tuy nhiên, một số ý kiến đề nghị cần rà soát và làm rõ các quy định tại Chương này để bảo đảm nhất quán giữa các quy định trong chính dự thảo Luật, vừa phù hợp với nguyên tắc chung về hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự, vừa bảo đảm tính đặc thù của hoạt động bảo hiểm trong việc bảo vệ quyền và lợi ích các bên.

Thường trực Ủy ban Kinh tế cũng cơ bản tán thành với các quy định tại dự thảo Luật, theo đó luật hoá các điều kiện kinh doanh, cấp phép thành lập và hoạt động; hồ sơ thủ tục do Chính phủ hướng dẫn; cơ quan thực hiện cấp phép thành lập và hoạt động kinh doanh bảo hiểm là Bộ Tài chính. Tuy nhiên, đề nghị Cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát các quy định liên quan đến chủ thể kinh doanh (như: điều kiện kinh doanh, trình tự thành lập, quản trị doanh nghiệp, tổ chức kiểm soát và kiểm toán nội bộ, các chức danh quan trọng của DNBH…) bảo đảm công khai, minh bạch, rõ ràng, thuận lợi, không tạo gánh nặng về tài chính và hành chính cho doanh nghiệp; tránh sự can thiệp quá sâu của cơ quan quản lý nhà nước vào quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp, bảo vệ bí mật kinh doanh của doanh nghiệp, để phù hợp với Luật Doanh nghiệp năm 2020.

Ngoài ra, cơ quan này cũng đề nghị rà soát kỹ nội dung quy định về những thay đổi phải được chấp thuận hoặc phải thông báo để giảm thiểu các thủ tục hành chính không cần thiết cho doanh nghiệp và phù hợp, thống nhất với quy định của pháp luật có liên quan, đặc biệt làm rõ vai trò, trách nhiệm của Bộ Tài chính trong việc nhận các thông báo của DNBH, DNTBH theo yêu cầu quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 76 của dự thảo Luật.

Về quy định đối với Bảo hiểm vi mô, Thường trực Ủy ban Kinh tế cho rằng, để bảo đảm tính khả thi của Luật, đề nghị Cơ quan soạn thảo tổng kết, đánh giá đầy đủ về tính hiệu quả của việc thí điểm thực hiện hoạt động bảo hiểm vi mô trong thời gian qua; phân tích, đánh giá kỹ tác động kinh tế - xã hội, chi phí, lợi ích của loại bảo hiểm này; bổ sung đầy đủ các quy định về bảo hiểm vi mô như tổ chức và điều kiện triển khai bảo hiểm vi mô, sản phẩm bảo hiểm vi mô, hợp đồng bảo hiểm vi mô, quản trị rủi ro, nguồn vốn và hoạt động thu-chi từ hoạt động bảo hiểm vi mô...; phân tích rõ sự khác biệt giữa loại hình bảo hiểm này so với bảo hiểm thông thường.

Đồng thời, Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị đánh giá việc trong 16 năm qua chưa có tổ chức bảo hiểm tương hỗ nào được thành lập theo quy định tại Nghị định số 18/2005/NĐ-CP ngày 24/2/2005 của Chính phủ. Trường hợp tổ chức chuyên cung cấp sản phẩm bảo hiểm vi mô là một tổ chức bảo hiểm tương hỗ thì cần bổ sung quy định tại dự thảo Luật về mô hình hoạt động của tổ chức bảo hiểm tương hỗ như với các hình thức DNBH khác (có đầy đủ điều kiện, thủ tục cấp phép thành lập, kiểm soát về tài chính, khả năng thanh toán, phá sản, giải thể…).

Nâng cao hiệu lực của quản lý nhà nước

Thường trực Ủy ban Kinh tế nhất trí với việc bổ sung quy định về thẩm quyền của cơ quan quản lý nhà nước và các biện pháp áp dụng khi DNBH, DNTBH không đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn tại dự thảo Luật, thay cho việc quản lý nhà nước đang thực hiện trên cơ sở tuân thủ, phê chuẩn trước khi thực hiện, chỉ can thiệp sau khi có sự việc xảy ra. Việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước sẽ góp phần bảo đảm sự an toàn và ổn định của thị trường bảo hiểm, qua đó tạo môi trường thuận lợi cho phát triển bảo hiểm.

Đối với quy định về quyền yêu cầu cung cấp thông tin của Bộ Tài chính trong thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về hoạt động kinh doanh bảo hiểm, Thường trực Ủy ban Kinh tế cho rằng, đây là nội dung quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các doanh nghiệp nhưng nội dung quy định còn chưa chặt chẽ, quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 153 không giới hạn phạm vi, các trường hợp cụ thể phải cung cấp thông tin.

Bên cạnh đó, đối với thông tin về tài khoản của doanh nghiệp, tại khoản 3 Điều 153 quy định dẫn chiếu đến pháp luật về ngân hàng, trong khi việc cung cấp thông tin về tài khoản hiện đang được áp dụng đối với các trường hợp rất cụ thể như trong quản lý thuế, cưỡng chế xử lý vi phạm hành chính, do đó, cần làm rõ nội dung này, trường hợp cần thiết dự thảo Luật cần giao trách nhiệm quy định chi tiết nội dung này.

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, một trong những vấn đề tồn tại của thị trường bảo hiểm hiện nay là sự cạnh tranh gay gắt giữa các DNBH, chi nhánh của DNBH... Biện pháp cạnh tranh là hạ phí bảo hiểm gây ra thua lỗ, ảnh hưởng  nghiêm trọng đến khả năng thanh toán của DNBH. Tuy nhiên, dự thảo Luật chưa có quy định rõ ràng để khắc phục tồn tại này. Do đó, Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị Cơ quan soạn thảo rà soát, nghiên cứu đề xuất bổ sung quy định, có các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn thị trường, phòng ngừa rủi ro, bảo vệ  quyền lợi của doanh nghiệp và khách hàng.

Việc yêu cầu DNBH phải đăng ký sản phẩm bảo hiểm trước khi triển khai sản phẩm, theo Thương trực Ủy ban Kinh tế, có thể làm lộ bí mật kinh doanh, giảm sức sáng tạo và khả năng cạnh tranh của DNBH. Do đó, để vừa bảo vệ được quyền lợi của khách hàng, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi, chủ động trong kinh doanh của DNBH, Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị nghiên cứu ban hành các tiêu chí về phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm làm cơ sở cho các DNBH chủ động xây dựng, thiết kết sản phẩm. Bộ Tài chính có thể tiến hành việc thanh tra, kiểm tra khi DNBH có dấu hiệu vi phạm quy định.

Về điều khoản chuyển tiếp (Điều 155), Thường trực Ủy ban Kinh tế nhận thấy, bản chất của Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm là trích một tỉ lệ nhất định từ phí bảo hiểm để đóng quỹ, dùng cho những trường hợp DNBH không thể chi trả được do phá sản hoặc mất khả năng thanh toán, góp phần bảo vệ người tham gia bảo hiểm. Tuy nhiên, Cơ quan soạn thảo cần làm rõ hơn lý do quy định không tiếp tục trích quỹ sau khi Luật sửa đổi này có hiệu lực; việc quản lý, sử dụng số dư của quỹ, quyền lợi của các chủ thể hợp đồng theo quy định của Luật hiện hành (trích quỹ) và chủ thể hợp đồng theo dự thảo Luật (không trích quỹ).

Về hiệu lực thi hành, Dự thảo Luật quy định thời điểm có hiệu lực thi hành của Luật Kinh doanh bảo hiểm sẽ từ ngày 01/7/2023, nghĩa là khoảng 1 năm sau khi Luật được Quốc hội thông qua, trong khi các dự thảo Nghị định hướng dẫn đã được soạn thảo đầy đủ và trình Quốc hội kèm theo hồ sơ dự án Luật. Thường trực Ủy ban Kinh tế cho rằng, thời gian có hiệu lực như quy định của dự thảo Luật là quá chậm, các luật khác thường chỉ sau khoảng 06 tháng kể từ thời điểm Quốc hội thông qua, trừ các dự án Luật có tính phức tạp.

Hưng Khánh

Bài liên quan

Tin mới

Hà Nội: Công an huyện Phú Xuyên hướng về đồng bào bị thiệt hại bởi bão lũ
Hà Nội: Công an huyện Phú Xuyên hướng về đồng bào bị thiệt hại bởi bão lũ

Nhằm thể hiện tình cảm và trách nhiệm của lực lượng Công an huyện, góp phần chung tay chia sẻ, ủng hộ Nhân dân các vùng bị ảnh hưởng do bão, lũ, mới đây, Công an huyện Phú Xuyên (Hà Nội) tổ chức Lễ phát động toàn đơn vị ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3...

Tăng cường hợp tác phòng chống ma túy và tội phạm
Tăng cường hợp tác phòng chống ma túy và tội phạm

Ngày 18/9, tại Hà Nội, Cục phòng chống ma túy và tội phạm, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng phối hợp Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Bộ Công an và Cục chống ma túy, Tổng cục Công an quốc gia, Bộ Nội vụ Vương quốc Campuchia tổ chức Hội nghị giao ban ba bên lần thứ 4.

Góp quỹ dễ dàng, sao kê rõ ràng qua tính năng Quỹ nhóm của HDBank
Góp quỹ dễ dàng, sao kê rõ ràng qua tính năng Quỹ nhóm của HDBank

Tập hợp những tiện ích tối ưu như góp và rút quỹ, lịch sử thu chi, thông báo khi có biến động số dư, mời và xóa thành viên tham gia tiện lợi, tính năng Quỹ nhóm của App HDBank là lựa chọn của nhiều khách hàng khi mở quỹ nhóm.

Thị trường chứng khoán 18/9: Cổ phiếu chứng khoán hút dòng tiền
Thị trường chứng khoán 18/9: Cổ phiếu chứng khoán hút dòng tiền

Quan sát diễn biến thị trường chứng khoán ngày 18/9, không còn đà tăng mạnh nhưng thị trường chứng khoán đã phục hồi phiên thứ 2 liên tục và thanh khoản tiếp tục cải thiện. Trong đó, dòng tiền đổ mạnh vào nhóm cổ phiếu chứng khoán - “hoa tiêu” thị trường - khiến nhóm này tăng mạnh.

Quảng Ninh đề nghị các ngân hàng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị thiệt hại do bão số 3
Quảng Ninh đề nghị các ngân hàng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị thiệt hại do bão số 3

Nhằm kịp thời hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh khắc phục thiệt hại sau bão, ngày 18/9, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh có văn bản gửi chủ tịch các ngân hàng đề nghị tháo gỡ khó khăn cho khách hàng đang vay vốn chịu ảnh hưởng do cơn bão số 3.

Bảo hiểm PTI ghi nhận tổng số vụ tổn thất sau bão lũ Yagi là hơn 800 vụ
Bảo hiểm PTI ghi nhận tổng số vụ tổn thất sau bão lũ Yagi là hơn 800 vụ

Tổng công ty CP Bảo hiểm bưu điện (PTI) cho biết, tính đến ngày 18/9/2024, đơn vị đã ghi nhận 284 vụ tổn thất về tài sản kỹ thuật, hàng hải và 517 vụ tổn thất về xe cơ giới, ước tính số tiền bồi thường trên 200 tỷ đồng...