Bảo đảm nước sạch cho người dân tại đô thị: Còn nhiều vấn đề cần giải quyết
Ngày 15/12/2023, Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề: "Thực trạng quản lý chất lượng nước sinh hoạt tại đô thị hiện nay".
Chủ trì: Nhà báo Khánh Toàn – Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Cuộc sống
Khách mời tham dự buổi tọa đàm:
PGS.TS Bùi Thị An - Nguyên Đại biểu Quốc hội khóa XIII, Viện trưởng Viện Tài nguyên Môi trường và Phát triển cộng đồng;
PGS. TS Phạm Ngọc Châu - Nguyên Chủ nhiệm khoa Vệ sinh Quân đội, Học viện quân y;
Ông Nguyễn Văn Vẻ - Phó Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam;
Ths. Nguyễn Thu Phương - Chuyên viên Cục Quản lý Tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp.
Buổi tọa đàm còn có mặt của các PV, BTV Tạp chí Môi trường và Cuộc sống và các PV của các báo đài đến dự và đưa tin về tọa đàm.
Tọa đàm được tường thuật trực tiếp trên Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống – Moitruong.net.vn và tại fanpage của Tạp chí Môi trường và Cuộc sống – Moitruong.net.vn trên mạng xã hội Facebook (...)
Phát biểu khai mạc Tọa đàm, Nhà báo Khánh Toàn – Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Cuộc sống chia sẻ, thực tế, hiện nay tại một số khu vực đô thị vẫn bị thiếu nước sạch hoặc chất lượng nước chưa đảm tiêu chuẩn theo quy định, do đó đã ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ cũng như cuộc sống của người dân. Các đô thị đã được quy hoạch rất cụ thể và rõ ràng từ cơ sở hạ tầng cho đến mạng lưới cấp, thoát, nhưng thời gian qua vẫn có tình trạng một số khu đô thị bị thiếu nước sạch, hoặc chất lượng nước không đảm bảo vẫn cung cấp cho người dân sử dụng.
Chất lượng nước của một số trạm cấp nước quy mô nhỏ tại khu đô thị mới, khu chung cư hay tại giếng khoan khai thác quy mô nhỏ lẻ còn hạn chế, chưa đạt yêu cầu quy định như: chỉ số clo dư thấp, ô nhiễm asen, amôni, chỉ tiêu vi sinh và một số chỉ tiêu khác. Mạng lưới đường ống cấp nước đô thị trải qua nhiều giai đoạn đầu tư đã cũ, rò rỉ, gây tỷ lệ thất thoát nước cao, thậm chí có thể có sự xâm nhập của chất thải. Hay công tác kiểm định giám sát chất lượng nước sạch chưa thực hiện nghiêm.
Vì vậy, việc bảo đảm nguồn nước sạch cho người dân tại các đô thị đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết. Trên cơ sở đó, hôm nay, Tạp chí Môi trường và Cuộc sống tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Thực trạng quản lý chất lượng nước sinh hoạt tại đô thị hiện nay” nhằm trao đổi, ghi nhận ý kiến của các chuyên gia, nhà quản lý về thực trạng quản lý chất lượng nước sinh hoạt trong các khu đô thị, chất lượng nguồn nước và những hệ lụy do thiếu nước sinh hoạt ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và môi trường. Ban biên tập rất mong muốn nhận được ý kiến đóng góp từ quý độc giả, cùng các câu hỏi gửi về giao lưu cùng các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý về vấn đề chất lượng nước sinh hoạt tại các đô thị hiện nay, ông Toàn cho biết thêm
Thực trạng khai thác nguồn nước sử dụng cho sinh hoạt ở Việt Nam hiện nay
Việt Nam được đánh giá là quốc gia có nguồn tài nguyên nước dồi dào nhưng thực tế nhiều vùng, miền, đặc biệt là khu vực đô thị vẫn phải đối mặt với tình trạng khan hiếm nước, thiếu nước sạch. Quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, biến đổi khí hậu, ô nhiễm nước mặt, nước ngầm... làm nảy sinh những vấn đề cấp thiết trong bảo vệ tài nguyên nước, bảo đảm nhu cầu chính đáng được sử dụng nguồn nước sạch của người dân.
ThS. Nguyễn Thu Phương –Chuyên viên Cục Tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường
Đánh giá về thực trạng khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên nước cho các địa phương, lưu vực sông phục vụ sinh hoạt hiện nay ThS. Nguyễn Thu Phương cho hay:Nước ta thực tế có khoảng 840 tỷ m3/năm. Tuy nhiên, nhu cầu về sử dụng phân bổ không đồng đều giữa các vùng, nguồn nước mà có thể khai thác được cũng không thể đồng đều giữa các vùng cũng như là các mùa.
Theo thống kê, có nhiều thành phố, đô thị lớn chủ yếu khai thác nguồn nước dưới đất như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Mỹ Tho (Tiền Giang), Vũng Tàu, Buôn Mê Thuột,… Nguồn nước dưới đất được khai thác để cấp nước cho nhiều mục đích khác nhau, trong đó chủ yếu cấp nước sinh hoạt (đô thị, nông thôn), sản xuất, ngoài ra còn khai thác để phục vụ cho một số mục đích khác (tưới cà phê, cây công nghiệp ở Tây Nguyên; nuôi trồng thủy sản, nuôi tôm trên cát ở ven biển miền Trung, bán đảo Cà Mau,…)
Để quản lý tốt tài nguyên nước, Luật Tài nguyên nước 2023 mới đây đã được Quốc hội thông qua đã quy định một trong những công cụ cốt lõi, quan trọng trong việc quản lý, sử dụng, bảo vệ các nguồn nước hiệu quả, bảo đảm an ninh nguồn nước, đó là “nguyên tắc điều hòa, phân phối tài nguyên nước”.
Ông Nguyễn Văn Vẻ - Phó Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam
Trao đổi về việc nguồn nước sinh hoạt cấp cho các đô thị hiện nay được lấy từ những nguồn nào, ông Nguyễn Văn Vẻ cho hay: Nước sinh hoạt cấp cho các đô thị hiện nay chủ yếu từ nguốn nước mặt và nước ngầm. Theo số liệu thống kê của Uỷ ban Khoa học – Công nghệ và Môi trường Quốc hội, đến tháng 6/2023, cả nước có khoảng 4.500 hệ thống công trình cho cả đô thị và nông thôn với công suất đến khoảng 11 triệu m3, đang khai thác hằng ngày khoảng 8,3 triệu m3, tập trung chủ yếu là khai thác nguồn nước mặt là 87% và nước ngầm là 13%.
Tính đến tháng 6/2022, tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc đạt 41%, với 883 đô thị. Trong đó giai đoạn 2011-2020 về cấp nước đô thị cơ bản hoành thành những mục tiêu, định hướng phát triển được đề ra, năm 2020, tổng công suất các nhà máy nước khoảng 10,9tr m3/ngày, tỷ lệ cấp nước đô thị đạt trên 89%; Đến năm 2022 đã tăng tổng công suất các nhà máy nước lên khoảng 12,6 triệu m3/ngày, tỷ lệ dân cư đô thị được cung cấp nước sạch tăng lên 95%, ông Vẻ cho biết thêm.
PGS. TS Phạm Ngọc Châu, nguyên Chủ nhiệm khoa Vệ sinh Quân đội, Học viện quân y
Nói về tiêu chuẩn của Bộ Y tế đối với nguồn nước sinh hoạt hiện nay, PGS.TS Ngọc Châu cho hay: Câu chuyện cấp nước và chất lượng nước là câu chuyện muôn thuở, phía Bộ Y tế được giao xây dựng, ban hành tiêu chuẩn nước ăn uống và nước sinh hoạt, giám sát các tiêu chuẩn đó.
Theo đó, gần nhất Bộ Y tế có ban hành hai bộ tiêu chuẩn là QCVN01 là tiêu chuẩn nước ăn uống và QCVN02 là tiêu chuẩn nước sinh hoạt cho nông thôn, thế nhưng tiêu chuẩn nước ăn uống vẫn phải tuân theo QCVN01. Khi xây dựng QCVN01 chúng ta tham khảo nhiều dữ liệu của các quốc gia phát triển nên tiêu chuẩn tương đối tốt và bảo đảm, tuy nhiên công nghệ sản xuất nước của chúng ta thì chưa tiên tiến như các quốc gia khác.
Với bối cảnh hiện nay, Bộ Y tế đã có một giải pháp đó là QCVN01 và QCVN02 được xem là một tiêu chí phấn đấu và xây dựng chất lượng theo đó, tuy nhiên tùy theo kinh tế - xã hội của địa phương, CDC của các tỉnh sẽ lập và ban hành tiêu chuẩn nước của địa phương mình theo tiêu chuẩn của QCVN01 và QCVN02.
Đối với việc cấp nước cho đô thị, thì phải nói đến QCVN01, để giám sát thường xuyên thì sẽ chọn những chỉ tiêu trọng điểm trong QCVN01. Tuy nhiên để quản lý chất lượng nguồn nước theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế thì vẫn còn gặp nhiều khó khăn và còn nhiều vấn đề đang bị bỏ ngỏ, PGS.TS Ngọc Châu cho biết thêm
PGS.TS Bùi Thị An - Nguyên Đại biểu Quốc hội khóa XIII, Viện trưởng Viện Tài nguyên Môi trường và Phát triển cộng đồng
Nhiều khu vực tại đô thị đang phải đối mặt với nỗi lo về chất lượng nước sinh hoạt. Mặc dù đã có những quy chuẩn về chất lượng nước nhưng việc tuân thủ quy chuẩn này vẫn còn bỏ ngỏ. Đánh giá về vấn đề này, PGS.TS Bùi Thị An cho biết: Chúng ta cần đảm bảo nguồn nước đạt tiêu chuẩn cho người dân. Vấn đề an ninh quốc gia là cần đảm bảo nguồn nước cho người dân trong sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp..., đảm bảo chất lượng nguồn nước cho các khu vực cả thành thị và nông thôn.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nguồn nước sinh hoạt không đảm bảo: Công tác quản lý, khoa học công nghệ.
Có 2 nguồn khai thác nước là nước mặt và nước ngầm. Nguồn nước hiện nay đang bị ô nhiễm dẫn tới tình trạng nguồn nước đầu vào đang bị cạn kiệt.
Công tác quản lý, thể hiện ở việc phân cấp quản lý liên vùng, liên quốc gia; Đường ống bị hư hỏng; Dân số tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP HCM tăng quá nhanh. Do đó cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu tăng dân số cơ học. PGS. TS. Bùi Thị An cũng đặc biệt nhấn mạnh đến công tác quản lý: Quản lý công, quản lý dự án, quản lý thi công, quản lý công nghệ, quản lý đầu ra. Do đó chúng ta cần phân cấp triệt để, rõ ràng.
Luật sư Đặng Văn Cường- Trưởng VP luật sư Chính Pháp
Khi có tranh chấp về hợp đồng cung cấp dịch vụ nước sạch thì thủ tục và thẩm quyền giải quyết được quy định như thế nào?, Nói về vấn đề này, Luật sư Đặng Văn Cường- Trưởng VP luật sư Chính Pháp cho biết: Có thể thấy rằng nước sạch là vấn đề trăn trở của rất nhiều người trong đó có các đơn vị quản lý, quản trị và người dân. Công tác quản lý là đưa ra các tiêu chuẩn, qui chuẩn rồi là qui hoạch như thế nào thì vẫn hướng đến mục tiêu nước sạch.
Và nước sạch đó ai là người sử dụng, ai là người tiêu thụ. Đó là những người dân. Điều đáng tiếc là những vụ việc liên quan đến nước không đảm bảo chất lượng, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống đặc biệt là ảnh hưởng tới sức khoẻ người dân vẫn đã và đang diễn ra đặc biệt ở những vùng đô thị mới và các vùng đô thị. Và khi đang diễn ra như vậy thì nhìn nhận ở góc độ pháp lý thì đó là quan hệ dân sự kinh tế dù đó là doanh nghiệp nhà nước hay doanh nghiệp đã được xã hội hoá thì đều có hợp đồng cung cấp nước sạch. Và với hợp đồng đó thì quyền và nghĩa vụ của các bên đều thực hiện theo nội dung hợp đồng và các qui chuẩn, các văn bản khác có liên quan.
Nguyên nhân làm giảm chất lượng nguồn cung nước sạch cho các khu đô thị
Biến đổi khí hậu gây suy thoái các dòng chảy, nước dưới đất và xâm nhập mặn vào mùa khô; kết hợp với tốc độ đô thị hóa, phát triển kinh tế - xã hội, nước thải sinh hoạt, sản xuất (chỉ 15% nước thải đô thị được thu gom xử lý) đang gây ô nhiễm nguồn nước mặt và nước dưới đất đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các trạm cấp nước.
Chia sẻ về công tác quản lý, bảo vệ chất lượng nguồn nước sinh hoạt thời gian qua thực hiện như thế nào và Luật tài nguyên nước vừa được Quốc hội thông qua ngày 27/11/2023 có gì mới, ThS. Nguyễn Thu Phương cho biết: Luật Tài nguyên nước 2012 đã quy định rõ về quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh và quy hoạch tài nguyên nước của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đánh giá số lượng, chất lượng của nguồn nước, hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước; dự báo xu thế biến động dòng chảy, mực nước của các tầng chứa nước, nhu cầu sử dụng nước. Quy định rõ trách nhiệm cá nhân, tổ chức phải bảo vệ tài nguyên nước.
Chính quyền địa phương các cấp có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên nước tại địa phương. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thường xuyên bảo vệ nguồn nước do mình khai thác, sử dụng, đồng thời có quyền giám sát những hành vi, hiện tượng gây ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước của tổ chức, cá nhân khác. Trên cơ sở đó Bộ TN&MT đã ban hành Thông tư số 24/2016/TT-BTNMT quy định việc xác định và công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt. Trong đó nêu rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình về bảo vệ nguồn nước do mình trực tiếp khai thác, sử dụng; theo dõi, giám sát các hoạt động trong vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của công trình.
Kế thừa Luật Tài nguyên nước năm 2012, Luật Tài nguyên nước 2023 vừa được Quốc hội thông qua ngày 27/11/2023 có nhiều điểm mới, Luật Tài nguyên nước 2023 đã quy định rõ trách nhiệm của các Bộ, Ngành. Luật Tài nguyên nước 2023 đã bổ sung quy định giao cho Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, các bộ, cơ quan ngang bộ, địa phương xây dựng danh mục công trình cấp nước sinh hoạt đặc biệt quan trọng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Bộ Công an có trách nhiệm xây dựng, tổ chức thực hiện phương án bảo vệ công trình cấp nước sinh hoạt đặc biệt quan trọng, TS. Phương cho biết thêm
Trong bối cảnh một số khu đô thị do dự án cung cấp nước sinh hoạt chậm tiến độ dẫn đến việc phải cho phép nhà đầu tư triển khai xây dựng trạm cấp nước cục bộ, nguồn nước chủ yếu lấy từ nước ngầm. Việc khai thác nước dưới đất với số lượng lớn và mật độ cao tiềm ẩn nguy cơ gì? Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Vẻ cho biết:Trữ lượng các mỏ nước ngầm đều có giới hạn và việc khai thác phải phù hợp với khả năng phục hồi, bổ cập nguồn nước ngầm. Nếu khai thác quá mức với số lượng lớn và mật độ cao tiềm ẩn nguy cơ sụt lún đất, lở đất, suy giảm và cạn kiệt nước ngầm, đặc biệt giảm chất lượng nước ngầm và ô nhiễm nguồn nước ngầm; gây mất an ninh nguồn nước.
Nói về những nguyên nhân nào khiến chất lượng nguồn nước tại một số đô thị ở nước ta kém chất lượng và hệ lụy của nó là PGS Ngọc Châu cho hay: Đa số các hợp đồng cung cấp nước tại các đô thị đều không có danh mục tiêu chuẩn về chất lượng nước. Cùng với đó hệ thống phân phối nước có vai trò thế nào trong vấn đề chất lượng nước chưa rõ ràng. Hệ lụy của vấn đề nguyên nước vô cùng lớn, có những vấn đề tác động trực tiếp, một là vấn đề về cảm quan khi gặp sự cố về hệ thống phân phối nước sẽ có cặn lắng, bùn đất có thể ảnh hưởng đến vấn đề ăn uống, sinh hoạt của người dân. Vấn đề thứ hai là nguy cơ ô nhiễm các vi sinh vật vào trong hệ thuống nguồn nước sinh hoạt sẽ có những hệ lụy vô cùng nghiêm trọng, ví dụ như có thể gây ra dịch tả, tiêu chảy, ...
Nguồn nước cung cấp cho đô thị và đặc biệt là Hà Nội rất nan giải, theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế nguồn nước cung cấp phải hợp vệ sinh là đảm bảo chất lượng và số lượng. Hiện nay giám sát chất lượng nước đã có các cơ quan chuyên ngành giám sát các chất lượng nguồn nước, tuy nhiên về thực tế, chúng ta nên có hệ thống cảnh báo thường xuyên chứ không phải có vấn đề mới đem mẫu nước đi xét nghiệm. Bên cạnh đó, chỉ số chất lượng nước nên được công khai minh bạch để bên cung cấp nước có thể có những phương pháp nghiên cứu và thay đổi chất lượng nước.
Liên quan đến vấn đề quy hoạch của Hà Nội ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người dân, PGS. TS Bùi Thị An cho biết: Việc quy hoạch không sát gây ra nhiều hệ lụy. Mọi người dân có quyền lựa chọn nơi sinh sống và làm việc, nên việc người dân đổ về Hà Nội là điều dễ hiểu bởi điều kiện công việc có nhiều thuận lợi hơn, trình độ dân trí cao hơn. Tuy nhiên, khi dân số cơ học của Hà Nội tăng nhanh, năm sau cao hơn năm trước mà cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng đủ nhu cầu đó. Thực trạng này đã, đang và còn tồn tại một thời gian nhất định. Điều này được thể giện ở việc thiếu hạ tầng nhà ở, hạ tầng cho giáo dục, hạ tầng sinh hoạt đang còn nhiều hạn chế.
Nếu chúng ta quan tâm đúng mức tới vấn đề quy hoạch, đặc biệt là quy hoạch xây dựng, quy hoạch các công trình cấp nước sẽ hạn chế được một số vấn đề như thiếu nước như thời gian vừa qua. Bên cạnh đó, khi đã có đề án quy hoạch nhưng không thực hiện triệt để, việc tổ chức thực hiện chưa tốt; chưa tháo gỡ được những khó khăn của các doanh nghiệp cung cấp nước, nhà máy nước. Vì vậy, vấn đề quy hoạch cần đi trước một bước và mang tính dài hạn.
Chia sẻ về trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc đảm bảo nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân được pháp luật Việt Nam qui định như thế nào, Luật sư Đặng Văn Cường cho biết: Theo quy định của luật pháp, nếu như ở địa phương, địa bàn nào để mất nước, nước sinh hoạt không đảm bảo chất lượng ảnh hưởng đến người dân thì trách nhiệm pháp lý sẽ được đặt ra.
Nhìn nhận về góc độ pháp lý, mỗi một cơ quan quản lý nhà nước, quản lý cá nhân đều có những trách nhiệm riêng, nếu trong trường hợp để xảy ra mất nước hoặc nước không đảm bảo chất lượng thì phải xem xét theo góc độ trách nhiệm thuộc về ai.
Về nguyên tắc chung, cứ có hành vi vi phạm pháp luật thì phải có trách nhiệm pháp lý, hậu quả đến đâu thì phải chịu trách nhiệm đến đó.
Cơ quan quản lý nhà nước sau khi Luật tài nguyên nước (sửa đổi) có hiệu lực thì các văn bản dưới luật như Nghị định, Thông tư, ... sẽ được ban hành, sửa đổi để quy định chung của luật sẽ được triển khai, thực hiện.
Các cơ quan quản lý từ UBND cấp tỉnh, cấp huyện, các Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường và các đơn bị Bộ, Ban ngành phụ thuộc vào chức năng của mình cũng cần có những chi tiết, phải phân cấp phân quyền và quy trách nhiệm của người đứng đầu.
Giải pháp nào để nước sinh hoạt cho các khu đô thị đảm bảo chất lượng?
Trao đổi về quy định cụ thể, định hướng, giải pháp của Bộ Tài nguyên và Môi trường để quản lý và sử dụng nguồn nước ngầm bền vững, Ths. Phương cho hay: Đối với việc quản lý tài nguyên nước dưới đất Luật Tài nguyên nước năm 1998 đã quy định rõ ràng. Luật Tài nguyên nước năm 2012 đã quy định rõ về việc giám sát công trình nước dưới đất.
Bộ TN&MT đã ban hành nhiều Thông tư như Thông tư 72, Thông tư 75, cũng như trình Chính Phủ ban hành Nghị định 167/2018/NĐ-CP quy định việc hạn chế khai thác nước dưới đất.
Trong quá trình triển khai thực hiện chính sách pháp luật về tài nguyên nước, các địa phương đã có thay đổi tích cực về việc khai thác nguồn nước dưới đất.
Luật Tài nguyên nước 2023 đã bổ sung nhiều chính sách quy định chặt chẽ hơn để bảo vệ nguồn nước dưới đất, cụ thể có quy định về lập danh mục nguồn nước dưới đất để quản lý và quy định về việc cấp phép khai thác tài nguyên nước bao gồm cả tài nguyên nước dưới đất và quản lý điều hòa phân phối theo hạn ngạch trên cơ sở các công cụ hỗ trợ công cụ ra quyết định, quy định về khai thác nước dưới đất bảo vệ nước dưới đất bổ sung nhân tạo nước dưới đất có quy định về trách nhiệm của UBND cấp tỉnh phải lập và tổ chức thực hiện kế hoạch bảo vệ nước dưới đất, kế hoạch bảo vệ nước dưới đất này được xây dựng sẽ là căn cứ để thực hiện hoặc khoanh định để đưa ra vùng cấm, hạn chế khai thác nước dưới đất, xây dựng phương án khai thác nước dưới đất xác định cần bổ sung nhân tạo nước dưới đất các giải pháp bảo vệ nguồn nước dưới đất để phù hợp với thực tế nguồn nước tình hình khai thác sử dụng nguồn nước dưới đất tại các địa phương và gắn với thực tế để tránh lãng phí nguồn lực.
Cách đây 6 năm, một thống kê cho thấy, để đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch của Việt Nam tăng lên khoảng 10 triệu m3/ngày, Việt Nam cần tới 10,2 tỷ USD đầu tư cho các công trình cấp thoát nước mới, cải tạo và xử lý nước. Gữa thời điểm nguồn vốn ODA bị cắt giảm thì việc huy động nguồn lực tư nhân vào các dự án nước sạch được coi là phương án khả thi. Tuy nhiên, cho tới nay tư nhân dường như vẫn đang e ngại khi đầu tư vào lĩnh vực này, đánh giá về vấn đề này, PGS. TS Bùi Thị An cho biết: Trước hết có thể thấy, điều kiện của Việt Nam khác với các nước phát triển khác, chưa đủ nguồn lực trong mọi lĩnh vực, vì vậy chủ trương xã hội hóa là cần thiết. Công tác xã hội hóa cần thực hiện trong mọi lĩnh vực không chỉ nước sạch mà còn trong lĩnh vực giáo dục, y tế sức khỏe...
Do đó, việc xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực ngoài nhà nước để hỗ trợ rất cần thiết. Tuy nhiên, thời gian qua, các doanh nghiệp chưa mặn mà với việc tham gia vào lĩnh vực đầu tư nước sạch. Có thể nhận thấy, doanh nghiệp luôn mong muốn đầu tư phải sinh lời, mà đầu tư lĩnh vực nước sạch không có lãi nhiều.
Ví dụ, Hà Nội đã huy động được tương đối lượng nguồn lực xã hội vào lĩnh vực nước sạch. Để làm được điều này chúng ta cần hài hòa lợi ích các bên giữa doanh nghiệp – nhà nước – người dân. Ví dụ, chúng ta cần có cơ chế chính sách thuận lợi, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, để doanh nghiệp họ yên tâm tham gia, họ tham gia thấy có lãi, có thể phát triển được. Do vậy, chúng ta có thể có những hỗ trợ ưu tiên về thuê đất, thuế... PGS. TS Bùi Thị An nhấn mạnh đến nguyên tắc hài hòa lợi ích – nghĩa là người dân có nước sạch sử dụng, nhà nước có nguồn thu, doanh nghiệp tồn tại và phát triển được.
Còn đối với những khu vực vùng sâu, vùng xa cũng cần có nhiều giải pháp khác trong việc huy động nuồn lực xã hội đầu tư vào lĩnh vực nước sạch. Điều này tùy thuộc vào điện kiện đặc thù của từng vùng miền, khu vực, địa phương để áp dụng các biện pháp khác nhau trong huy động vốn.
Ví dụ hiện nay, Hà Nội thực hiện tìm hiểu nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp dân sinh, gỡ từng bước, chi tiết. Từ đó, doanh nghiệp đồng hành cùng chính quyền, chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp.
Để nâng cao chất lượng nước sinh hoạt tại cá đô thị thời gian tới, ông Nguyễn Văn Vẻ đề nghị: Trước tiên phải rà soát, bổ sung hoàn thiện hành lang pháp lý, cơ chế chính sách về cấp nước đô thi hiện nay để làm cơ sở điều chỉnh toàn bộ hành vi liên quan đến cấp nước đô thị; trong đó, cần sớm xây dựng ban hành Luật Cấp, thoát nước.
Trước mắt phải rà soát, đánh giá toàn bộ hệ thống cấp nước đô thị để có giải pháp đảm bảo việc cung cấp ổn định và chất lượng nước sinh hoạt tại các đô thị hiện nay như: Nhu cầu của người dân và khả năng cung cấp nước của hệ thống, giá cả, quản lý, vận hành, chất lượng nước. Tránh tình tái diễn việc thiếu nước sinh hoạt dân xếp hàng dài để lấy nước ở các chung cư cao tầng; nước sinh hoạt bị ô nhiễm ảnh hưởng sức khỏe người dân – Theo tôi, trách nhiệm này thuộc đơn vị cấp nước và cơ quan quản lý được phân cấp.
Về dài hạn, việc quy hoạch cấp nước đô thị phải gắn với quy hoạch phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị; Cần nghiên cứu hoàn thiện hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật phù hợp với trình độ khoa học - công nghệ hiện nay. Hoàn thiện cơ chế tài chính, đầu tư, cơ chế, chính sách xã hội hóa cấp nước đô thị; thực hiện phân cấp quản lý cho địa phương; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động cấp nước đô thị (tiền kiểm, hậu kiểm); cơ chế phối hợp quản lý, chia sẻ thông tin và phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật cấp nước liên vùng.
Chia sẻ những kinh nghiệm bảo đảm chất lượng nguồn nước cho các KĐT tại Việt Nam nhìn từ kinh nghiệm trên thế giới, PGS.TS Ngọc Châu cho hay: Chúng ta đang đối mặt với nhiều vấn đề về chất lượng nước hiện nay, tuy nhiên chúng ta cũng đạt được nhiều kết quả đáng ngưỡng mộ. Chúng ta đã tiến được một bước tiến khá xa, tuy nhiên chưa được như kỳ vọng.
Nói về tiêu chuẩn chất lượng nước trên thế giới, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) không xây dựng tiêu chuẩn về chất lượng nước mà chỉ hướng dẫn các quốc gia tùy theo yếu tố kinh tế, xã hội, kỹ thuật, tự nhiên để xây dựng tiêu chuẩn chất lượng nước theo tiền đề của WHO.
Để giải quyết được chất lượng nguồn nước thì trước tiên phải giải quyết vấn đề môi trường, bởi vì môi trường trong sạch thì đầu vào nguồn nước cũng mới được đảm bảo. Chúng ta có học tập được nhiều kỹ thuật tiên tiến, tuy nhiên chúng ta triển khai vấn đề chưa có hệ thống, chưa giải quyết được những bức xúc trong cuộc sống.
Đối với nước ngoài, họ có hệ thống luôn luôn cảnh báo, cập nhập chất lượng nước trong phân phối, từ đó các bên liên quan có thể phối hợp, giải quyết vấn đề chất lượng nước xảy ra kịp thời.
Còn với chúng ta cũng đã thực hiện được nhiều việc nhưng vẫn còn tồn đọng nhiều vấn đề, từ đó chúng ta cần sự phối hợp của cơ quan quản lý và người dân để sử dụng và bảo vệ chất lượng nước một cách hợp lý.
Trong trường hợp nước sinh hoạt không đủ cung cấp cho người dân hoặc chất lượng không đảm bảo, gây thiệt hại đến kinh tế, sức khỏe người dân thì trách nhiệm pháp lý thuộc về ai?
Theo Luật sư Cường, cần có cơ chế chính sách đảm bảo về quy hoạch cho chặt chẽ. Theo Luật phòng thủ dân sự vừa được Quôc hội thông qua, Luật này sẽ giải quyết các thảm họa, sự cố khẩn cấp của công dân. Theo đó, cần thành lập Ban phản ứng nhanh xử lý tình huống khẩn cấp về đảm bảo cung cấp nước sinh hoạt cho người dân.
Đối với vấn đề không đảm bảo chất lượng nước sinh hoạt phải được phát hiện kịp thời và xử lý vi phạm nghiêm minh, trường hợp không đảm bảo cung cấp nước gây thiếu nước là vấn đề tranh chấp về hợp đồng về vấn đề dân sự giữa bên cung cấp nước sạch và người sử dụng, các hộ dân có quyền yêu cầu đơn vị cung cấp nước sạch cung cấp nước nhanh chóng trở lại, bồi thường thiệt hại về vấn đề dân sự khi phát hiện không thực hiện theo như hợp đồng như thỏa thuận, nếu không đảm bảo chất lượng cung cấp nước sạch sinh hoạt có quyền kiến nghị yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước xử lý theo quy định của pháp luật.
Khi với cảm quan, chất lượng nước không đảm bảo an toàn, người dân có quyền khiếu nại, khiếu kiện và cơ quan chức năng vào cuộc. Nếu nhà cung cấp nước sạch biết nguồn nước không đảm bảo nhưng vẫn cố ý cung cấp cho người dân biết hậu quả xảy ra khiến người dân ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, có thể gây chết người nhưng vẫn bỏ mặc đây là lỗi cố ý là vấn đề trách nhiệm hình sự và là trách nhiệm của nhà cung cấp.
Việc phát hiện kịp thời và xử lý nghiệm minh đó là giải pháp đảm bảo cung cấp nước sạch cho người dân.
Theo Môi trường và Cuộc sống
Tin mới
Tổng thống Putin đề nghị cơ quan lập pháp hai nước tiếp tục tăng cường hợp tác nghị viện
Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin đề nghị cơ quan lập pháp hai nước tiếp tục tăng cường hợp tác nghị viện, góp phần thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện hai nước thực chất, hiệu quả; khẳng định sẽ ủng hộ cơ quan lập pháp hai nước triển khai các thoả thuận hợp tác đã ký kết.
Đoàn công tác của Bộ Quốc phòng kiểm tra công tác khắc phục hậu quả cơn bão số 3 tại Lạng Sơn
Vừa qua, Đoàn công tác của Bộ Quốc phòng do Thiếu tướng Trần Trung Thiết, Phó Cục trưởng Cục Tổ chức, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam làm trưởng đoàn đến kiểm tra công tác khắc phục hậu quả cơn bão số 3 tại tỉnh Lạng Sơn.
VN-Index hôm nay: Nhà đầu tư chờ đợi cơ hội giải ngân mới khi thị trường hình thành vùng cân bằng
Chuyên gia chứng khoán dự báo, VN-Index hôm nay, ngày 11/9 có thể kiểm định lại vùng 1.250-1.260 điểm và hình thành cân bằng trong các phiên tới. Nhà đầu tư nên tiếp tục nắm giữ danh mục, chờ đợi cơ hội giải ngân mới khi thị trường hình thành vùng cân bằng.
Giá vàng hôm nay 11/9: Giao dịch trầm lắng
Giá vàng hôm nay 11/9 trên thị trường thế giới tăng nhưng giao dịch trầm lắng do các nhà đầu tư có tâm lý thận trọng.
Người dân lưu ý, dự báo lũ trên sông Hồng tại Hà Nội đạt đỉnh vào trưa nay
Sáng 11/9, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia phát tin lũ đặc biệt lớn trên sông Thao; tin lũ khẩn cấp trên sông Lô, sông Cầu, sông Thương, sông Hoàng Long; tin lũ trên sông Thái Bình, sông Lục Nam và sông Hồng. Trên sông Hồng tại Hà Nội ở đạt đỉnh vào trưa 11/9 mức báo động 2 và trên báo động 2.
Bắc Giang: Nước rút đến đâu, vệ sinh phòng dịch bệnh đến đó
Ngay sau khi nước rút ở một số nơi, ngành Y tế Bắc Giang đã kịp thời triển khai các biện pháp xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân vùng lũ.
Câu chuyện thương hiệu
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới
Bình Điền xuất khẩu phân bón NPK Đầu Trâu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho nông dân Lào
Thuơng hiệu Than Hà Lầm với công tác bảo vệ môi trường
Hành trình phát triển thương hiệu của Công ty TNHH Dược phẩm và Trang thiết bị Y tế Hoàng Đức
Thế giới số sẽ chia cổ tức 5% bằng tiền mặt và 30% bằng cổ phiếu