Bánh kẹo nhái, trốn thuế tại Hải Phòng đã "sẵn sàng" đón Tết
Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 sắp đến. Nhu cầu mua bánh kẹo để biếu và sử dụng là rất lớn. Nhưng tại thị trường Hải Phòng, bánh kẹo hầu như không có giá niêm yết. Một số cửa hàng còn xuất hiện hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc, không nhãn phụ đối với sản phẩm ngoại.
LTS: Hàng nhái, hàng giả, hàng không nguồn gốc, xuất xứ ở mặt hàng gia dụng nhất là giày, dép; túi sách; quần áo; mỹ phẩm, bánh kẹo... quả thật giờ rất nhiều. Nhưng, tôi vẫn tin, ở đất Cảng Hải Phòng không có. Bởi người dân nơi đây được mệnh danh là khách hàng thông thái; giới trẻ được gắn mác sành điệu. Song, thực tế lại hoàn toàn khác, PV Thương hiệu & Công luận mục sở thị thì thấy rằng, nó nhiều đến mức, có thể coi là "thủ phủ" của hàng nhái, hàng không nguồn gốc, xuất xứ. Lực lượng quản lý thị trường liệu có biết? Và, nếu biết thì sẽ như thế nào?
Bài 1: Mục sở thị "thủ phủ" hàng nhái, hàng không nguồn gốc xuất xứ ở đất Cảng Hải Phòng
Bài 3: Thị trường hóa mỹ phẩm Hải Phòng "vàng thau lẫn lộn".
Bài 4: Thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc xuất xứ được bày bán công khai.
Bài 6: Có chuyện buông lỏng quản lý để hàng giả, hàng nhái "thống trị" thị trường Hải Phòng?
Bài 7: Bánh kẹo nhái, trốn thuế tại Hải Phòng đã "sẵn sàng" đón Tết
Tọa lạc tại địa chỉ số 301 Trần Nguyên Hãn và số 20 Nguyễn Đức Cảnh là địa chỉ 02 cơ sở mang tên Bình Minh chuyên bán buôn, bán lẻ về nhiều mặt hàng tiêu dùng nhập khẩu của Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản.
Theo quan sát của PV Thương hiệu & Công luận, tại hệ thống cửa hàng này bán nhan nhản các loại bánh, kẹo, nước ngọt, socola,... nhập khẩu nhưng hiếm tìm được tem nhãn mang tiếng Việt, trên bao bì 100% là chữ nước ngoài, giá thành các loại mặt hàng này vì là “hàng nhập khẩu” nên không hề rẻ, còn chữ tiếng Nhật nhưng hàng có phải từ Nhật không thì người tiêu dùng không hề biết.
Vì là hàng nhập khẩu nên không nhãn phụ?
Đến một số địa chỉ như 129 Cát Dài, An Biên, Lê Chân hay số 138 Cát Dài, số 38 Thiên Lôi, PV đều thấy vô số các loại bánh kẹo, nước uống đóng lon của nước ngoài, được chủ cửa hàng nói đó là hàng nhập khẩu, câu trả lời quen thuộc khi lý giải về tại sao không có tem nhãn phụ thì vì đó là hàng nhập khẩu lên không có chữ tiếng Việt.
Cửa hàng DHmart siêu thị đồ dùng cửa Nhật số 230 Trần Nguyên Hãn cũng không ngoại lệ. Nhân viên bán hàng nói: "Sản phẩm ở đây hoàn toàn hàng xách tay nên hàng hóa không có nhãn phụ" từ bánh, kẹo, nước uống đóng chai cao cấp đến giá bình dân đều có chung đặc điểm như vậy. Trong các mặt hàng còn có một số loại sản phẩm đang được trẻ em ưa thích như kẹo hình con mắt, trứng khủng long,… cũng không nhãn phụ.
Đến cửa hàng nào, PV cũng bắt gặp bánh kẹo nhập từ nước ngoài được bày bán, hình thức đóng gói từ vỏ nilon đến hộp giấy, hộp kim loại hay sản phẩm được bọc nhiều lớp bằng nhiều chất liệu khác nhau, hình thức trang trí bắt mắt, sắc màu sặc sỡ.
Một sản phẩm có hai loại nhãn, mác
Tại cửa hàng cửa hàng VinFuit 218D Hai Bà Trưng xuất hiện một loại kẹo socola Nga mà có hai cách đóng gói, nhãn mác khác nhau. Nghi ngờ là hàng nhái, PV Thương hiệu & Công luận hỏi chủ cửa hàng thì chị chủ khẳng định: "Không phải chỉ màu khác nhau thôi. Hàng này có rất nhiều loại, loại đắt, loại rẻ. Cái này là do hai nhà giao hàng khác nhau. Chắc là một loại nhập khẩu nguyên gói từ Nga một loại là về Việt Nam mới đóng gói nó không mất nhiều phí chứ không phải hàng nhái".
Kẹo socola của Nga có dấu hiệu làm giả giả, làm nhái, không có nhãn phụ và giá niêm yết.
Chị chủ khuyên PV mua loại đắt hơn 140.000 đồng thay vì loại 130.000 đồng. Chị còn khẳng định: "Loại 140.000 đồng có hóa đơn đỏ còn loại 130.000 đồng thì không".
Theo cảm quan quan sát của PV loại kẹo socola giá 130.000 đồng có vỏ trong hơn, bên ngoài vỏ gói kẹo của gói 140.000 đồng 100% là chữ Nga còn gói 130.000 đồng có một phần là chữ Trung Quốc. Hai gói kẹo có một đặc điểm chung là không nhãn phụ và không giá niêm yết.
Tại cửa hàng Vân Anh mini mart số 592 Đông Hải, cũng là gói kẹo socola của Nga có vỏ ngoài y hệt gói kẹo socola Nga tại cửa hàng cửa hàng VinFuit 218D Hai Bà Trưng nhưng được bán với giá 130.000 đồng.
Phân bua về sự việc vừa gặp phải, chủ cửa hàng giải thích: "Kẹo socola của Nga này có rất nhiều loại em ạ. Loại rẻ hơn cũng có nhưng chị không nhập, em để ý vỏ ngoài của nó phải có 100% chữ Nga nếu có chữ Trung Quốc thì không phải hàng chuẩn đâu. Giá nhập vào rất rẻ nhưng chị không nhập như thế rất mất khách. Kể cả như hộp kẹo socola này cũng có hai loại 1 loại chỉ có 150.000 đồng một loại 200.000 đồng. Hay như các loại hạt, ở đây, chị nhập về và tự đóng chứ nếu nhập của họ đóng hộp sẵn 1 hộp 500gram cân chưa được 400gram".
Bánh kẹo là thực phẩm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người. Do vậy khi làm thủ tục nhập khẩu bánh kẹo, doanh nghiệp cần Công bố vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm tra chất lượng.
Bánh kẹo là thực phẩm thông thường, doanh nghiệp có thể tự công bố sản phẩm. Do vậy, trước khi nhập khẩu sản phẩm, doanh nghiệp cần nhập mẫu hàng về trước để làm thủ tục công bố vệ sinh an toàn thực phẩm.
Sau khi sản phẩm đã được công bố, doanh nghiệp sẽ được phép nhập khẩu mặt hàng bánh kẹo. Trước khi hàng về đến cảng, doanh nghiệp tiến hành đăng ký kiểm tra chất lượng cho lô hàng ở Cổng thông tin một cửa. Khi được cấp số đăng ký thì doanh nghiệp mang hàng tới nơi kiểm tra chất lượng để đăng ký.
Tại khoản 5, Điều 5 quy định những hành vi bị cấm trong sản xuất, kinh doanh: Thực phẩm vi phạm quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa; Thực phẩm chưa được đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp thực phẩm đó thuộc diện phải được đăng ký bản công bố hợp quy; Thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc quá thời hạn sử dụng.
Điều 6 quy định về xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm. Theo đó, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường và khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật.
Như vậy, việc kinh doanh, buôn bán thực phẩm không phẩm vi phạm quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa; Thực phẩm chưa được đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp thực phẩm đó thuộc diện phải được đăng ký bản công bố hợp quy; Thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc quá thời hạn sử dụng sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường và khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật.
Ông Nguyễn Bá Lộc "đổ lỗi" cho người tiêu dùng Hải Phòng "sính ngoại" nên...
Ông Nguyễn Bá Lộc, Cục phó Cục Quản lý thị trường Hải Phòng trao đổi về sự việc hàng hóa thực phẩm bán tràn lan, không nhãn phụ, không tem... rằng: "Thì do tâm lý sính đồ ngoại của người tiêu dùng lên các mặt hàng ngoài thị trường “cứ phải có tý tiếng nước ngoài” mới được ưa chuộng".
PV Thương hiệu & Công luận bày tỏ với ông Cục phó Lộc về việc tại sao lại xuất hiện nhiều mặt hàng nhập khẩu không nhãn phụ, không dán các loại tem phụ theo quy định đối với một số mặt hàng kinh doanh có điều kiện trong khi quy định về các mặt hàng nhập khẩu là phải có nhãn phụ ghi rõ thông tin sản phẩm, đơn vị nhập khẩu và phân phối đồng thời các đơn vị, cá nhân cũng phải đăng ký ngành nghề kinh doanh và xin cấp phép với các loại mặt hàng được quy định mới được bày bán và lưu thông hàng hóa tại Việt Nam thì ông Nguyễn Bá Lộc nói" “Hầu hết xảy ra tình trạng trên là do một số của hàng kinh doanh nhỏ lẻ, hàng hóa bán nhiều chủng loại không tập trung nên việc kiểm tra về đăng ký thông tin khó khăn. Và lâu nay, các cửa khẩu đều quản lý chặt do dịch bệnh, đặc biệt Trung Quốc làm rất nghiêm, lên hàng hóa có dấu hiệu lậu toàn đi theo đường tiểu ngạch về”. Ông Lộc còn nói thêm: "Các mặt hàng bày bán thời gian gần đây có hiện tượng lậu, trốn thuế và làm giả làm nhái, không rõ nguốn gốc là đã được “ủ hàng” từ trước, bây giờ mới đem ra bày bán".
Như vậy, ông Lộc đã chuẩn được bệnh của người kinh doanh, với chức năng là cơ quan quản lý thị trường, ông nói chủ cửa hàng "ủ hàng" từ trước thì trách nhiệm của Quản lý thị trường, của ông như thế nào trước thực trạng trên? Dư luận Hải Phòng đang râm ran rằng, "có tay to" mới kinh doanh được hàng lậu, hàng trốn thuế, hàng nhái, hàng giả... phải chăng là đúng? Vì ông Cục phó còn nói được rằng, chủ kinh doanh "ủ hàng" từ trước thì phải hiểu rất sâu mới "bắt được bệnh" chứ?
PV Thương hiệu & Công luận còn băn khoăn, sao hàng hóa về theo đường tiểu ngạch lại nhiều đến thế? Cửa khẩu đóng, chuyến bay hạn chế, mà hàng hóa xách tay, nhập khẩu vẫn nhiều vô kể khắp các cửa hàng đến hệ thống siêu thị mi ni của Hải Phòng. Quá nhiều mặt hàng tem nhãn theo quy định của pháp luật thì không có nhưng vẫn ngang nhiên bày bán, thêm vào đó còn khẳng định là hàng chuẩn, hàng xách tay, hàng chất lượng nhưng lại không thấy cửa hàng nào đua ra giấy tờ xác minh hay hướng dẫn được khách hàng check mã sản phẩm mình đang bán trên hệ thống là thật. Phải chăng ở đây đang có dấu hiệu làm giả, làm nhái, làm hàng kém chất lượng đội nốt hàng nhập khẩu để “móc túi” người tiêu dùng và trốn thuế gây thất thoát ngân sách Nhà nước.
Ông Nguyễn Bá Lộc nói là do dịch bệnh, việc buôn bán của bà con khó khăn, nên nhiều khi “biết” mà không “lỡ” thu hàng sai phạm của cửa hàng kinh doanh, vậy đó có phải là hành vi “làm ngơ” để cho gian thương lộng hành, bán hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ để trục lợi, tiếp tay cho việc trốn thuế và đánh lừa người tiêu dùng không? Việc làm này có phải chỉ có các chủ kinh doanh được lợi? Hay còn mang lại lợi nhuận cho một “thế lực” ngầm nào khác, chúng tôi vẫn đang từng bước xác minh, để gửi tới bạn đọc câu trả lời thỏa đáng.
Nhóm PV
(Còn nữa)
Tin mới
Hải Phòng: Học sinh toàn thành phố tiếp tục nghỉ học ngày 9/9 để khắc phục hậu quả sau bão
Theo thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hải Phòng (GD&ĐT), học sinh toàn thành phố sẽ tiếp tục nghỉ học ngày 9/9/2024 cho đến khi có thông báo mới để các nhà trường tập trung khắc phục hậu quả sau bão; điều kiện an toàn giao thông, điện, nước, vệ sinh môi trường... chưa đảm bảo.
Công viên địa chất Lạng Sơn được công nhận là Công viên địa chất toàn cầu UNESCO
Theo thông tin từ Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Lạng Sơn, vào hồi, 15h30, ngày 08/9/2024, trong khuôn khổ Hội nghị Quốc tế lần thứ 8 Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Phiên họp Hội đồng Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO đã tiến hành họp, đánh giá và biểu quyết công nhận Công viên địa chất Lạng Sơn là Công viên địa chất toàn cầu UNESCO.
Hải Phòng có 2 người tử vong và 18 người bị thương do bão số 3
Bão số 3 đã gây ảnh hưởng nặng nề đến cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, công trình công cộng trên địa bàn TP. Hải Phòng.
Phú Thọ: Thông báo kế hoạch xả lũ hồ chứa nước Ngòi Giành
Ngày 8/9, Công ty TNHH Nhà nước MTV Khai thác công trình thủy lợi Phú Thọ có thông báo kế hoạch vận hành xả lũ hồ chứa nước Ngòi Giành (xã Trung Sơn, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ), thời gian dự kiến xả lũ từ 19 giờ 00 phút, ngày 8/9/2024.
Thanh Hoá phát lệnh báo động I trên sông Mã
Chiều 8/9, mực nước sông Mã đang lên nhanh, cảnh báo mực nước sông Mã tại Trạm Thuỷ văn Lý Nhân có khả năng đạt mức báo động I (+9.50m) vào khoảng 18 - 20h ngày 8/9/2024.
Công bố quyết định về công tác cán bộ Trường Đại học Hồng Đức
UBND tỉnh Thanh Hoá vừa tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về công tác cán bộ Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức; Hội đồng trường công bố Nghị quyết bổ nhiệm Phó Hiệu trưởng nhiệm kỳ 2024-2029.
Câu chuyện thương hiệu
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới
Bình Điền xuất khẩu phân bón NPK Đầu Trâu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho nông dân Lào
Thuơng hiệu Than Hà Lầm với công tác bảo vệ môi trường
Hành trình phát triển thương hiệu của Công ty TNHH Dược phẩm và Trang thiết bị Y tế Hoàng Đức
Thế giới số sẽ chia cổ tức 5% bằng tiền mặt và 30% bằng cổ phiếu
Vietsovpetro góp phần quan trọng vào sự phát triển của ngành Dầu khí Việt Nam