Bài 5: Quản lý thị trường cần nhìn thẳng vào thực tế để thay đổi phù hợp, phát triển và hội nhập
Hơn 04 năm hoạt động theo mô hình ngành dọc, phải khẳng định rằng, lực lượng quản lý thị trường có nhiều mặt tích cực, rất đáng được khen ngợi. Tuy nhiên, tồn tại, hạn chế có phần lấn lướt tích cực, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Nguyễn Hồng Diên đề nghị lực lượng quản lý thị trường phải tìm ra nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế để tìm giải pháp, kịp thời khắc phục để quản lý thị trường thực sự là lực lượng quan trọng giúp hoạt động kinh tế thương mại lành mạnh.
LTS: Theo Quyết định số 34/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Quản lý thị trường trực thuộc Bộ Công Thương thì, Chính phủ giao cho lực lượng quản lý thị trường nhiều nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm lớn trong thực thi pháp luật về phòng, chống, xử lý các hành vi kinh doanh hàng hoá nhập lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hoá không rõ nguồn gốc xuất xứ; hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng, đo lường, giá, an toàn thực phẩm; hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các hành vi gian lận thương mại theo quy định pháp luật.
Đây là vinh dự lớn lao mà Chính phủ giao phó cho lực lượng quản lý thị trường, vậy thì thời gian qua, cụ thể từ năm 2020 đến 2022, Tổng cục Quản lý thị trường đã nói, làm, hành động như thế nào với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đã được Chính phủ giao? Chúng ta cùng tìm hiểu.
Khắc phục những vi phạm, chưa chuẩn trong hoạt động nghiệp vụ của công chức
Chúng tôi có thể nêu ra đây nhiều hành vi chưa chuẩn, vi phạm pháp luật của công chức, cán bộ quản lý thị trường như trong bài 3 với tiêu đề “Nhận diện lý do, hành vi cán bộ quản lý thị trường vi phạm pháp luật”. Ở bài viết này, chúng tôi chỉ rõ những lời nói, hành vi công chức quản lý thị trường thực hiện với báo chí, một lực lượng đắc lực giúp quản lý thị trường phát hiện dấu hiệu vi phạm về hàng hóa của doanh nghiệp, chủ thể, cá thể trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, phân phối hàng hóa, gian lậu thương mại, hàng có dấu hiệu trốn thuế... ngoài thị trường.
Phát hiện nhiều hàng hóa, sản phẩm ở một số siêu thị, cửa hàng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có dấu hiệu vi phạm sở hữu trí tuệ, thiếu tem nhãn, không có nhãn phụ, có dấu hiệu hàng nhập lậu, trốn thuế, hàng hóa “trắng thông tin”, sau khi phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng, phóng viên đã đề nghị lực lượng quản lý thị trường phối hợp kiểm tra, xử lý rồi thông tin lại cho cơ quan báo chí. Thế nhưng, khi vừa đề cập sự phối hợp thì ông quyền Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa đã nói một mạch với phóng viên, ý như sau: Cán bộ quản lý thị trường mặc trang phục ngành vào kiểm tra khó, không phát hiện ra vi phạm. Rồi thì, sao nhiều hàng hóa lỗi thế, có nhầm lẫn gì không? Rồi ông trình bày những khó khăn của lực lượng, nhân sự mỏng, địa bàn rộng, thủ đoạn của đối tượng phân phối, buôn bán hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại… rất tinh vi, khó phát hiện.
Cách nói của vị quyền Cục trưởng này có phải là người đứng đầu không? Nếu là người đứng đầu thì ông Tổng cục trưởng xử lý như thế nào? Trình bày của ông quyền cục trưởng thì “rất cũ”, trong khi ông Tổng cục trưởng Trần Hữu Linh thì chỉ đạo thanh, kiểm tra thị trường hàng hóa rất gắt gao.
Sau khi khảo sát thị trường hàng hóa ở Quảng Ninh, phóng viên đăng tải thông tin và đề nghị phối hợp với Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh nhưng đã không nhận sự bất kỳ sự thiện chí nào. Phóng viên đành phải liên lạc với ông Phó Chủ tịch tỉnh phụ trách Ban Chỉ đạo 389 để trình bày. Nhận thấy sự cấp thiết của vấn đề, lãnh đạo 389 tỉnh đã có chỉ đạo, sau đó ông quyền Cục trưởng Nguyễn Đình Hưng còn có hành xử rất “trên cơ” là gọi điện, “mách” với cấp chủ quản của Tạp chí Thương hiệu và Công luận. Việc làm đó không hiểu để làm gì? Ông Hưng là quyền Cục trưởng thì đã nêu cao trách nhiệm người đứng đầu như Tổng cục trưởng Trần Hữu Linh chỉ đạo chưa?
Ở Hà Nội thì còn khó khăn hơn, khi phóng viên nhận được thông tin phối hợp của Cục Quản lý thị trường TP. Hà Nội, đã rất vui đến phối hợp thì được công chức quản lý thị trường “hướng dẫn” là phải chỉ cụ thể mặt hàng nào, sản phẩm nào ở tổng kho hàng tại quận Hà Đông không tem, không nhãn mác, thiếu nguồn gốc... Rồi hướng dẫn phóng viên rằng, phải hướng vào hàng hóa, sản phẩm trọng tâm chứ cứ nhiều thế thì kiểm tra bao giờ mới xong. Thậm chí, công chức quản lý thị trường vào kiểm tra tổng kho cùng phóng viên, yêu cầu phóng viên nhặt những hàng hóa mà bài báo đã phản ánh ra cho cán bộ quản lý thị trường xem…
Tại Bắc Ninh thì còn rất lạ rằng, tòa soạn gửi công văn đề nghị kiểm tra hệ thống siêu thị bán hàng không tem nhãn, không nguồn gốc xuất xứ... Sau hằng tháng, Quản lý thị trường gửi công văn là không phát hiện vi phạm như bài báo nêu. Sau khi nhận được công văn, phóng viên đã quay trở lại cửa hàng đó, tiếp tục thực hiện công tác tác nghiệp, đăng tải thông tin để chứng minh Quản lý thị trường Bắc Ninh làm việc chưa hết trách nhiệm. Đến lúc đó, từ Cục trưởng đến công chức mới "im lặng" và cầu thị là phát hiện hàng hóa, sản phẩm lỗi trên thị trường thì gọi cán bộ đến kiểm tra luôn cùng.
Tại Thái Bình thì "quả bóng" phối hợp, kiểm tra được “lăn” từ chân ông Cục trưởng, đến Phó cục trưởng. Ông Phó cục trưởng thì bảo, “siêu thị” thuộc địa bàn đó là do Cục trưởng phụ trách nên không thể tiến hành kiểm tra…
Tại Nghệ An, Phóng viên thực hiện loạt bài về hệ thống siêu thị Vilco 24h, Quản lý thị trường tỉnh Nghệ An đã phối hợp rất nhanh với phóng viên để kiểm tra, xử phạt, sau đó tạp chí đăng tải kết quả. Nhưng chỉ 01 tháng sau thì số lượng cửa hàng của hệ thống siêu thị này tăng nhanh ở vùng nông thôn, giáp ranh đô thị và hàng hóa thì vẫn "trắng thông tin" như chưa bị xử phạt.
Còn thông tin trong báo cáo kết quả hoạt động của Quản lý thị trường Quảng Bình thì thể hiện, những vụ vi phạm lớn mà Cục "phá" đều có sự hỗ trợ của lực lượng cảnh sát giao thông, lực lượng công an, biên phòng thông báo, cùng thực hiện...
Tại Hải Phòng, có Cục trưởng nhưng khi phóng viên liên lạc phối hợp thì ông Cục trưởng "né", giao cho Cục phó tiếp. Ông Cục Phó thì nói rằng: "Anh được giao tiếp, còn quyết định là Cục trường". Ông Cục phó Lộc trình bày rất dài dòng rằng, hàng hóa ở thị trường có vấn đề không phải lỗi riêng của lực lượng quản lý thị trường mà của cả hải quan, thuế... Sau loạt bài, phóng viên chỉ ra rằng, trách nhiệm kiểm soát hàng hóa trên thị trường là của Quản lý thị trường thì ông Cục trưởng đã phải lên tiếng...
Đó chỉ là một vài dẫn chứng trong quá trình ghi nhận thị trường hàng hóa, tiếp xúc, phối hợp với lực lượng quản lý thị trường của chúng tôi trong chưa đầy 02 năm qua.
Chúng tôi nêu ra với mục đích để người đứng đầu lực lượng quản lý thị trường thấy rằng, sự “nêu gương người đứng đầu” chưa được thực hiện một cách bài bản, thực chất, đúng nên nó mới có những hành xử, hành vi “lồi lõm” như vậy.
23/63 người đứng đầu không hoàn thành cam kết
Báo cáo Tổng kết năm 2022 của Tổng cục Quản lý thị trường ghi rõ: “Vai trò, trách nhiệm người đứng đầu đã có chuyển biến. Tuy nhiên, một số đơn vị chưa thực hiện theo cam kết của người đứng đầu với Tổng cục trưởng, 23/63 thủ trưởng đơn vị không hoàn thành cam kết”, nhưng không hề có chế tài xử lý trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu không thực hiện cam kết.
Báo cáo Tổng kết năm 2022 cũng ghi rõ: Một trong những phần việc quan trọng trong quá trình kiểm tra, xử lý các vụ việc vi phạm hành chính là công tác kiểm đếm, kiểm tra chất lượng hàng hoá, tang vật bị tạm giữ, tịch thu để xác định thẩm quyền xử phạt và phương án xử lý tang vật. Đối với những vụ việc có số lượng hàng hoá, tang vật bị tạm giữ, tịch thu lớn, hàng hoá nhiều chủng loại, nhãn hàng hoá bằng tiếng nước ngoài, hoặc hàng hoá là linh kiện hay ban thành thẩm; việc kiểm tra, kiểm đếm gặp nhiều khó khăn do số lượng công chức quản lý thị trường tại mỗi Đội địa bàn còn hạn chế, đồng thời không có chuyên môn về định giá tài sản, tình trạng tang vật,... để xác định thẩm quyền xử phạt. Do vậy, công chức thường bị động quá trình thiết lập hồ sơ vụ việc, dẫn đến sai sót trong kiểm đếm; không đảm bảo thời hạn kiểm tra do phải xin ý kiến chuyên môn của nhiều cơ quan khác nhau hoặc của tổ chức kiểm định, giám định.
Chuyện công chức “bị động” trong hoạt động chuyên môn có phải lỗi của người đứng đầu không? Chính vì sự “bị động” này mà đã xảy ra bao chuyện từ tiêu cực đến vi phạm, từ non kém nghiệp vụ hoặc bị chi phối trong quá trình xử lý, thiếu lập trường dẫn đến hành xử khiến đối tượng vi phạm, chủ thể không phục.
Rồi những nhiệm vụ mà Bộ trưởng giao cho Tổng cục thực hiện trong năm 2022 cũng không thấy trong Báo nêu, vậy, trách nhiệm của người đứng đầu, nêu gương được nhìn nhận như thế nào?
Hoàn thiện như thế nào để hội nhập?
Tác giả Từ Quỳnh Châu, Trung tâm Tư vấn, đào tạo Công nghiệp và Thương mại – VIOIT, thuộc Bộ Công Thương hiến kế cho lực lượng quản lý thị trường.
Bộ máy quản lý thị trường phải được sắp xếp, kiện toàn, nâng cao kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế; Làm tốt công tác tham mưu cho Ban Chỉ đạo 389; Đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng cấm, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ; Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền; Hệ thống văn bản, chính sách pháp luật về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả còn bất cập, chồng chéo dẫn đến cách hiệu và áp dụng khác nhau nên phải có những đề xuất thường xuyên để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế.
Trước đó, Thương hiệu & Công luận đã thực hiện một số tuyến bài liên quan đến vấn đề trên: Bài 1: Chuyện nói và làm trong phòng chống hàng giả, nhái, kém chất lượng, hàng lậu của lực lượng Quản lý thị trường;
Bài 3: Nhận diện lý do, hành vi cán bộ quản lý thị trường vi phạm pháp luật
và Bài 4: Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường nêu cao trách nhiệm người đứng đầu được thể hiện ra sao? với mong muốn chỉ ra những vấn đề để lực lượng quản lý thị trường nhìn nhận lại tổng thể hoạt động của mình một cách khách quan nhất.
Lời kết
Thực hiện loạt bài này, chúng tôi chỉ mong muốn, chỉ ra những vấn đề còn tồn tại đã lâu để lực lượng quản lý thị trường nhìn nhận lại tổng thể hoạt động của mình một cách khách quan nhất. Tự đối chiếu, tự so sánh, tự tìm ra nguyên nhân của hạn chế, tồn tại để khắc phục, phát triển; phối với các cơ quan, ban ngành hài hòa, thân thiện hơn để làm tốt công việc được Chính phủ giao phó. Chúng tôi hy vọng rằng, hàng hóa, sản phẩm sẽ ngày được chuẩn hóa từ nguyên liệu đầu vào, quy trình sản xuất, phân phối, lưu thông, kinh doanh. Hàng hóa Việt tự tin hội nhập quốc tế hay không, có sự góp sức rất lớn của lực lượng quản lý thị trường.
Bài viết được thực hiện bởi phóng viên Ban Điện tử
Ảnh: Minh An - Lê Pháp
Tin mới
Khám xét Tập đoàn Việt Anh
Ngày 20/9, các cơ quan chức năng đã khám xét Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Tập đoàn Việt Anh, doanh nghiệp liên tục trúng hàng loạt gói thầu về xây dựng tại huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng...
Tổng cục trưởng Trần Hữu Linh thăm, động viên công chức, người lao động Cục QLTT Yên Bái
Ngày 20 tháng 9 năm 2024, đoàn công tác của Tổng cục QLTT do Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc tại Cục QLTT tỉnh Yên Bái. Chuyến thăm nhằm động viên tinh thần làm việc của công chức, người lao động tại đơn vị khi Yên Bái vừa trải qua ảnh hưởng lớn từ cơn bão số 3 (Yagi).
Phát hiện 4 tấn phân bón vi phạm nhãn hàng hóa
Đội số 2, Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp kiểm tra đột xuất hộ kinh doanh N.V.T do ông N.V.T làm chủ, địa chỉ: Xã Phương Trà, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đang buôn bán 4 tấn phân bón vi phạm nhãn hàng hóa trị giá gần 20 triệu đồng.
9.000 VĐV sẵn sàng chinh phục Giải VnExpress Marathon Amazing Halong 2024
Chiều 20/9, UBND tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Báo VnExpress, Công ty cổ phần dịch vụ Trực tuyến FPT (FPT Online) tổ chức họp báo thông tin về Giải chạy VnExpress Marathon Amazing Halong 2024. Đây là một trong những hệ thống giải chạy có quy mô lớn nhất Việt Nam.
Hải Dương: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong ứng phó với bão số 3
Ngày 20/9, Công an tỉnh Hải Dương tổ chức Hội nghị trực tuyến tới các đầu cầu công an cấp huyện, tuyên dương khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác ứng phó, khắc phục hậu quả bão số 3 trên địa bàn tỉnh.
Bình Định tiêu hủy tang vật vi phạm trị giá gần 500 triệu đồng
Ngày 20/9, tại Nhà máy tái chế và xử lý chất thải nguy hại – Công ty TNHH Thương mại và Môi trường Hậu Sanh, xã Cát Nhơn, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định diễn ra chương trình tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu. Đây là số hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có hóa đơn chứng từ, không có dấu hợp quy, không đảm bảo chất lượng, không đủ điều kiện lưu thông trên thị trường… với tổng giá trị gần 500 triệu đồng…
Câu chuyện thương hiệu
MobiFone Esports Unitour chính thức khởi động với tổng giải thưởng lên tới 70 triệu đồng
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM