Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung đặt mục tiêu đến năm 2050 đi đầu cả nước về kinh tế biển

Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đặt mục tiêu đến năm 2050 là vùng phát triển nhanh, bền vững, đi đầu cả nước về kinh tế biển.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 376/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với mục tiêu đến năm 2050 Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung là vùng phát triển nhanh, bền vững, đi đầu cả nước về kinh tế biển; hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển đồng bộ, hiện đại, xanh, thông minh; hệ thống đô thị liên kết thành mạng lưới đồng bộ, có kiến trúc tiêu biểu, giàu bản sắc, xanh, văn minh, hiện đại, thông minh, có khả năng chống chịu và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Đến năm 2050 Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung phát triển được ít nhất 02 đô thị và một số trung tâm công nghiệp, dịch vụ, hợp tác quốc tế lớn, ngang tầm khu vực Châu Á tại các khu kinh tế ven biển hiện đại; phát triển nông thôn văn minh, hiện đại, xanh, giàu bản sắc văn hóa dân tộc. Môi trường có chất lượng tốt, xã hội hài hòa; là nơi các giá trị văn hóa, lịch sử, hệ sinh thái biển, đảo, rừng được bảo tồn và phát huy; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đạt mức cao; quốc phòng, an ninh và chủ quyền biển, đảo được bảo đảm vững chắc.

Phát triển mạnh một số ngành công nghiệp

Để đạt được các mục tiêu trên, Quy hoạch đưa ra các nhiệm vụ trọng tâm và các khâu đột phá thực hiện trong thời kỳ quy hoạch. Cụ thể, Quy hoạch đẩy mạnh cơ cấu lại kinh tế của vùng gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng tập trung phát triển các ngành kinh tế biển; nâng cao năng suất và chất lượng dựa trên ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Phát triển mạnh một số ngành công nghiệp như công nghiệp bán dẫn, sản xuất chip; dịch vụ tài chính, thương mại, logistic. Phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; hình thành các trung tâm nghiên cứu, đào tạo và chuyển giao công nghệ mới như chip bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI), năng lượng sạch.

Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh; xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù phát triển của vùng. Hoàn thiện công trình kết cấu hạ tầng; đưa ra các chính sách khuyến khích người dân bám biển; xây dựng các dự án năng lượng tái tạo, năng lượng sạch mang lại hiệu quả trên các vùng biển có điều kiện thuận lợi, tiềm năng cao, gắn với đẩy mạnh phát triển du lịch, phát huy tối đa lợi thế của vùng.

Phát triển các hành lang kinh tế theo trục Bắc - Nam, Đông - Tây

Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung tập trung phát triển vùng động lực miền Trung (vùng động lực quốc gia) là đầu tàu dẫn dắt sự phát triển của vùng; phát triển các hành lang kinh tế theo trục Bắc - Nam, các hành lang kinh tế Đông - Tây nhằm kết nối hiệu quả các cảng biển, khu kinh tế, cảng hàng không, cửa khẩu quốc tế, đầu mối giao thương lớn, các đô thị ven biển, trung tâm kinh tế, cực tăng trưởng.

Phát triển đồng bộ hệ thống cảng biển tại các tỉnh trong vùng; nâng cấp, cải tạo và nâng cao hiệu quả khai thác của 09 cảng hàng không hiện có trong vùng...

Xây dựng một số cụm liên kết ngành công nghiệp có quy mô lớn

Theo định hướng phát triển, vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung phát triển công nghiệp có sức cạnh tranh quốc tế cao, tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu; tập trung phát triển một số ngành công nghiệp nền tảng có lợi thế, các ngành công nghiệp xanh, công nghiệp chế biến, và một số ngành công nghiệp mới. Xây dựng một số cụm liên kết ngành công nghiệp có quy mô lớn, có năng lực cạnh tranh quốc tế cao. Nâng tỷ trọng đóng góp của khu vực công nghiệp vào GRDP của vùng đạt khoảng 25 - 35%.

Tập trung phát triển công nghiệp dọc theo các hành lang kinh tế Bắc - Nam, hành lang kinh tế Đông - Tây gắn với các cảng biển, các đường quốc lộ kết nối với vùng Tây Nguyên. Mở rộng không gian phân bố công nghiệp về phía Tây của đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông.

Phát triển công nghiệp lọc, hóa dầu và sản xuất sản phẩm dầu mỏ tinh chế tập trung ở Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Phú Yên; ưu tiên sản xuất năng lượng tái tạo tại Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Ninh Thuận, Bình Thuận; xây dựng trung tâm công nghiệp, dịch vụ năng lượng tái tạo liên vùng tại Ninh Thuận và Bình Thuận...

Phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Về dịch vụ, vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung tập trung phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn để vùng trở thành khu vực trọng điểm du lịch của cả nước theo 03 khu vực động lực phát triển du lịch quốc gia gồm: (1) Ninh Bình - Thanh Hóa - Nghệ An; (2) Quảng Bình - Quảng Trị - Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam; (3) Khánh Hòa - Lâm Đồng - Ninh Thuận - Bình Thuận. Tăng cường liên kết phát triển du lịch với vùng đồng bằng sông Hồng và vùng Đông Nam Bộ theo hành lang du lịch Bắc - Nam phía Đông.

Phát triển logistic theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp, ứng dụng công nghệ tiên tiến, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; hình thành các trung tâm logistic gắn với cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu; phát triển các trung tâm logistic cấp vùng và quốc gia trên cơ sở hệ thống cảng biển trong vùng và các hành lang vận tải quốc tế chính. Phấn đấu đóng góp trên 6% tổng doanh thu logisctic của cả nước.

Phát triển kinh tế biển nhanh, bền vững, nhất là các ngành về dịch vụ, công nghiệp, du lịch biển, kinh tế hàng hải; phát triển các đô thị ven biển gắn kết hài hòa với khai thác dầu khí và các tài nguyên khoáng sản biển khác; phát triển ngành nuôi trồng, khai thác và chế biến hải sản đi đôi với bảo vệ môi trường biển; phát triển công nghiệp ven biển và ngoài khơi...

Theo chinhphu.vn

Bài liên quan

Tin mới

Nghệ An phát hiện, xử lý gần 200 vụ vi phạm liên quan đến hàng giả, hàng kém chất lượng
Nghệ An phát hiện, xử lý gần 200 vụ vi phạm liên quan đến hàng giả, hàng kém chất lượng

Từ đầu tháng 8/2024 đến nay, các lực lượng chức năng phối hợp tỉnh Nghệ An đã kiểm tra, phát hiện, xử lý gần 200 vụ với các vi phạm chủ yếu là hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm… dịp Tết Trung thu.

Quản lý thị trường Quảng Bình hoàn thành kế hoạch kiểm tra kinh doanh xăng dầu năm 2024
Quản lý thị trường Quảng Bình hoàn thành kế hoạch kiểm tra kinh doanh xăng dầu năm 2024

Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Quảng Bình đã hoàn thành 100% kế hoạch kiểm tra kinh doanh xăng dầu năm 2024 với 22/22 cơ sở kinh doanh xăng dầu. Qua đó, phát hiện 10 trường hợp vi phạm, với tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính lên đến 113 triệu đồng.

Gần 400 cán bộ, người lao động Supe Lâm Thao tham gia Ngày hội hiến máu tình nguyện
Gần 400 cán bộ, người lao động Supe Lâm Thao tham gia Ngày hội hiến máu tình nguyện

Tại Hội trường khu công nhân Supe, Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao (Supe Lâm Thao) phối hợp với Hội chữ thập đỏ tỉnh Phú Thọ và Hội chữ thập đỏ huyện Lâm Thao tổ chức Ngày hội hiến máu tình nguyện năm 2024 với tinh thần sẻ chia “Mỗi giọt máu cho đi - Một cuộc đời ở lại”.

Stellantis lên kế hoạch đẩy mạnh sản xuất xe điện tại Mỹ
Stellantis lên kế hoạch đẩy mạnh sản xuất xe điện tại Mỹ

Stellantis sẽ đầu tư hơn 400 triệu USD nhằm mục tiêu chuyển đổi mạnh mẽ sang sản xuất xe điện và pin.

EVNNPC đã khôi phục cấp điện trở lại cho 95,23% khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão lũ
EVNNPC đã khôi phục cấp điện trở lại cho 95,23% khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão lũ

Sáng 15/9/2024, Ban An toàn - Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) cho biết, đã khôi phục cấp điện trở lại cho 5.857.272 khách hàng, chiếm tỷ lệ 95,23% so với số khách hàng mất điện ban đầu.

Điện mặt trời Trường Lộc – Bình Thuận lãi đột biến gấp 6 lần
Điện mặt trời Trường Lộc – Bình Thuận lãi đột biến gấp 6 lần

Công ty TNHH Điện mặt trời Trường Lộc – Bình Thuận mới công bố tình hình tài chính cơ bản trong nửa đầu năm 2024 với lợi nhuận tăng trưởng đột biến so với cùng kỳ.