Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Kinh tế Việt Nam vững vàng "vượt bão" COVID-19

Nhiều gam màu sáng của nền kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm đã được báo chí trong tuần tập trung đưa tin, phân tích.

Trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn do dịch bệnh vừa qua, xuất khẩu vẫn giữ vững phong độ với kim ngạch đạt trên 157 tỷ USD, tăng hơn 28% so với cùng kỳ. Một điểm nhấn là câu lạc bộ tỷ USD đã có 25 thành viên, trong đó 5 ngành hàng có kim ngạch trên 10 tỷ USD.

Các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam như: điện thoại và linh kiện, điện tử, máy móc thiết bị, dệt may, giày dép, gỗ và các sản phẩm gỗ đều có mức tăng trưởng mạnh. Đây là kết quả của nỗ lực "dọn ổ" mà Chính phủ thực hiện để đón các "đại bàng" công nghệ trên thế giới tiếp tục mở rộng cũng như đầu tư mới vào Việt Nam. Các sản phẩm chủ lực của nền kinh tế như nông, thủy sản cũng tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước.

Kinh tế Việt Nam vững vàng
Kinh tế Việt Nam vững vàng "vượt bão" COVID-19.

Trong những thành tích chung của xuất khẩu, nông, lâm, thủy sản đang chứng kiến sự tăng trưởng ấn tượng. Nhìn vào con số giá trị xuất khẩu đạt hơn 24 tỷ USD, tăng hơn 28% so với cùng kỳ năm 2020 của nông, lâm, thủy sản trong nửa năm qua thì rõ ràng những ngành sản xuất chủ lực này đã tạo ra đột phá mới.

Những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh thời gian qua có gỗ và các sản phẩm từ gỗ, cao su, chè, hồ tiêu, hạt điều, rau quả. Trong đó, gỗ và các sản phẩm từ có sự tăng trưởng bứt phá với kim ngạch hơn 8 tỷ USD nửa đầu năm nay, tăng mức kỷ lục gần 75% so với cùng kỳ năm 2020. Đáng chú ý, giá trị xuất khẩu sang 5 thị trường chính là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Liên minh châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc đều tăng mạnh, theo báo Hà Nội Mới.

Còn tờ Nông thôn ngày nay thông tin: "Các thị trường lớn có tăng trưởng xuất khẩu thủy sản đáng kể là Mỹ tăng tới 37%, châu Âu 21% và thị trường Khối Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) tăng 12%...".

Đánh giá chung về xuất khẩu hàng hóa 6 tháng đầu năm, đa số các báo đã có chung nhận định, đó là có nhiều tín hiệu khả quan.

Có một điểm đáng chú ý, đó là hệ số giữa tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng GDP trong 6 tháng đầu năm nay đã đạt gần 5,7 lần. Chính hệ số cao này là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu góp phần làm cho tốc độ tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm nay cao hơn cùng kỳ năm trước.

Bên cạnh các tín hiệu khả quan, nhiều bài viết cũng lưu ý trong 6 tháng đầu năm nay, nhập siêu tăng cả về quy mô, cả về tỷ lệ với con số 1,47 tỷ USD. Đây là một điều cần lưu tâm khi một thời gian dài kinh tế Việt Nam đã "quen" với trạng thái xuất siêu.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia kinh tế khẳng định: "Chúng ta cần nhìn nhận tích cực về nhập siêu", bởi đó chính là dấu hiệu cho thấy các doanh nghiệp trong nước đang tích cực nhập nguyên liệu về để phục vụ cho sản xuất kinh doanh.

Do đó, câu chuyện nhập siêu ở đây báo hiệu một điều rất quan trọng là các đơn đặt hàng đã và đang đến với doanh nghiệp trong nước. Dẫu chưa ở mức có "của ăn của để", nhưng vẫn duy trì được năng lực sản xuất và xuất khẩu, để tới đây có thể duy trì được cán cân thương mại và có thể trở lại xuất siêu, nhấn mạnh của tờ Công Thương.

Bên cạnh đó, không thể không nhắc tới nhiều điểm tích cực trong thu hút các dự án có vốn đầu tư nước ngoài FDI trong 6 tháng qua. Trong đó, vốn đăng ký mới và tăng thêm của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam vẫn tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước.

Trong tổng số gần 15,3 tỷ USD vốn FDI đầu tư vào Việt Nam nửa đầu năm nay, vốn đăng ký mới đạt 9,55 tỷ USD, tăng hơn 13% với cùng kỳ năm trước. Vốn tăng thêm của các nhà đầu tư từ 460 dự án đạt hơn 4,1 tỷ USD, tăng hơn 10%.

Đặc biệt, vốn vào Việt Nam đã "chất" hơn với số lượng các dự án quy mô lớn tăng, dự án quy mô nhỏ giảm đi. Theo Báo Kinh tế đô thị, chỉ riêng trong lĩnh vực công nghệ cao, đơn cử dự án LG Display Hải Phòng tăng vốn thêm 750 triệu USD, dự án của Intel tăng 480 triệu USD hay dự án của Foxconn tăng thêm 280 triệu USD. Theo thống kê, số lượng dự án đăng ký mới có quy mô trên 50 triệu USD tăng hơn 73% so với cùng kỳ.

Trúc Mai

Bài liên quan

Tin mới

Bãi bỏ 37 văn bản quy phạm pháp luật của Thủ tướng Chính phủ
Bãi bỏ 37 văn bản quy phạm pháp luật của Thủ tướng Chính phủ

37 văn bản quy phạm pháp luật của Thủ tướng Chính phủ bị bãi bỏ toàn bộ, bao gồm 25 Quyết định và 12 Chỉ thị.

Tổ chức thành công Đại hội thành lập Hội Người cao tuổi tỉnh Lạng Sơn
Tổ chức thành công Đại hội thành lập Hội Người cao tuổi tỉnh Lạng Sơn

Ngày 20/9, Ban Đại diện Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức Đại hội thành lập Hội NCT tỉnh Lạng Sơn nhiệm kỳ 2024 – 2026. Ông Nông Ngọc Tăng, Trưởng ban Đại diện Hội NCT tỉnh Lạng Sơn được bầu giữ chức vụ Chủ tịch Hội NCT tỉnh Lạng Sơn, nhiệm kỳ 2024 – 2026.

Thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng là mục tiêu cao nhất của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân
Thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng là mục tiêu cao nhất của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân

Sau 3 ngày làm việc khẩn trương, với tinh thần trách nhiệm rất cao, Hội nghị Trung ương 10 khoá XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và bế mạc vào chiều nay (20/9).

Lạng Sơn tổ chức hội nghị tiếp xúc “Cử tri trẻ em”
Lạng Sơn tổ chức hội nghị tiếp xúc “Cử tri trẻ em”

Ngày 20/9, Tỉnh Đoàn Lạng Sơn, Hội đồng Đội tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn tổ chức hội nghị tiếp xúc “Cử tri trẻ em” và gặp mặt, chia sẻ, tập huấn cho đoàn đại biểu thiếu nhi tham gia phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ II, năm 2024.

Cục Quản lý thị trường Thanh Hóa tập huấn phân biệt hàng thật - giả của nhãn hiệu Honda
Cục Quản lý thị trường Thanh Hóa tập huấn phân biệt hàng thật - giả của nhãn hiệu Honda

Ngày 20/9, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Thanh Hoá phối hợp với Công ty Luật TNHH Phạm và Liên doanh, đại diện pháp lý tại Việt Nam của Công ty Honda Motor tổ chức hội nghị phân biệt hàng thật - giả của Honda.

Thanh Hóa tổ chức tập huấn nghiệp vụ công tác Mặt trận năm 2024
Thanh Hóa tổ chức tập huấn nghiệp vụ công tác Mặt trận năm 2024

Nhằm trang bị kỹ năng, nghiệp vụ làm công tác Mặt trận, nhất là cho đội ngũ cán bộ mới được kiện toàn sau Đại hội MTTQ các cấp, nhiệm kỳ 2024-2029, từ ngày 4 đến 20/9, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ công tác Mặt trận cho trưởng ban công tác mặt trận ở khu dân cư 8 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.