Bắc Giang: Khai mạc kỳ họp thứ 14, HĐND tỉnh Bắc Giang khóa XIX, nhiệm kỳ 2021-2026
Sáng 11/12, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, kỳ họp thứ 14, HĐND tỉnh Bắc Giang khóa XIX, nhiệm kỳ 2021-2026 khai mạc. Các đồng chí: Lê Thị Thu Hồng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Lâm Thị Hương Thành, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Nghiêm Xuân Hưởng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh chủ tọa kỳ họp.
Dự kỳ họp có các đồng chí: Dương Văn Thái, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Thị Thúy Ngần, Phó Tổng Thư ký Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; Leo Thị Lịch, Ủy viên Thường trực Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; Trần Văn Lâm, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội và đại diện một số ban, ngành T.Ư.
Cùng dự có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy, Đoàn ĐBQH tỉnh; Thường trực UBND, MTTQ tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, các huyện, TP... cùng các đại biểu HĐND tỉnh.
Phát biểu khai mạc, đồng chí Lê Thị Thu Hồng nhấn mạnh, chúng ta đã trải qua năm 2023 với nhiều thách thức, khó khăn ngoài dự báo. Nhưng với tinh thần chủ đạo, xuyên suốt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh là “mọi khó khăn, vướng mắc đều phải có hướng tháo gỡ và phải được tháo gỡ kịp thời” và “cái gì có lợi cho dân, cho phát triển chung của tỉnh thì phải kiên quyết làm”, chính vì vậy, để kịp thời quyết định những vấn đề quan trọng, có tính cấp bách, từ sau kỳ họp thứ 9 (kỳ họp thường kỳ cuối năm 2022), HĐND tỉnh đã tổ chức 5 kỳ họp trong năm 2023 (nhiều nhất từ trước đến nay).
Đồng chí Chủ tịch HĐND tỉnh đề nghị, trên cơ sở các báo cáo của Thường trực HĐND tỉnh, các Ban của HĐND tỉnh và các ngành có liên quan trình tại kỳ họp, nhất là các báo cáo của UBND tỉnh, các đại biểu HĐND tỉnh nghiên cứu để tập trung thảo luận sâu sắc, kỹ lưỡng về kết quả đạt được.
Đồng thời, chỉ rõ những tồn tại, hạn chế, yếu kém, bất cập, nguyên nhân khách quan và chủ quan, giải pháp khắc phục; xem xét, quyết định đúng đắn các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH, bảo đảm quốc phòng, an ninh năm 2024, gắn với thực hiện mục tiêu Nghị quyết Đại hội XIX của Đảng bộ tỉnh, nhiệm kỳ 2020-2025 và kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm giai đoạn 2021-2025
Theo chương trình kỳ họp, sáng nay (11/12), sau khi đồng chí Chủ tịch HĐND tỉnh khai mạc kỳ họp, các đại biểu nghe các báo cáo: Thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH năm 2023, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu năm 2024; công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2023, nhiệm vụ, giải pháp năm 2024. Báo cáo thẩm tra của các Ban của HĐND tỉnh: Kinh tế, ngân sách; Văn hóa- xã hội và Pháp chế; thông báo của Ủy ban MTTQ tỉnh về kết quả tham gia xây dựng chính quyền, ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân năm 2023, nhiệm vụ năm 2024.
Thông báo của Đoàn ĐBQH tỉnh về kết quả kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV; báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri và đại biểu tại các kỳ họp trước chưa giải quyết xong; những kiến nghị của cử tri và đại biểu trước, trong, sau kỳ họp thứ 11, HĐND tỉnh khóa XIX.
Trình bày báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH năm 2023, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu năm 2024, đồng chí Mai Sơn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh khẳng định: Kinh tế của tỉnh tiếp tục phục hồi mạnh mẽ trong điều kiện khó khăn; tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) cả năm ước đạt 13,45% (gấp gần 2,5 lần bình quân chung cả nước), đứng đầu cả nước. Chất lượng tăng trưởng được cải thiện, năng suất lao động xã hội tăng 12,5%, vượt 5% so với kế hoạch.
Sản xuất công nghiệp phục hồi nhanh, là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế. Cơ cấu ngành công nghiệp dịch chuyển đúng định hướng với vai trò dẫn dắt đến từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản duy trì tăng trưởng ổn định. Các sản phẩm nông sản trọng điểm đều được mùa, tiêu thụ thuận lợi.
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2022 đứng thứ 2/63 tỉnh, thành phố. Thu hút đầu tư tiếp tục đạt kết quả nổi bật; tính đến ngày 30/11/2023, đã thu hút được trên 3,2 tỷ USD vốn đầu tư quy đổi, gấp 3,2 lần cùng kỳ, đạt kỷ lục từ trước đến nay.
Mạng lưới giao thông tiếp tục được chú trọng đầu tư phát triển mạnh theo hướng đồng bộ, hiện đại, tăng khả năng kết nối, liên kết phát triển; đã hoàn thành 7 dự án giao thông trọng điểm. Đô thị tiếp tục được quan tâm đầu tư, phát triển; tỷ lệ dân số đô thị đạt 23,7%, đạt kế hoạch.
Chất lượng giáo dục được nâng lên, đạt kết quả nổi bật; công tác phát triển văn hóa được quan tâm. Cải cách hành chính được tổ chức thực hiện có hiệu quả gắn với đẩy mạnh xây dựng chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số. Chỉ số cải cách hành chính đứng thứ 4 và chỉ số chuyển đổi số đứng thứ 9 cả nước.
Công tác quốc phòng, an ninh được triển khai đồng bộ, toàn diện. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, ổn định. Công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực được tăng cường.
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế không đạt mục tiêu đề ra; kinh tế tăng trưởng cao song chưa bền vững. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp (DN) gặp khó khăn do chi phí sản xuất tăng, đơn hàng sụt giảm, tình trạng thiếu điện phục vụ sản xuất. Công tác bồi thường, GPMB các dự án gặp nhiều khó khăn, tiến độ thực hiện chậm. Hạ tầng nhiều khu, cụm công nghiệp chậm được đầu tư hoàn chỉnh, đồng bộ.
Dịch vụ phát triển còn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của địa phương và chưa theo kịp tốc độ phát triển công nghiệp, tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế giảm; thu ngân sách giảm so với năm 2022; một số DN do khó khăn vẫn chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, có những DN nợ thuế lớn, nợ kéo dài.
Tình hình lao động, việc làm có thời điểm gặp nhiều áp lực do DN giảm sản xuất hoặc tạm ngừng hoạt động. Kỷ luật, kỷ cương hành chính có lúc, có nơi chưa nghiêm. An ninh, trật tự còn tiềm ẩn phức tạp; tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng diễn biến phức tạp.
Đồng chí Mai Sơn cho biết, mục tiêu tổng quát về phát triển KT-XH của tỉnh năm 2024 là huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, khắc phục khó khăn, tận dụng thời cơ đẩy mạnh phát triển đồng bộ, toàn diện trên các lĩnh vực; duy trì tốc độ tăng trưởng cao, nằm trong nhóm dẫn đầu cả nước. Nâng cao chất lượng tăng trưởng; thu hút, sử dụng hiệu quả các nguồn lực.
Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, thu hút đầu tư, đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng theo hướng đồng bộ, hiện đại, tập trung cao sắp xếp đơn vị hành chính, phát triển đô thị. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tư pháp, quyết liệt phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.
Quản lý chặt chẽ, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường, chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. Phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa - xã hội; đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất và đời sống; nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Gắn kết chặt giữa phát triển KT-XH với củng cố, bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Chiều nay, các đại biểu thảo luận tại tổ.
Bá Đoàn
Tin mới
ASEAN BAC đánh giá cao vai trò của Việt Nam trong xây dựng ASEAN tự cường, gắn kết
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị ASEAN BAC cùng Chính phủ và nhân dân các nước ASEAN thực hiện 5 đồng hành.
Du lịch Quảng Ninh nỗ lực vượt bão, sẵn sàng đón khách
Với những nỗ lực khẩn trương khắc phục hậu quả cơn bão số 3, các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đang từng bước đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất, nhân lực, sẵn sàng cao nhất để đón khách du lịch.
Quảng Ninh: Tổng vệ sinh môi trường toàn tỉnh vào 2 ngày thứ 7, chủ nhật (14-15/9)
Để khắc phục ô nhiễm môi trường do ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lũ sau bão, sớm đưa hoạt động sản xuất, sinh hoạt trở lại bình thường, UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Quyết định số 2651/UBND-QHTN&MT về việc thực hiện tổng vệ sinh môi trường (VSMT) và đảm bảo công tác bảo vệ môi trường (BVMT) sau ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lũ sau bão trên địa bàn toàn tỉnh.
Bắc Giang chủ động triển khai các biện pháp vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh sau lũ
Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, nhiều địa phương trong tỉnh bị ngập lụt, chia cắt. Để bảo đảm sức khỏe người dân, phòng ngừa dịch bệnh phát sinh sau lũ, ngành Y tế chủ động ứng trực, bảo đảm đủ cơ số thuốc, vật tư, phương tiện kịp thời triển khai các biện pháp xử lý vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh.
Ba doanh nghiệp do Bộ TN&MT đại diện chủ sở hữu làm ăn ra sao?
6 tháng đầu năm, 3 doanh nghiệp do Bộ TN&MT đại diện chủ sở hữu ghi nhận lãi mỏng, có doanh nghiệp lỗ 18% so với cùng kỳ.
Dự báo thời tiết ngày 14/9: Cả 3 miền mưa dông
Thời tiết Bắc Bộ có mưa rào và giông. Khu vực Nam Bộ có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to.
Câu chuyện thương hiệu
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9
PVTrans (PVT) sắp trả tổng cộng hơn 106,8 tỷ đồng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 3%
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới