Theo đó, Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố tăng cường phối hợp với các phòng, ban của huyện, thành phố tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy định về dạy thêm, học thêm đến cán bộ, giáo viên, nhân viên, người lao động, người học, cha mẹ người học và các tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn.
Tham mưu UBND huyện, thành phố chỉ đạo chính quyền địa phương các xã, phường, thị trấn phối hợp với Phòng GD&ĐT nắm bắt các tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm trên địa bàn quản lý; thực hiện công khai các tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm để phục vụ công tác quản lý của chính quyền, giám sát của các tổ chức và nhân dân.
Các đơn vị, trường học trên địa bàn tỉnh căn cứ nội dung chương trình giáo dục hiện hành để đánh giá sự cần thiết dạy thêm đối với từng khối lớp; khảo sát nhu cầu học thêm của học sinh, phụ huynh học sinh.
Nếu xác định cần phải tổ chức hoạt động dạy thêm thì phải đảm bảo các yêu cầu như: Xây dựng kế hoạch, tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm của nhà trường theo quy định; bảo đảm đầy đủ các điều kiện quy định về hoạt động dạy thêm, học thêm và quyền lợi của người học thêm, người dạy thêm.
Tuyệt đối không được bắt ép buộc học sinh tham gia học thêm, cắt xén chương trình học chính khóa hoặc đề nghị, yêu cầu học sinh tham gia học thêm và giáo viên tham gia dạy thêm nếu không có nhu cầu, không tự nguyện.
Bá Đoàn