Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, từ cuối tháng 03/2020 đến cuối tháng 12/2021, hoạt động chở khách thường lệ hoàn toàn bị ngưng trệ, các đường bay quốc tế gần như bị tê liệt, trong khi đó các chuyến bay quốc tế vốn chiếm tỷ trọng lớn về tải cung ứng khai thác và doanh thu trong tổng mạng bay.

Tổng Thư ký Hiệp hội Hàng không Việt Nam (VABA) Bùi Doãn Nề cho biết, từ khi bùng phát dịch Covid -19 lần thứ tư ở Việt Nam tới nay, các hãng hàng không lâm vào tình trạng nguy hiểm, doanh thu giảm từ 80-90%, dòng tiền thiếu hụt nghiêm trọng. Các nguồn lực về tài sản, tài chính tích lũy của các hãng bị cạn kiệt.

Ảnh minh hoạ, nguồn internet
Ảnh minh hoạ, nguồn internet.

Cụ thể, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Tổng công ty trong quý IV ghi nhận đạt hơn 9.212 tỷ đồng, tăng hơn 1.000 tỷ so với cùng kỳ năm 2020. Lũy kế cả năm doanh thu đạt 28.093 tỷ đồng, giảm 12.660 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước.

Tính tới 31/12/2021, lợi nhuận chưa phân phối trên bảng cân đối kế toán của Tổng công ty ghi nhận âm 21.978 tỷ đồng, tiệm cận vốn góp của chủ sở hữu là 22.143 tỷ đồng.

Cùng thời điểm, tổng tài sản của Tổng công ty đạt hơn 63.100 tỷ đồng, nợ ngắn hạn 14.374 tỷ đồng, tăng hơn 3.000 tỷ so với đầu năm, vay dài hạn 20.424 tỷ đồng, giảm hơn 2.400 tỷ so với đầu năm 2021.

Tổng Công ty Hàng không Việt Nam đã xin gia hạn thời gian công bố thông tin báo cáo tài chính năm 2021. Theo đó, báo cáo tài chính của Tổng công ty được tổng hợp từ báo cáo của công ty mẹ và 15 công ty con. Tuy nhiên, từ đầu năm 2022, tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, số ca F0 tăng cao, nhiều cán bộ, nhân viên của Tổng Công ty phải cách ly, điều trị tại nhà.

Điều đó dẫn đến tình trạng thiếu hụt nhân sự làm kế toán tại công ty mẹ và các công ty thành viên nên việc cung cấp chứng từ, số liệu để đối chiếu, tổng hợp báo cáo tài chính hợp nhất gặp nhiều khó khăn.

Lê Pháp (T/h)