Agribank góp phần thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt
Là ngân hàng thương mại nhà nước liên tục được vinh danh với 10 giải thưởng Sao Khuê cho hệ thống công nghệ thông tin xuất sắc lĩnh vực tài chính – ngân hàng và ngân hàng số trong những năm qua, Agribank đã thể hiện nỗ lực không ngừng trong việc ứng dụng công nghệ số, phát triển các sản phẩm tiện ích, với những giải pháp thanh toán vượt trội, góp phần quan trọng thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt nội địa.
Nỗ lực cùng Chính phủ đẩy mạnh thanh toán số, “xã hội hóa không dùng tiền mặt”
Từ những bước đi ban đầu cách đây 10 năm, cùng với xu thế hội nhập và phát triển của cuộc công nghiệp lần thứ tư, đến nay phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ đã trở thành xu hướng chuyển dịch tất yếu và là chiến lược phát triển trọng tâm của các ngân hàng, trong đó có Agribank. Sau một thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, thói quen thanh toán của người dân đang dần có những thay đổi lớn, trở thành đòn bẩy quan trọng thúc đẩy nhanh hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, tiến tới một xã hội không dùng tiền mặt.
Cùng với toàn ngành Ngân hàng, Agribank đã có nhiều chính sách, giải pháp phát triển dịch vụ, chức năng, tiện ích mới trong thanh toán sử dụng công nghệ hiện đại để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, như: Mở tài khoản trực tuyến eKYC, thẻ phi vật lý, thẻ chip không tiếp xúc, mã PIN điện tử ePIN, thanh toán vé xe buýt VinBus, chuyển tiền liên ngân hàng bằng mã VietQR, ATM đa chức năng (CDM) với chức năng nạp tiền tự động và gửi tiền trực tuyến,...
Agribank hiện có gần 20 triệu khách hàng có tài khoản tiền gửi thanh toán, gần 16 triệu khách hàng sử dụng thẻ ATM, gần 15 triệu khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán qua kênh E-Mobile Banking, Internet Banking, SMS Banking. Phương thức thanh toán tự động chiếm khoảng 81% tổng số giao dịch thanh toán của khách hàng tại Agribank. Những con số trên cho thấy người dùng ít mặn mà với tiền mặt còn thanh toán số ngày càng giàu sức hút.
Agribank đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, mô hình hợp tác kinh doanh sáng tạo trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt theo hướng lấy khách hàng làm trọng tâm, chia sẻ, hợp tác, liên kết để cùng phát triển là sự lựa chọn của Agribank trong chiến lược đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt. Theo đó, cả ngân hàng và khách hàng đều hưởng lợi.
Các công nghệ thanh toán ngày càng hiện đại. Nhiều sản phẩm thẻ ngân hàng của Agribank không chỉ dừng ở phương thức truyền thống là cà, quẹt hoặc đưa thẻ vào khe đọc thẻ mà hiện nay chỉ cần “chạm” để thanh toán, hỗ trợ thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt nhanh, tiện lợi hơn. Bên cạnh đó, Agribank còn triển khai phương thức thanh toán trên các ứng dụng di động như quét mã Qr-Pay, VietQr,…
Ðáng chú ý, những năm gần đây, thanh toán điện tử trong khu vực Chính phủ, dịch vụ hành chính công được tích cực đẩy mạnh triển khai. Nhiều nhóm dịch vụ công đến nay đã được triển khai thanh toán bằng các phương thức điện tử đem lại sự thuận tiện, nhanh chóng cho người dân. Trong năm 2021, Agribank đã triển khai dịch vụ thu hộ với gần 2.000 đơn vị, nhà cung cấp dịch vụ thuộc lĩnh vực giáo dục, điện nước, viễn thông, bảo hiểm, bệnh viện, công ty tài chính.
Tích hợp các tiện ích đối với dịch vụ thanh toán thu hộ, chi hộ lên Cổng thông tin dịch vụ Quốc gia; tích hợp các dịch vụ thanh toán thuế, phí, lệ phí thông qua Ví điện tử, trên ứng dụng Ngân hàng điện tử Agribank E-Mobile Banking; triển khai dịch vụ thu hộ học phí cho các cơ sở giáo dục sử dụng phần mềm quản lý trường học của SSC, MISA,… Doanh số dịch vụ thanh toán hóa đơn tăng gần 50% so với năm 2020, tổng số lượng giao dịch thanh toán đạt hơn 54 triệu giao dịch với gần 20 triệu tỷ đồng.
Thanh toán là một nhu cầu thiết yếu của người dân. Tuy vậy, việc phổ cập phương thức thanh toán không dùng tiền mặt ở khu vực nông thôn, miền núi, vùng xa vẫn gặp khó khăn, việc thay đổi thói quen hành vi cho người tiêu dùng thanh toán không dùng tiền mặt là một việc không hề dễ, nhất là khi tư duy sử dụng tiển mặt đã ăn sâu trong tâm thức bao đời của người Việt.
Chính vì vậy, cần phải có những "cú hích" đủ mạnh, có sự đồng bộ từ chính sách tới hạ tầng cơ sở, những giá trị tạo được phải chứng minh hiệu quả để người dùng tin tưởng sử dụng. Dịch bệnh cũng là một trong những chất xúc tác quan trọng thúc đẩy giao dịch thanh toán không tiền mặt trở lên phổ biến hơn với người dân.
Ðể thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, Agribank đã tập trung triển khai nhiều giải pháp, trong đó có việc hoàn thiện hành lang pháp lý và cơ chế, chính sách, xây dựng kế hoạch chuyển đổi số ngành ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, hướng tới mục tiêu phát triển các mô hình ngân hàng số, gia tăng tiện ích, trải nghiệm khách hàng và thực hiện mục tiêu tài chính toàn diện, thúc đẩy ứng dụng công nghệ mới, tiên tiến theo hướng tối ưu hóa hoạt động nghiệp vụ, nâng cấp, phát triển hệ thống thanh toán, bảo đảm hoạt động an toàn, hiệu quả và có khả năng kết nối, tích hợp với các hệ thống khác, mở rộng hệ sinh thái thanh toán số để phục vụ thanh toán trực tuyến…
Đồng thời, để khuyến khích khách hàng tham gia nhiều hơn trong các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, Agribank thường xuyên tham gia các buổi roadshow, hội chợ, tọa đàm, giới thiệu các sản phẩm Ngân hàng điện tử và sản phẩm thẻ chip, đến các hộ kinh doanh, tiểu thương để tư vấn, mở thẻ, tạo mã VietQR cho khách hàng của mình. Trong năm 2021 bùng nổ về thanh toán số, Agribank đã tổ chức nhiều chương trình khuyến mại, ưu đãi hợp lý; phối hợp với các đơn vị chấp nhận thanh toán (đơn vị cung ứng điện, nước, dịch vụ viễn thông, trang thương mại điện tử, siêu thị, nhà hàng, trung tâm mua sắm,…) tri ân khách hàng như: miễn phí giảm phí dịch vụ thanh toán; tặng quà, hoàn tiền, giảm giá hàng hóa dịch vụ, tặng điểm thưởng,… cho khách hàng khi mở mới tài khoản thanh toán, thẻ ngân hàng,… hoặc thực hiện thanh toán hóa đơn, chi trả tiền mua hàng hóa, dịch vụ bằng các phương thức TTKDTM như thanh toán thẻ, thanh toán qua ứng dụng trên điện thoại di động, thanh toán qua mã QR, trích nợ tự động,…
Lợi thế chi nhánh rộng khắp cả nước đã giúp việc tuyên truyền rộng rãi chính sách thanh toán không dùng tiền mặt và các sản phẩm Ngân hàng hiện đại đến mọi đối tượng khách hàng trên cả nước.
Kết nối mang đến những giá trị thành công
Để tạo thuận lợi cho khách hàng thanh toán không dùng tiền mặt, nhiều năm qua, các ngân hàng đã chú trọng đầu tư kết cấu hạ tầng, công nghệ nhằm nâng cao chất lượng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thanh toán ngày càng tăng của xã hội và thích ứng với tiến trình hội nhập quốc tế; góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, minh bạch hóa giao dịch thanh toán trong nền kinh tế, góp phần phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, rửa tiền.
Xác định ứng dụng công nghệ mới để hạn chế thanh toán dùng tiền mặt là mục tiêu quan trọng của mình, Agribank đã ứng dụng công nghệ mới, hiện đại để thanh toán qua xác thực vân tay, nhận diện khuôn mặt... Cùng với đó, triển khai ký kết thỏa thuận với các đơn vị để cung ứng dịch vụ thu tiền điện, tiền nước, học phí, viện phí; chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, góp phần thúc đẩy thanh toán dịch vụ công không tiền mặt.
Agribank tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn về thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán điện tử, kỹ năng sử dụng dịch vụ ngân hàng an toàn hợp lý; nâng cao nhận thức của khách hàng trước rủi ro an ninh mạng, hoạt động lừa đảo trên không gian mạng; chủ động áp dụng các hình thức cảnh báo kịp thời, hiệu quả tới khách hàng…
Dựa trên chiến lược lấy khách hàng làm trọng tâm, Agribank đã mang đến khách hàng những trải nghiệm số hóa vượt trội và giải pháp tài chính được cá nhân hóa theo nhu cầu. Với số lượng khách hàng sử dụng thẻ trên 16 triệu người, đây là kết quả của chặng đường dài với những nỗ lực để thu hút, thay đổi và tạo niềm tin cho người sử dụng.
Những nỗ lực không ngừng trong việc ứng dụng công nghệ số, phát triển các sản phẩm tiện ích, với những giải pháp thanh toán vượt trội, góp phần quan trọng thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt nội địa, Agribank đã vinh dự đạt giải thưởng cho hệ thống công nghệ thông tin xuất sắc lĩnh vực tài chính - ngân hàng và ngân hàng số.
Theo bảng thành tích này, Agribank đã vinh dự góp 03 giải thưởng về phân khúc thẻ trong hành trình 10 sản phẩm đạt giải Sao Khuê, đó là: Thẻ Lộc Việt Agribank, Hệ thống phát hành và thanh toán thẻ Chip chuẩn EMV, Agribank AutoBank CDM 24/7. Các sản phẩm thẻ Agribank luôn duy trì vị thế Top 3 trên thị trường thẻ trong những năm gần đây.
Cùng với đó, tháng 3 vừa qua, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) xuất sắc được vinh danh tại hai giải thưởng Ngân hàng Việt Nam tiêu biểu do Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) phối hợp với Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế tại Việt Nam (IDG Vietnam) tổ chức: Giải thưởng “Ngân hàng có sản phẩm, dịch vụ sáng tạo tiêu biểu” và Giải thưởng “Ngân hàng tiêu biểu vì cộng đồng”.
Thực thi nhiều giải pháp đột phá để tạo điều kiện cho người dân Việt Nam tham gia nhiều hơn vào hoạt động thanh toán điện tử, các giải pháp số hóa về dịch vụ thẻ và thanh toán nội địa hướng đến người dùng của Agribank đã tạo ra sự lan tỏa mạnh mẽ không chỉ đến khách hàng Agribank, mà còn chuyển đổi hành vi thanh toán nội địa của người dân Việt Nam nói chung, góp phần đưa thanh toán không tiền mặt đi vào đời sống, hướng đến mục tiêu chung "Vì một xã hội không tiền mặt”.
Minh Hằng
Tin mới
Bình Định: Các nữ chủ doanh nghiệp được đào tạo về thương mại điện tử
Tại TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định vừa diễn ra “Khóa đào tạo Thương mại điện tử (TMĐT) và Chiến lược xây dựng thương hiệu số (THS) cho doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ”. Gần 50 học viên là các nữ chủ DN được trang bị những kiến thức, kỹ năng về TMĐT và xây dựng THS…
Bộ Nội vụ đồng ý nghỉ Tết 9 ngày, nghỉ lễ 30/4 và 1/5 kéo dài 5 ngày
Bộ Nội vụ thống nhất với phương án nghỉ tết Nguyên đán Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất. Thời gian nghỉ kéo dài 9 ngày, từ ngày 26 tháng Chạp đến hết mùng 5 tháng Giêng.
Quảng Bình trao Giấy chứng nhận cho 52 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024
Ngày 19/9, Sở Công Thương tỉnh Quảng Bình vừa tổ chức hội nghị nhằm tôn vinh và trao Giấy chứng nhận cho các sản phẩm công nghiệp nông thôn (CNNT) tiêu biểu năm 2024.
Bắc Ninh: Dự án xây dựng đường gom quốc lộ 18 chậm 4 năm do cán bộ chính quyền thiếu quyết liệt
Do vướng mắc trong công tác GPMB của 9 hộ dân thôn Mao Dộc, xã Phượng Mao. Thị xã Quế Võ nên dự án đầu tư xây dựng đường gom QL.18 từ khu công nghiệp Quế Võ đến Khu đô thị Tây Hồ đã chậm tiến độ 04 năm so với kế hoạch, thể hiện sự thiếu quyết liệt của các cấp chính quyền cơ sở trong công tác GPMB dự án.
Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về kinh doanh TMĐT
Đội số 1, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Đắk Nông đẩy mạnh công tác tuyên truyền về các hoạt động kinh doanh TMĐT trên địa bàn huyện Đắk R’Lấp và huyện Tuy Đức.
Mang ma túy ra thăm bạn gái rồi cùng nhau sử dụng, 3 đối tượng lĩnh 19 năm tù
Tòa án nhân dân (TAND) huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh vừa tuyên phạt 3 đối tượng: Nguyễn Việt Dũng, Nguyễn Đình Nho và Võ Thị Thanh Bình 19 năm tù giam về tội “Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy" và “Tàng trữ trái phép chất ma túy”.
Câu chuyện thương hiệu
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM
MobiFone trao tặng hàng trăm phần quà tận tay người lao động, hỗ trợ dạy học trực tuyến mùa bão lũ