Agribank góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp tuần hoàn
Phát huy vai trò ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam chủ lực trong đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn, Agribank tích cực triển khai nhiều giải pháp góp phần cùng hệ thống chính trị thúc đẩy phát triển nông nghiệp tuần hoàn, kinh tế tuần hoàn.
Xây dựng kinh tế tuần hoàn (KTTH) đã được xác định là một trong những định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030 nhằm đạt được lợi ích kép về giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường. Trong bối cảnh nhiều quốc gia trên thế giới đang chuyển đổi mạnh mẽ sang kinh tế tuần hoàn thì đây chính là bài học kinh nghiệm hết sức sống động để Việt Nam thúc đẩy các mô hình kinh tế tuần hoàn nhanh đi vào cuộc sống, thực hiện thành công mô hình nông nghiệp tuần hoàn thích ứng với biến đổi khí hậu đang diễn biến ngày một phức tạp như hiện nay. Phát huy vai trò ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam chủ lực trong đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn, Agribank tích cực triển khai nhiều giải pháp góp phần cùng hệ thống chính trị thúc đẩy phát triển nông nghiệp tuần hoàn, kinh tế tuần hoàn.
Ở Việt Nam, mầm mống của kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp đã có từ đầu những năm 80 của thế kỷ XX, nhưng những năm gần đây, khi phát triển bền vững nền nông nghiệp đang đứng trước những áp lực của sự suy giảm tài nguyên, gia tăng phát thải và biến đổi khí hậu thì khái niệm kinh tế tuần hoàn mới thường được nhắc đến. Với ý nghĩa là một vòng tròn khép kín, kinh tế tuần hoàn hướng đến một chu trình sản xuất khép kín, các chất thải qua xử lý được quay trở lại, trở thành nguyên liệu cho sản xuất, từ đó giảm mọi tác động tiêu cực đến môi trường, bảo vệ hệ sinh thái và sức khỏe con người. Ở nước ta, nông nghiệp đang là một trong những lĩnh vực thể hiện rõ nét nhất vòng tròn khép kín mang nhiều giá trị bền vững của mô hình kinh tế tuần hoàn.
Xu hướng của nông nghiệp bền vững
Trong những năm qua, ngành Nông nghiệp Việt Nam đã có những thành tựu vượt bậc, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010 - 2020 đạt 3%/năm, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực và kim ngạch xuất khẩu nông sản. Tuy nhiên, phát triển nông nghiệp chỉ chú trọng đến năng suất, sản lượng mà chưa quan tâm đến việc tận dụng các chất thải từ quá trình sản xuất gây lãng phí tài nguyên và ô nhiễm môi trường. Thực tế cho thấy, hoạt động chăn nuôi trong đó chủ yếu là nhóm vật nuôi lợn và gia cầm đang là nguồn tạo khí thải lớn ra môi trường khi số lượng của đàn vật nuôi ngày càng tăng lên đáng kể. Cùng với đó là việc gia tăng sản lượng hàng nông sản trong hoạt động trồng trọt kéo theo việc sử dụng quá mức các loại phân bón hóa học, thuốc trừ sâu và các loại hóa chất bảo vệ thực vật khác; phế phụ phẩm nông nghiệp nhất là hiện tượng đốt phế phụ phẩm nông nghiệp trong trồng lúa, cà phê và ngô đã gây ô nhiễm môi trường không khí cục bộ tại một số địa phương.
Trong bối cảnh ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đã và đang tác động nghiêm trọng trên nhiều lĩnh vực với quy mô toàn cầu, nguồn tài nguyên ngày càng hạn hẹp, ngành nông nghiệp Việt Nam cần phải chuyển đổi mô hình sản xuất theo hướng kinh tế tuần hoàn tạo ra nhiều giá trị kinh tế, phúc lợi, sử dụng nguồn nguyên liệu đầu vào ít hơn, giảm lượng chất thải ra môi trường, góp phần kiểm soát ô nhiễm và phát triển bền vững. Nhận thức được xu thế này, Đảng và Nhà nước đã có chủ trương, chính sách thực hiện kinh tế tuần hoàn nói chung và kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp nói riêng.
Hiện nay ở nước ta, kinh tế tuần hoàn trong sản xuất nông nghiệp đã được vận dụng trong phát triển các mô hình như: Trang trại vườn - ao - chuồng (VAC) hay vườn - ao - chuồng - rừng (VACR) hoặc vườn - ao - chuồng - biogas (VACB); Mô hình “lúa, tôm”, “lúa, cá”; Mô hình trồng lúa - trồng nấm - sản xuất phân hữu cơ - trồng cây ăn quả; Mô hình sản xuất phân hữu cơ từ chất thải nông nghiệp; Mô hình sản xuất tổng hợp bò - trùn quế - cỏ, ngô - gia súc, gia cầm - cá; Mô hình chăn nuôi an toàn sinh học 4F (Farm-Food-Feed-Ferlitizer: trồng trọt - thực phẩm - chăn nuôi - phân bón); Mô hình “vòng tuần hoàn xanh” trong các trang trại bò sữa. Các mô hình này áp dụng kinh tế tuần hoàn trong sản xuất, với quy trình sản xuất theo chu trình khép kín, hầu hết các chất thải, phế phụ phẩm được quay lại làm nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất khác thông qua việc áp dụng công nghệ sinh học, công nghệ hóa lý, các tiến bộ khoa học kỹ thuật cùng với những ứng dụng linh hoạt trong quá trình tổ chức sản xuất và kinh doanh, đã có nhiều địa phương triển khai các mô hình này hiệu quả.
Hiện thực hệ sinh thái tuần hoàn trong nền nông nghiệp Việt Nam
Bám sát chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng về đẩy mạnh thực hiện chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, thời gian qua, Agribank với vai trò tiên phong, chủ lực của Ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam luôn chủ động, tích cực đưa các Nghị quyết về nông nghiệp, nông dân, nông thôn nhanh chóng đi vào cuộc sống. Trong bối cảnh nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, ô nhiễm môi trường nông nghiệp ngày càng gia tăng và có ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống con người, cảnh quan sinh thái, Agribank càng ý thức sâu sắc việc phát triển nền nông nghiệp bền vững, thân thiện với môi trường qua mô hình kinh tế tuần hoàn trong sản xuất nông nghiệp là một xu thế tất yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh do giảm thiểu chi phí sử dụng tài nguyên (giảm chi phí sử dụng nước, tái sử dụng các chất thải, xử lý biogas giúp giảm chi phí nhiên liệu...), giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu. Nhờ những chính sách hiệu quả, đặc biệt là chính sách về tín dụng, kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam những năm gần đây không ngừng phát triển. Sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp chất lượng cao để hướng tới những thị trường đầy tiềm năng đang được Chính phủ, các bộ ngành đặc biệt quan tâm, tích cực triển khai.
Với vai trò chủ lực phát triển nông nghiệp, nông thôn, hàng năm, nguồn vốn Agribank đầu tư cho "Tam nông" luôn chiếm 70% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế và chiếm tỷ trọng lớn nhất thị phần tín dụng nông nghiệp, nông thôn tại Việt Nam. Dòng vốn tín dụng của Agribank được tập trung vào sản xuất kinh doanh, tăng trưởng tín dụng xanh, năng lượng sạch, ứng dụng công nghệ cao. Từ tháng 11/2016, Agribank triển khai chương trình tín dụng ưu đãi quy mô tối thiểu 50.000 tỷ đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp sạch với nhiều ưu đãi cho khách hàng vay vốn thông qua giảm lãi suất cho vay từ 0,5%/năm đến 1,5%/năm cho khách hàng tham gia vào chuỗi sản xuất nông nghiệp sạch, đồng thời không ngừng nỗ lực cải tiến quy trình, phương pháp cho vay, tiết giảm chi phí để mở rộng đầu tư tín dụng, đơn giản hoá thủ tục giúp khách hàng tiếp cận vốn vay một cách nhanh chóng. Tính đến nay, doanh số cho vay lĩnh vực này của Agribank đã đạt trên 20.000 tỷ đồng; chỉ riêng từ đầu năm đến 31/05/2021, dư nợ đạt 1.918 tỷ đồng.
Với lượng vốn lớn hàng năm cung ứng cho địa bàn nông nghiệp, nông thôn, Agribank đã đáp ứng nhu cầu đầu tư của mọi thành phần kinh tế, thúc đẩy lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn phát triển, tạo ra thị trường hàng hóa trong nông nghiệp với nhiều sản phẩm mũi nhọn, có kim ngạch xuất khẩu cao, có thương hiệu như lúa gạo, trái cây, thủy sản,... Thời gian qua, với vai trò là "mắt xích" quan trọng trong chuỗi liên kết sản xuất nông nghiệp, Agribank đã góp phần tạo nên các sản phẩm nông nghiệp đạt chất lượng, có giá trị hàng hóa cao, đáp ứng các tiêu chí khắt khe của các thị trường khó tính và tìm được chỗ đứng tại thị trường khu vực và thế giới. Các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao bước đầu đã tạo được sự đồng thuận cao giữa các doanh nghiệp và người dân, qua đó dần hình thành “làn sóng” đầu tư phát triển nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao, có đóng góp tích cực đối với quá trình triển khai tái cơ cấu nền nông nghiệp. Có thể kể đến các mô hình do Agribank đầu tư đã mang lại hiệu quả thiết thực như: trồng rau, hoa, quả (Lâm Đồng, Sơn La), cánh đồng mẫu lớn (Cần Thơ), chăn nuôi (Bắc Ninh, Lào Cai, Hà Nam, Đồng Nai,…), trồng hoa lan, nuôi bò sữa (Củ Chi), chanh dây, hoa quả và rau an toàn ở khu vực các tỉnh Tây Nguyên (Đăk Nông, Kon Tum), thanh long theo tiêu chuẩn VietGap (Bình Thuận)…
Lựa chọn vì tương lai
Kiên định với sứ mệnh “Tam nông”, thời gian tới với mục tiêu hướng tới xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường, Agribank tập trung ưu tiên nguồn vốn, mở rộng cho vay có hiệu quả các dự án, chương trình phát triển sản xuất, kinh doanh khu vực nông nghiệp, nông thôn, nhất là các chương trình, dự án tạo ra giá trị tăng thêm, nông nghiệp công nghệ cao, đảm bảo duy trì tỷ trọng dư nợ cho vay khu vực nông nghiệp, nông thôn luôn đạt mức 70%; Cải tiến quy trình thủ tục, phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới phù hợp phục vụ ngày càng hiệu quả hơn nhu cầu phát triển kinh tế xã hội khu vực nông nghiệp, nông thôn, thúc đẩy nhanh hơn quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới, trong đó chú trọng phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái dựa trên tiến bộ khoa học và công nghệ.
Hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng phục vụ địa bàn nông nghiệp nông thôn, mỗi cán bộ, người lao động Agribank nhất là những cán bộ trực tiếp tiếp cận, phục vụ khách hàng, người dân khu vực “Tam nông” từ hiểu rõ vai trò của kinh tế tuần hoàn, nông nghiệp tuần hoàn, trong quá trình tiếp xúc, tư vấn dự án, chương trình sản xuất kinh doanh của khách hàng, cùng khách hàng, người dân, doanh nghiệp đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức, chú trọng phát triển hiệu quả các mô hình kinh tế tuần hoàn trong sản xuất nông nghiệp. Khuyến khích đầu tư phát triển các mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, an toàn đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng và bảo vệ môi trường, góp phần loại bỏ dần các mô hình sản xuất nông nghiệp cũ, lạc hậu, tiến tới xây dựng nền nông nghiệp hiện đại thông qua ưu đãi về cơ chế chính sách, cải tiến thủ tục hành chính, tài chính, tiếp cận các nguồn lực,.. cùng ngành nông nghiệp, doanh nghiệp và người dân thực hiện kinh tế tuần hoàn một cách hệ thống và đồng bộ; hỗ trợ người dân phát triển chuỗi cung ứng cung cấp cho người tiêu dùng thân thiện với môi trường và xây dựng thương hiệu sản phẩm để xuất khẩu sang thị trường các nước trên thế giới. Từ đó, các mô hình kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp tốt được khuyến khích và tạo hiệu ứng thực hiện kinh tế tuần hoàn trong mọi hoạt động kinh tế - xã hội.
Ý thức được vai trò định chế tài chính đầu tư nguồn vốn cho phát triển nông nghiệp, nông thôn, Agribank thông qua những hành động cụ thể tuyên truyền, nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp xanh, nông nghiệp tuần hoàn đạt hiệu quả; đồng thời nêu cao trách nhiệm chung tay cùng Đảng, Nhà nước, Chính phủ, ngành nông nghiệp và doanh nghiệp, người dân tích cực, đồng lòng thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn đảm bảo “lấy bảo vệ môi trường và sức khỏe nhân dân là mục tiêu hàng đầu”, đúng như yêu cầu đã được xác định tại Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Nhật Minh
Tin mới
Công ty Thủy điện Tuyên Quang đóng thêm 1 cửa xả lũ
Vào 15h chiều 11/9, Công ty Thủy điện Tuyên Quang đóng thêm 1 cửa xả lũ. Trước đó, thuỷ điện Hoà Bình đã đóng toàn bộ các cửa xả vào lúc 12h...
Giải Cầu lông Báo Thanh Hóa mở rộng năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 4 đến 6/10
Sáng 11/9, Ban Tổ chức Giải Cầu lông Báo Thanh Hóa mở rộng năm 2024 đã họp chuẩn bị cho giải.
Khôi phục hoạt động xuất nhập cảnh qua cửa khẩu Lào Cai
Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh Lào Cai vừa ban hành thông báo về việc khôi phục hoạt động xuất nhập cảnh qua cửa khẩu Lào Cai.
Di dời hàng chục hộ dân ở Thanh Hóa trước nguy cơ sạt lở đất
Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, tại Km20+829.32 trên tuyến QL15 đoạn qua địa phận xã Phú Thanh, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa xuất hiện vết nứt taluy dương có nguy cơ sạt lở với chiều dài khoảng 200m. Nếu xảy ra tình trạng sạt lở sẽ gây chia cắt, ách tắc tuyến QL15 và nguy cơ gây mất an toàn cho 10 hộ dân sinh sống ở khu vực này.
Bắc Bộ và Thanh Hoá có mưa dông, mưa lớn cục bộ, có nơi trên 200mm
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 11/9, Bắc Bộ, Thanh Hóa mưa lớn cục bộ, có nơi trên 200mm.
Lũ quét kinh hoàng tại Lào Cai: Huy động tối đa nhân lực khẩn trương tìm kiếm các nạn nhân
Thông tin từ UBND tỉnh Lào Cai, đến sáng hôm nay (11/9), số người chết do lũ quét tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên (tỉnh Lào Cai) đã lên đến 30 người, hiện vẫn còn 65 người đang mất tích.
Câu chuyện thương hiệu
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9
PVTrans (PVT) sắp trả tổng cộng hơn 106,8 tỷ đồng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 3%
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới
Bình Điền xuất khẩu phân bón NPK Đầu Trâu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho nông dân Lào
Thuơng hiệu Than Hà Lầm với công tác bảo vệ môi trường