Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

10 tỉnh, thành phố có thu nhập bình quân đầu người cao nhất Việt Nam

Số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê: Năm 2023, GDP bình quân đầu người của Việt Nam ước đạt 101,9 triệu đồng/người (tương đương 4.153,17 USD, theo giá hiện hành), tăng 160 USD so 2022. Trong đó, 10 tỉnh, thành phố có thu nhập bình quân đầu người cao nhất Việt Nam…

10 tỉnh, thành phố có thu nhập bình quân đầu người cao nhất Việt Nam
10 tỉnh, thành phố có thu nhập bình quân đầu người cao nhất Việt Nam

Bài 3: Hà Nội hoàn thành các mục tiêu tổng quát về kinh tế - xã hội 2023

Trong bối cảnh khó khăn, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 của TP. Hà Nội, cơ bản hoàn thành mục tiêu tổng quát. Kết quả này - là sự nỗ lực của toàn Đảng bộ, chính quyền, hệ thống chính trị,  các tầng lớp nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp Thủ đô.

Vượt thách thức bằng nội lực

Năm 2023, tình hình thế giới và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức, nhưng nền kinh tế đất nước và Thủ đô nói riêng tiếp tục xu hướng phục hồi, cơ bản đạt được mục tiêu tổng quát đề ra và nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực.

Những thành quả đạt được - là sự nỗ lực của toàn Đảng bộ, chính quyền, hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân Thủ đô; sự lãnh đạo quyết liệt của Thành ủy; việc cụ thể hóa, thể chế hóa các chủ trương, cơ chế, chính sách của HĐND Thành phố Hà Nội.

Trong bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị thế giới biến động khó lường, nhưng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự chỉ đạo, điều hành kịp thời, quyết liệt, sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ , sự nỗ lực của các cấp, ngành, địa phương và Nhân dân cả nước, nền kinh tế đạt mức tăng trưởng 5,05%, là kết quả tích cực và thuộc nhóm các nước có mức tăng trưởng cao nhất khu vực và thế giới.

Bên cạnh đó, các chỉ tiêu thống kê cho thấy, kinh tế vĩ mô trong nước tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức phù hợp; cung - cầu hàng hóa thiết yếu được bảo đảm, hoạt động mua sắm hàng hóa, tiêu dùng nội địa duy trì mức tăng khá. Đầu tư công được đẩy mạnh về số vốn thực hiện, tốc độ tăng tỷ lệ giải ngân ở mức cao, an sinh xã hội được quan tâm kịp thời, hiệu quả.

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 của TP. Hà Nội, cơ bản hoàn thành mục tiêu tổng quát

Cùng với cả nước, kinh tế Hà Nội duy trì mức tăng trưởng khá, ước tính tăng 6,27% so năm trước; GRDP bình quân đầu người ước đạt 151,1 triệu đồng, tăng 6,5% so năm 2022; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố, ước đạt 400,4 nghìn tỷ đồng, bằng 113,5% dự toán, tăng 20% so thực hiện năm 2022.

Chi ngân sách chuyển dịch theo hướng tích cực, ước thực hiện 102,1 nghìn tỷ đồng, đạt 97,2% dự toán năm và tăng 9,9% so 2022. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2023 tăng 2,04% so bình quân năm 2022; lạm phát cơ bản được kiểm soát.

Thu hút đầu tư đạt kết quả nổi bật, năm 2023, thu hút FDI của thành phố đạt gần 2,9 tỷ USD. Môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện; số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng 6,3% so năm trước.

Công tác quản lý và phát triển đô thị chuyển biến tích cực. Tiến độ lập và phê duyệt các quy hoạch xây dựng được đẩy mạnh, tích cực triển khai lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 - theo Luật Quy hoạch và Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến 2065. Xây dựng hạ tầng và phát triển đô thị được quan tâm đầu tư: Khởi công và triển khai dự án đường Vành đai 4; đẩy nhanh tiến độ triển khai Đề án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ…

Phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới tiếp tục được đẩy mạnh. Đến nay, toàn thành phố có 2.167 sản phẩm OCOP, 18/18 huyện, thị xã đạt chuẩn nông thông mới, 382/382 (100%) xã đạt chuẩn nông thôn mới, 111 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 20 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

Các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch được tích cực đẩy mạnh. Hà Nội tiếp tục triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 22/2/2022 về “Phát triển công nghiệp văn hoá trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến 2030, tầm nhìn đến 2045”.

Giáo dục, y tế và tôn tạo di tích được đặc biệt quan tâm đầu tư. Đoàn thể thao Hà Nội đạt thành tích ấn tượng tại SEA Games 32 với 99 huy chương - chiếm gần 1/3 số huy chương toàn đoàn Việt Nam.

Công tác chăm sóc sức khoẻ Nhân dân được cải thiện về cả chất lượng phục vụ và quy mô; an toàn thực phẩm được tăng cường, dịch bệnh được kiểm soát tốt.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng phát biểu tại kỳ họp thứ 14, HĐND TP. Hà Nội Khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 – 2026

Năm 2023, thành phố và các cấp, ngành thực hiện tốt chính sách xã hội đối với người có công, kịp thời thăm hỏi, hỗ trợ người gặp khó khăn đột xuất. Công tác giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống Nhân dân Thủ đô tiếp tục được quan tâm chú trọng. Thành phố đã chuẩn bị tốt nhất các điều kiện phục vụ Nhân dân Thủ đô mừng năm mới 2024, vui xuân và đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn lành mạnh, an toàn, tiết kiệm.

Theo kế hoạch, tổng trị giá hàng hóa tiêu dùng thiết yếu cung ứng trong dịp Tết khoảng 40.000 tỷ đồng, tăng 10% so 2023.

Hoàn thành và vượt mức 18/23 chỉ tiêu kế hoạch

Phát biểu tại Kỳ họp thứ 14, HĐND TP. Hà Nội Khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 – 2026 vừa qua, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh:

Năm 2023, bên cạnh những thuận lợi là cơ bản, Thủ đô Hà Nội phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức, đặc biệt là trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước có những thuận lợi, cơ hội và khó khăn, thách thức đan xen, tình hình dịch bệnh, thiên tai diễn biến bất thường, ảnh hưởng không nhỏ tới phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Tuy nhiên, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 của thành phố - cơ bản hoàn thành mục tiêu tổng quát, đã hoàn thành và vượt mức 18/23 chỉ tiêu kế hoạch đề ra, trong đó có 3 chỉ tiêu vượt kế hoạch.

Các ngành, lĩnh vực đều phát triển khá. Ước cả năm 2023, GRDP của thành phố tăng 6,27%, thấp hơn kịch bản đề ra, nhưng vẫn cao hơn mức bình quân chung cả nước, khoảng trên 5%.

Hoạt động sản xuất, kinh doanh tại một doanh nghiệp Thủ đô

Thành phố đang triển khai nhiều nhiệm vụ quan trọng có tính chiến lược đến phát triển Thủ đô trong tương lai, như:

Phối hợp với Bộ Tư pháp, các bộ, ngành, cơ quan Trung ương, tập trung, khẩn trương xây dựng, hoàn thiện Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), đã trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 6; dự kiến Quốc hội thông qua kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2024);

Đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050; khởi công dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, mục tiêu hoàn thành vào năm 2026 và đưa vào khai thác năm 2027...

Bí thư Thành ủy Hà Nội khẳng định, những thành quả đạt được nêu trên - là sự nỗ lực của toàn Đảng bộ, chính quyền, hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp Thủ đô; sự lãnh đạo quyết liệt của Thành ủy; việc cụ thể hóa, thể chế hóa các chủ trương, cơ chế, chính sách của HĐND Thành phố.

Bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2023 của thành phố còn một số tồn tại, hạn chế, như: Còn một số chỉ tiêu chưa đạt; kinh tế tăng trưởng thấp hơn so kế hoạch; tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cao hơn cùng kỳ năm trước, nhưng vẫn thấp hơn so mục tiêu đề ra; cải thiện môi trường đâu tư của thành phố tuy có cải thiện, song chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của thành phố.

Nhiều đổi mới trong hoạt động

Ông Đinh Tiến Dũng cũng nhấn mạnh, trong thời gian qua, HĐND, thường trực HĐND đã có nhiều đổi mới trong hoạt động, toàn diện, sâu sát và hiệu quả với những kết quả nổi bật.

HĐND Thành phố đã nắm bắt, lựa chọn đúng và trúng các nội dung, những vấn đề quan trọng, cấp thiết, sát yêu cầu thực tiễn của thành phố, cử tri và Nhân dân quan tâm để ban hành nghị quyết và giám sát, tái giám sát, chất vấn, giải trình nhằm kịp thời khắc phục các tồn tại, hạn chế, bất cập. Từ đó, đề xuất thúc đẩy đầu tư, các cơ chế, chính sách trong các lĩnh vực của thành phố, góp phần hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị năm 2023.

Nhấn mạnh 2024 là năm thứ 4 thực hiện kế hoạch 5 năm 2021 - 2025, là năm bản lề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết XVII Đại hội Đảng bộ thành phố.

Trong siêu thị

Bí thư Thành ủy yêu cầu:

“Tại kỳ họp này, trên cơ sở phân tích, đánh giá một cách khách quan, toàn diện về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Các đại biểu cần phân tích, đặc biệt là dự báo và lượng hóa đầy đủ các yếu tố tác động và ảnh hưởng đến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước và Kế hoạch đầu tư công năm 2024 của thành phố đảm bảo sát với thực tiễn, có tính đột phá, tính hiệu quả, tính khoa học và tính khả thi cao.

Trong đó, cần đặc biệt chú trọng lựa chọn những nhiệm vụ, đề án, dự án có trọng tâm, trọng điểm để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo trong năm 2024...”.

Đối với các nghị quyết chuyên đề, cơ chế, chính sách mang tính đặc thù, Bí thư Thành ủy đề nghị:

“Chúng ta đi sâu vào làm rõ các tác động, tính hiệu quả, các giải pháp đột phá, tầm nhìn xa hơn, bảo đảm phù hợp, khả thi để triển khai nhanh, góp phần khai thác hiệu quả các tiềm năng, lợi thế to lớn của Thủ đô về nguồn lực con người, nguồn lực về khoa học và công nghệ, tháo gỡ các nút thắt về hạ tầng, thể chế và phát huy tính năng động, sáng tạo, tự chủ của cơ sở, thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo tốt an sinh xã hội.

Bên cạnh đó, cần tập trung rà soát, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, nhằm đẩy nhanh tiến độ, chuẩn bị đầu tư, lập dự án đầu tư, công tác đền bù giải phóng mặt bằng, nâng cao tỷ lệ giải ngân đầu tư công. Đặc biệt, kiên quyết cắt giảm vốn đầu tư cho các dự án không giải ngân được để chuyển bổ sung nguồn vốn chi trả nợ, thu hồi vốn ứng trước, các dự án cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện… nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công”.

Nhiệm vụ trọng tâm đặt ra 2024

2024 là năm thứ tư thực hiện Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025, năm bản lề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp. Dự báo tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, ảnh hưởng lớn đến nhiều ngành, lĩnh vực… tác động trực tiếp đến kinh tế cả nước và Thủ đô Hà Nội.

Để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội thành phố năm 2024, đòi hỏi các cấp, ngành, địa phương thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; của Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố về thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, đồng thời tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

(1) Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc các thủ tục về quy hoạch, đầu tư, đất đai, đảm bảo chất lượng và tiến độ xây dựng các dự án lớn, công trình trọng điểm có tính đột phá và giá trị lan tỏa cao, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, tạo thêm năng lực sản xuất mới cho nền kinh tế;

(2) Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tăng cường cải cách thủ tục hành chính gắn với chuyển đổi số, nâng cao chất lượng dịch vụ công trực tuyến;

(3) Đẩy mạnh phát triển sản xuất công nghiệp theo định hướng Chương trình phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên, Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ và Đề án phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực của thành phố;

(4) Bảo đảm cân đối cung - cầu hàng hóa; phát triển mạng lưới lưu thông phân phối và bán lẻ hàng hóa, chuỗi cửa hàng tiện lợi, chuỗi cửa hàng giao dịch tự động; tăng cường ứng dụng mã QR trong truy xuất thông tin trực tuyến, thanh toán trực tuyến;

(5) Kiểm soát tốt dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm nhằm đảm bảo cung cấp thực phẩm tiêu dùng tăng cao dịp lễ, Tết;

(6) Thực hiện tốt công tác an sinh, phúc lợi xã hội, lao động, việc làm; quan tâm, chăm sóc chu đáo đối với người có công, đối tượng trợ giúp xã hội, hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng thụ hưởng chính sách thường xuyên và đột xuất…

H. Thủy

 
 

 

Bài liên quan

Tin mới

Một số cổ phiếu cần quan tâm ngày 17/9 của các công ty chứng khoán.
Một số cổ phiếu cần quan tâm ngày 17/9 của các công ty chứng khoán.

Cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 17/9 của các công ty chứng khoán.

Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Lao Bảo: Mang Tết Trung thu đến với bản “đặc biệt” xã Tân Thành
Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Lao Bảo: Mang Tết Trung thu đến với bản “đặc biệt” xã Tân Thành

Ngày 16/9, tại Bản Hà Lệt, xã Tân Thành (huyện Hướng Hóa), Đoàn cơ sở Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Lao Bảo (Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị) phối hợp với Đoàn cơ sở xã Tân Thành tổ chức Chương trình “Biên cương - Đêm hội trăng rằm”.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lạng Sơn thăm, tặng quà trẻ em nhân dịp Tết Trung thu
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lạng Sơn thăm, tặng quà trẻ em nhân dịp Tết Trung thu

Ngày 16/9 (tức ngày 14/8 Âm lịch), Đoàn công tác của tỉnh Lạng Sơn do Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Lạng Sơn Hoàng Văn Nghiệm, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn làm trưởng đoàn đến thăm, tặng quà trẻ em ở Trung tâm Hy vọng Lộc Bình, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn nhân dịp Tết Trung thu năm 2024.

Xây dựng Đề án chuyển đổi số cần xác định các mũi đột phá
Xây dựng Đề án chuyển đổi số cần xác định các mũi đột phá

Trong quá trình xác định các mũi đột phá, các bộ, ngành, địa phương bám sát thực tiễn chuyển đổi số, bảo đảm đồng bộ, gắn liền với triển khai Đề án 06 tại bộ, ngành, địa phương mình.

Ngành Y tế Lạng Sơn tập trung chỉ đạo xử lý môi trường, truyền thông phòng chống dịch bệnh cho người dân
Ngành Y tế Lạng Sơn tập trung chỉ đạo xử lý môi trường, truyền thông phòng chống dịch bệnh cho người dân

Đây là một trong những ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn, Trưởng đoàn công tác của Bộ Y tế đến thăm, hỗ trợ và kiểm tra công tác y tế, khắc phục hậu quả bão lụt tại tỉnh Lạng Sơn ngày 16/9/2024

Bắc Giang: Nhiều hoạt động chăm lo con công nhân, thiếu nhi hoàn cảnh khó khăn dịp Tết Trung thu
Bắc Giang: Nhiều hoạt động chăm lo con công nhân, thiếu nhi hoàn cảnh khó khăn dịp Tết Trung thu

Nhân dịp Tết Trung thu năm 2024, nhiều cơ quan, đơn vị, đoàn thể trên địa bàn tỉnh Bắc Giang quan tâm bố trí kinh phí, vận động các nguồn tài trợ để tổ chức nhiều hoạt động chăm lo con công nhân lao động, thiếu nhi hoàn cảnh khó khăn, bị ảnh hưởng do bão số 3.