Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

10 năm cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”: Hàng Việt khẳng định vị thế

Sau hơn 10 năm phát động, cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã góp phần nâng cao nhận thức của người dân trong việc lựa chọn, tiêu dùng hàng Việt; giúp DN nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm, từ đó làm ra sản phẩm chất lượng, tạo niềm tin đối với NTD.

Chuyển biến tích cực

Theo báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện cuộc vận động, tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ từ năm 2009 đến nay, đều có mức tăng trưởng khoảng 10% mỗi năm. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) từ mức lạm phát phi mã 19,8% năm 2008, đã giảm xuống mức dưới 5% trong những năm qua.

Hàng Việt vẫn chiếm tỷ lệ cao ở thị trường nội địa, từ 80 đến trên 90% tại các các kênh phân phối hiện đại và từ 60% trở lên tại các kênh bán lẻ truyền thống. Tỷ lệ nguyên phụ liệu nội địa của ngành dệt may chiếm khoảng 50%, tỷ lệ nội địa hóa ngành da giày chiếm khoảng 40 - 50%; áp dụng công nghệ 4.0 trong sản xuất ô tô, chế biến sữa, sợi và dệt nhuộm nhằm tăng năng suất, tăng chất lượng sản phẩm…

Hầu hết NTD đều đánh giá cao chất lượng hàng hóa do các DN trong nước sản xuất, mẫu mã được cải thiện và giá thành phù hợp với mặt bằng chung hiện nay.

Chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Minh Phong nhận định: “Chất lượng hàng Việt Nam ngày càng tốt hơn. Muốn làm tốt cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, trước hết DN phải làm tốt về chất lượng, cạnh tranh được mẫu mã sản phẩm, thì NTD mới có thể ủng hộ hết mình. Hàng chất lượng tốt, người dân sẽ tự động mua và ngày càng tin dùng. Tôi luôn ủng hộ cuộc vận động và điều này thúc đẩy DN Việt phải có tính cạnh tranh cao, phải đầu tư kỹ thuật dây chuyền sản xuất tốt hơn để phục vụ NTD”.

10 năm cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”: Hàng Việt khẳng định vị thế - Hình 1

Thứ trưởng Bộ Công thương - Nguyễn Thắng Hải

Phát biểu tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện cuộc vận động, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cho biết: “Sau 10 năm, cuộc vận động đã tạo được niềm tin và sự quan tâm mua sắm, tiêu dùng trong phần lớn NTD đối với hàng hóa thương hiệu Việt. Ngoài ra, còn nhằm phát hiện, tôn vinh, động viên kịp thời các DN nội sản xuất, phân phối sản phẩm thương hiệu Việt, cung ứng dịch vụ thương hiệu Việt có chất lượng tại thị trường trong nước.

Đến nay, khoảng 400 DN đã được tôn vinh - đạt thương hiệu quốc gia, 196 DN đạt giải thưởng sản phẩm hàng hóa thương hiệu Việt tiêu biểu hưởng ứng cuộc vận động, vinh danh 21 nghệ nhân nhân dân, 100 nghệ nhân ưu tú”…

Hàng Việt vươn xa

Theo thống kê, kể từ khi tiển khai cuộc vận động, tính từ giai đoạn năm 2010 - 2019, Bộ Công thương đã phê duyệt 946 đề án xúc tiến thương mại nội địa với tổng kinh phí 237,53 tỷ đồng. Các hoạt động xúc tiến thương mại thị trường trong nước tập trung vào nhóm tổ chức hội chợ hàng Việt, phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo.

Nhiều tổ chức, DN tham gia như hệ thống Siêu thị Sài Gòn Co.op Mart, Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro), Hiệp hội DN hàng Việt Nam chất lượng cao, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), Công ty Kỹ nghệ súc sản (Vissan), Tổng công ty Giấy Việt Nam, Tổng công ty Công nghiệp dầu thực vật Việt Nam, Công ty CP Intimex, Công ty TNHH Ba Huân, Sài Gòn Satra... giúp nông sản Việt có thị trường tiêu thụ ổn định trong nước và từng bước xây dựng thương hiệu.

Có thể kể đến như Hội chợ đặc sản vùng - miền Hà Nội, tổ chức định kỳ hàng năm từ năm 2014 đến nay; Tuần lễ cá sông Đà - đặc sản tỉnh Hòa Bình, Sơn La (12 loại cá đặc sản sông Đà đã được giới thiệu quảng bá tại 15 Siêu thị Big C khu vực miền Bắc); Tuần lễ nhãn và nông sản an toàn tỉnh Sơn La: các sản phẩm nông sản an toàn của tỉnh Sơn La đạt Chứng nhận VietGAP, GobalGAP, như xoài, bơ sáp, chuối tây Mộc Châu…

10 năm cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”: Hàng Việt khẳng định vị thế - Hình 2

Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt

Hỗ trợ DN 46 tỉnh, thành phố đưa hàng hóa (chè, cà phê, gia vị, trái cây: chanh leo, thanh long, dừa, bơ…) vào các hệ thống phân phối nước ngoài như Aeon (Nhật Bản), Central Group (Thái Lan), Lotte (Hàn Quốc), chợ đầu mối Rungis (Pháp)...

Theo thông tin từ Ban lãnh đạo Tập đoàn Aeon (Nhật Bản), tính chung cả năm 2016, tổng giá trị hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản qua hệ thống Aeon đã đạt 200 triệu USD, trong đó hàng may mặc chiếm 69%, thực phẩm 20% và đồ gia dụng 11%; năm 2018 là khoảng 250 triệu USD. Tháng 10 năm 2018, Bộ Công thương đã ký Biên bản ghi nhớ với Tập đoàn Aeon, trong đó nêu lên mục tiêu cụ thể về kim ngạch xuất khẩu hàng Việt vào hệ thống Aeon như sau: Đạt 500 triệu USD vào năm 2020 và 1 tỷ USD vào năm 2025.

Không dừng lại ở đó, nhiều năm qua, hàng Việt đang dần chinh phục những thị trường khó tính như châu Âu, Mỹ… Việc đưa các mặt hàng trái cây như xoài, chôm chôm, thanh long… là ví dụ điển hình.

Chủ động hội nhập

Bà Lê Việt Nga, Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương) cho biết: “Việt Nam, cùng với sự phát triển kinh tế những năm qua, ngành bán lẻ cũng phát triển nhờ nhu cầu mua sắm, thu nhập của người dân tăng cao; quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu ngày càng sâu rộng, chính sách cởi mở của thị trường Việt Nam trong thu hút FDI, môi trường kinh doanh ngày càng cải thiện. Vì vậy, nhiều DN FDI trong lĩnh vực bán lẻ đã tham gia thị trường và mở rộng quy mô bán lẻ, mang công nghệ quản lý, nguồn vốn đầu tư mạnh mẽ cho thị trường bán lẻ Việt Nam”.

“Trong quá trình triển khai cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, chúng tôi đã có nhiều chương trình vận động DN bán lẻ thuần Việt và DN có vốn FDI cùng tham gia. Ngoài việc thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa trong nước ở kênh phân phối tại Việt Nam, chúng tôi cũng vận động họ tìm cách xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài thông qua hệ thống phân phối của mình”, bà Nga nói.

Tiến trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới của Việt Nam - là cơ hội cho các nhà bán lẻ nội mở rộng kênh phân phối ra nước ngoài. Chính vì vậy, bản thân mỗi DN cần năng động hơn nữa, đầu tư mở rộng dây chuyền sản xuất, chất lượng sản phẩm, quảng bá... mang tính chuyên nghiệp hơn.

Nhiều DN cho rằng, hội nhập quốc tế là một xu thế thúc đẩy kinh tế, thương mại toàn cầu, nhưng bên cạnh những thuận lợi có được, các DN Việt cũng sẽ phải đối mặt không ít thách thức. Trong đó, có sức ép từ hàng hóa nhập khẩu, theo đó sẽ lớn dần, cạnh tranh về dịch vụ đầu tư của các nước ASEAN dẫn đến một số ngành, một số sản phẩm phải thu hẹp sản xuất, thậm chí rút khỏi thị trường.

Sức ép đối với các DN thuộc lĩnh vực bán buôn, bán lẻ sẽ lớn dần do cạnh tranh với chuỗi phân phối từ các nước ASEAN, nhiều lĩnh vực kinh doanh của Việt Nam còn hạn chế về vốn, thương hiệu, chưa đủ năng lực cạnh tranh về chất lượng, mẫu mã... Vì vậy, việc nhận được sự giúp đỡ từ những ưu đãi, chính sách của Chính Phủ - là điều kiện cần và đủ để DN Việt ngày càng vươn xa.

Việc các DN luôn chủ động tuân thủ các quy trình sản xuất, kiểm soát chất lượng hàng hóa và các bộ ngành chức năng kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, khả năng hàng hóa mang thương hiệu Việt, xuất khẩu trực tiếp vào các hệ thống siêu thị nước ngoài sẽ không còn là vấn đề khó.

Cùng với đó, tiếp tục đầu tư sản xuất hàng hóa có tính cạnh tranh, không chỉ về giá cả mà cả chất lượng, để tận dụng ưu thế của chương trình “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” ngày càng lan tỏa mạnh mẽ hơn.

Trang Nguyễn

Bài liên quan

Tin mới

Đề xuất Khung năng lực số áp dụng cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân
Đề xuất Khung năng lực số áp dụng cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân

Theo dự thảo của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), việc ban hành Khung năng lực số áp dụng cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm mục đích làm căn cứ thống nhất về yêu cầu năng lực số của người học trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Golden Sands Golf Resort: Sân golf thử thách và thân thiện nhất Việt Nam
Golden Sands Golf Resort: Sân golf thử thách và thân thiện nhất Việt Nam

Nằm bên bờ biển xinh đẹp Vinh Thanh (Huế), chỉ cách Cố đô Huế gần 20km về phía đông, tuyệt phẩm sân golf mới tại miền di sản Cố đô mang tên Golden Sands Golf Resort được đội ngũ thiết kế sân golf hàng đầu thế giới Nicklaus Design chắt lọc những điểm tinh túy nhất của kiểu sân golf phong cách links ven biển để tạo nên một sân golf được coi là thử thách nhất Việt Nam hiện nay, kể cả với golf thủ chuyên nghiệp, nhưng cũng vô cùng thân thiện với golf thủ ở mọi trình độ.

Vĩnh Phúc bổ nhiệm tân Giám đốc Sở Tài chính
Vĩnh Phúc bổ nhiệm tân Giám đốc Sở Tài chính

Sáng 23/9, UBND tỉnh Vĩnh Phúc công bố quyết định về công tác cán bộ tại Sở Tài chính.

Trách nhiệm xã hội - chiến lược quan trọng giúp doanh nghiệp phát triển bền vững
Trách nhiệm xã hội - chiến lược quan trọng giúp doanh nghiệp phát triển bền vững

Theo Tiến sỹ Nguyễn Sỹ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội thì trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không chỉ là một nhiệm vụ đạo đức mà còn là một chiến lược quan trọng để phát triển bền vững trong dài hạn.

Quận Nam Từ Liêm tuyển dụng 19 Phó hiệu trưởng và 243 viên chức giáo dục
Quận Nam Từ Liêm tuyển dụng 19 Phó hiệu trưởng và 243 viên chức giáo dục

UBND quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội thông báo tuyển dụng tuyển 243 chỉ tiêu biên chế giáo viên từ mầm non đến THCS. Đồng thời, tổ chức thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý các cơ quan, đơn vị thuộc quận, trong đó có 19 vị trí Phó hiệu trưởng.

Lễ khánh thành, ra mắt Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư diễn ra vào 25/9
Lễ khánh thành, ra mắt Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư diễn ra vào 25/9

Lễ khánh thành, ra mắt Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư dự kiến diễn ra vào ngày 25/9 tại Khu Công nghệ cao, Phường Hiệp Phú, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.