VinaPhone “ Tiếp tay” tin nhắn rác: Móc túi khách hàng?
Bạn đọc liên tiếp phản ảnh tới Thương hiệu & Công luận, về việc khách hàng sử dụng thuê bao Vinaphone, thường xuyên bị “khủng bố” bởi tin nhắn rác và mất tiền vô lý trong tài khoản.
Đặc biệt, khi khách hàng khiếu nại thì nhà mạng này giải quyết không thỏa đáng, thậm chí còn cắt liên lạc điện thoại khiến khách hàng bức xúc.
Mệt mỏi bởi tin nhắn rác
Theo đơn trình bày của ông Đỗ Lệnh Hùng Tú, một khách hàng lâu năm của Vinaphone tại TP. HCM, từ năm 2013 đến nay, bất kể ngày đêm, điện thoại của ông luôn bị quấy nhiễu bởi tin nhắn rác. Rất nhiều đầu số/vùng gọi như RINGTUNES; MCA; LIVESCREEN; VLIVE; SMART MEDIA/9754; 9793; 9565; 9630… cùng rất nhiều các đầu nhắn tin rác khác :+841227927355, +841287883941, +84903986066, +841265020529… Nội dung những tin ấy là quảng cáo, kết quả xổ số, rao bán căn hộ, rao bán đất, rao bán sim…
Và cũng từ đó, tiền cước điện thoại của ông Tú hàng tháng bị tăng lên đột biến. Khi ông Tú yêu cầu nhà mạng in sao kê chi tiết cước từ cả năm 2013 đến nay, Vinaphone chỉ in cho 03 tháng từ tháng 01 - 03/2014. Tuy vậy, từ bản sao kê đã lộ ra một sự thật: trong tiền cước phí tháng 01/2014 có tới 79.997 VND; tháng 02/2014 là 162.723 VND; tháng 03/ 2014 là 214.540 VND (chưa kể thuế) mà ông Tú phải trả cho các dịch vụ ma của SMART MEDIA, VLIVE, RINGTUNES BAI HAT, LIVE SCREEN… mà ông chưa bao giờ sử dụng.
“Không đủ cơ sở để giảm cước”…
Mệt mỏi vì bị quấy nhiễu bởi tin nhắn rác, bực bội vì cước điện thoại tăng gấp đôi bình thường. Ngày 28/04/2014, ông Tú đã trực tiếp đến khiếu nại tại Trung tâm Chăm sóc khách hàng của Vinaphone tại TP. HCM. Ngày 06/05/2014, ông Tú nhận được Thư trả lời số 1783/TTKD-NGVU do bà Phó phòng Nghiệp vụ Đặng Thị Phương Chi ký tên với thông báo: “Hiện nay, Bộ Thông tin & Truyền thông và Bộ Công an đang phối hợp để xử lý các thông tin không lành mạnh, tin rác nên rất mong quý khách thông cảm”.
Tiếp đó, Vinaphone đòi hỏi khách hàng nếu không muốn bị tin nhắn rác “khủng bố” thì phải tự thao tác máy của mình để kích hoạt tắt dịch vụ quảng cáo đã được tích hợp sẵn trên sim 64K và 128K bằng cách soạn tin nhắn gửi tới tổng đài 18001091. Khôi hài hơn, Vinaphone “dụ” khách hàng tham gia dịch vụ Quản lý cuộc gọi với mức cước 10.000 đồng/tháng để “giảm thiểu tin rác”. Ngoài những trả lời trên thì Vinaphone rũ bỏ hoàn toàn trách nhiệm khi ghi rõ: “Rất tiếc, khiếu nại của quý khách không đủ cơ sở để giảm cước”.
Trong khi đang khiếu nại nên ông Tú chưa đóng cước tháng 3/2014, ngay lập tức thuê bao của ông Tú đã bị nhà mạng Vinaphone cắt liên lạc 2 chiều khiến công việc của ông Tú gặp rất nhiều khó khăn.
Có sự tiếp tay của nhà mạng?
Vì sao tin nhắn rác có thể “khủng bố” khách hàng cả ngày lẫn đêm và khách hàng phải “è lưng” ra trả cước phí cho những dịch vụ “trời ơi” mà mình không hề sử dụng? Nhà mạng bất lực hay có sự tiếp tay?
Dư luận đặt câu hỏi: Phải chăng, có sự ăn chia giữa nhà mạng và công ty chuyên dịch vụ nội dung (CSP)?
Nhiều người cho hay, để tin nhắn rác được phát tán “một cách rộng rãi”, sau khi ký hợp đồng với nhà mạng để được cấp đầu số và cung cấp dịch vụ nội dung, ngoài việc trực tiếp kinh doanh, các công ty CSP còn ký kết với hàng chục công ty vệ tinh (CP) để cùng kinh doanh và ăn chia theo thỏa thuận. Nhiều CP lớn dựng lên cả loạt CP nhỏ chuyên phân tán tin nhắn rác để khi bị phạt hay thu hồi đầu số sẽ không ảnh hưởng đến tên tuổi CSP mẹ. Bên cạnh đó, thông thường, theo quy định của các dịch vụ gửi tin nhắn sẽ bắt buộc người dùng phải có bước xác nhận đồng ý hay không đồng ý gửi tin nhắn. Nhưng các CP sẽ cài thêm những phần mềm - cho phép bỏ qua thao tác này. Chính vì vậy, khi chủ thuê bao đọc tin nhắn là có thể lập tức bị trừ tiền.
Có thể thấy, ngoài việc phải trả tiền để bị “khủng bố” bởi tin nhắn rác, thì với việc “tích hợp” sẵn những dịch vụ không cần thiết theo sim mà không thông báo cho khách hàng biết, hàng tháng, Vinaphone đã “móc túi” “thượng đế” một khoản cước phí không nhỏ với những dịch vụ mà họ không hề biết và không hề sử dụng. Và với số lượng hàng chục triệu thuê bao thì số tiền mà “thượng đế” của Vinaphone bị “móc túi” sẽ không hề nhỏ.
Đề nghị các cơ quan chức năng cần vào cuộc điều tra, xử lý những vi phạm của các nhà mạng nhằm trả lại quyền lợi chính đáng cho người tiêu dùng.
Đặng Long, Văn Ký
Tin mới
Nhiều loại nước hoa quả hiện diện tại đế chế xoài Pakistan
Theo Thương vụ Việt Nam tại Pakistan thì, việc Việt Nam xuất khẩu được nước trái cây vào "đế chế" trái cây Pakistan là một thành quả đáng tự hào, có ý nghĩa to lớn trong việc phát triển cơ cấu hàng xuất khẩu sang các mặt hàng chế biến sâu.
Việt Nam nhập khẩu lúa mì tăng mạnh
Việt Nam chi hơn 1 tỷ USD nhập 3,64 triệu tấn lúa mì (trong 7 tháng đầu năm), tăng 18,3% về lượng nhưng giảm 6,7% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái nhờ giá bình quân hạ.
Bắc Giang: Xuyên đêm căng mình đắp đê ngăn lũ
Do ảnh hưởng của bão số 3, lũ trên sông Thương, sông Lục Nam, thuộc tỉnh Bắc Giang dâng cao, nguy cơ mất an toàn. Mặc dù trong điều kiện khó khăn song đêm 8/9, các lực lượng chức năng vẫn tích cực căng mình phối hợp đắp đê chống tràn, bảo vệ sản xuất của nhân dân hai xã Vũ Xá (Lục Nam) và Nghĩa Hưng (Lạng Giang).
Cần Thơ: Hàng chục căn nhà tốc mái, bị sập do mưa kèm dông lốc
Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự - Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thành phố Cần Thơ cho biết về tình hình thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn từ ngày 4 đến ngày 8/9, trong đó mưa kèm theo dông lốc đã làm ảnh hưởng 38 căn nhà, thiệt hại hơn 570 triệu đồng.
VN-Index hôm nay: Nhà đầu tư nên mua vào khi VN-Index về ngưỡng 1.250 điểm
Theo chuyên gia của ASEANSC thì, hôm nay, ngày 9/9, nhà đầu tư nên mua khi VN-Index về ngưỡng 1.250 điểm, nên bán khi VN-Index chạm ngưỡng 1.285 - 1.300 điểm. Vùng quản trị rủi ro là 1.220 điểm.
Doanh nghiệp 1 năm tuổi muốn làm dự án hơn 400 tỷ tại Quảng Trị
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Trị vừa mở hồ sơ đăng ký thực hiện đối với dự án Khu dân cư Nam sông Hiếu, phường 4, TP. Đông Hà.
Câu chuyện thương hiệu
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới
Bình Điền xuất khẩu phân bón NPK Đầu Trâu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho nông dân Lào
Thuơng hiệu Than Hà Lầm với công tác bảo vệ môi trường
Hành trình phát triển thương hiệu của Công ty TNHH Dược phẩm và Trang thiết bị Y tế Hoàng Đức
Thế giới số sẽ chia cổ tức 5% bằng tiền mặt và 30% bằng cổ phiếu
Vietsovpetro góp phần quan trọng vào sự phát triển của ngành Dầu khí Việt Nam