Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Xuất khẩu thuỷ sản tiếp tục bứt phá

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam - VASEP, xuất khẩu thủy sản trong tháng 05/2022 không còn duy trì được mức tăng trưởng nóng như tháng trước đó nhưng vẫn chạm mốc 1 tỷ USD, cao hơn 27% so với cùng kỳ năm ngoái.

Xuất khẩu thủy sản tháng 05 vẫn chạm mốc 1 tỷ USD
Xuất khẩu thủy sản tháng 05 vẫn chạm mốc 1 tỷ USD.

Giữ đà tăng trưởng "tỷ đô"

Thông tin từ VASEP, 05 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu thuỷ sản cả nước mang về kim ngạch trên 4,6 tỷ USD, tăng 42% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, nhiều mặt hàng duy trì mức tăng trưởng khả quan.

Lý do xuất khẩu thủy sản trong tháng 05/2022 không duy trì được mức tăng trưởng nóng như tháng trước đó chủ yếu do xuất khẩu tôm giảm nhiệt. Cụ thể, trong tháng Năm, xuất khẩu tôm chỉ tăng 19%, đạt 416 triệu USD so với mức tăng 47% trong tháng trước đó. Tính đến hết tháng Năm vừa qua, xuất khẩu tôm ước đạt 1,8 tỷ USD, tăng 38% so với cùng kỳ năm 2021 và chiếm 39% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản.

Theo một số doanh nghiệp (DN), xuất khẩu tôm những tháng đầu năm nay tăng đột phá do có sẵn nguồn nguyên liệu dự trữ và tồn kho từ năm 2021, nhiều DN ký được hợp đồng từ cuối năm ngoái với mức giá cao trong bối cảnh dịch Covid-19 căng thẳng, tình trạng lạm phát giá trên toàn cầu cũng tác động giá tôm tăng và sự trở lại của DN Việt Nam với các hội chợ thủy sản quốc tế tại Mỹ, EU…

“Từ đầu tháng Năm vừa qua, thời tiết có chiều hướng bất lợi cho tôm nuôi, mưa đầu mùa sớm hơn mọi năm, xuất hiện dịch bệnh ảnh hưởng đến sản lượng tôm, nguồn nguyên liệu tôm không được khả quan như 04 tháng đầu năm. Do vậy, tháng Năm vừa qua và vài tháng tới, có khả năng nguyên liệu tôm sẽ thiếu hụt hơn”, VASEP nhận định.

Bên cạnh đó, nhu cầu tôm của một số thị trường nhập khẩu chính có xu hướng chững lại sau khi tăng mạnh từ cuối năm 2021 tới nay. Do vậy, xuất khẩu tôm quý II và quý III được dự báo sẽ tăng trưởng chậm lại so với quý I.

Xuất khẩu cá tra trong tháng Năm vừa qua cũng có xu hướng chững lại so với tháng Tư tăng 65% đạt 245 triệu USD. Tuy nhiên, lũy kế 05 tháng đầu năm, xuất khẩu cá tra vẫn giữ được mức tăng trưởng cao gần 90%, kim ngạch đạt trên 1,2 tỷ USD.

Tính tới hết tháng Năm, giá cá tra nguyên liệu tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long vẫn giữ mức giá ổn định so với trước dịp lễ 30/04. Thời tiết trong tháng 05 vừa qua thuận lợi cho việc ương thả giống, trong khi giá cá tra giống có xu hướng giảm sau thời gian tăng mạnh, nên các chủ ao nuôi đã thả nuôi nhiều. Khối lượng cá tra thu hoạch trong tháng vừa qua ước đạt 134,1 nghìn tấn, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm trước.

Cùng chung xu hướng, kim ngạch xuất khẩu nhiều mặt hàng hải sản gồm mực, bạch tuộc, cua ghẹ, nhuyễn thể có vỏ, tuy vẫn tăng so với cùng kỳ nhưng mức tăng đều thấp hơn so với tháng 04 vừa qua.

Riêng xuất khẩu cá ngừ vẫn giữ được tăng trưởng cao 41% trong tháng Năm, đạt trên 93 triệu USD. Tính chung 05 tháng đầu năm, xuất khẩu cá ngừ đạt 461 triệu USD, tăng 58% so với cùng kỳ năm 2021.

Phó Tổng thư ký VASEP Nguyễn Hoài Nam nhận định, năm 2022, lạm phát giá thực phẩm và thuỷ sản cao kỷ lục trên thế giới là một lợi thế cho mặt hàng cá tra xuất khẩu của Việt Nam. Xuất khẩu cá tra sang các thị trường tăng mạnh, nhất là Mỹ, EU và Trung Quốc.

Trong năm 2022, ngành thủy sản đề ra mục tiêu đạt 9 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu. Để đạt mục tiêu này, VASEP khuyến cáo DN xuất khẩu phải tuân thủ các quy định bắt buộc của thị trường, đáp ứng những nhu cầu bổ sung đối với các thị trường riêng lẻ trong khối. Đặc biệt, phải kiểm soát chặt chẽ chất lượng sản phẩm để giữ uy tín thương hiệu thủy sản Việt chung trong khối.

“Các DN cần tiếp tục tìm kiếm cơ hội gia tăng thị phần cá tra trước sự thiếu hụt nguồn cung cá thịt trắng tại các quốc gia Châu Âu. Bên cạnh đó, cần vận dụng tốt hơn nữa lợi thế của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) để xuất khẩu thủy sản trong thời gian tới vì còn nhiều dư địa để phát triển”, ông Nguyễn Hoài Nam khuyến nghị.

Thách thức cho các DN xuất khẩu

Tình hình chiến sự Nga - Ucraine chưa đến hồi kết, vẫn tiếp tục tác động tiêu cực đến các ngành kinh tế, đặc biệt là giá xăng ngày càng tăng cao đã khiến nhiều ngư dân ngừng ra khơi đánh bắt. Nguyên liệu hải sản khan hiếm vì chi phí khai thác cao. Do vậy, nguồn nguyên liệu hải sản để chế biến xuất khẩu tiếp tục là bài toán khó với các DN hiện nay.

Xuất khẩu cá tra tăng trưởng mạnh cả về sản lượng và giá trị
Xuất khẩu cá tra tăng trưởng mạnh cả về sản lượng và giá trị.

Trước tình hình trên, VASEP nhận định, có 03 thách thức cho xuất khẩu thủy sản trong những quý cuối năm. Đó là, sự khan hiếm nguồn nguyên liệu đảm bảo cho sản xuất xuất khẩu, tăng giá cước tàu cùng với các chi phí đầu vào tăng.

Ông Trần Văn Lĩnh, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thủy sản và Thương mại Thuận Phước lấy ví dụ, mặt hàng tôm mặc dù giá xuất khẩu tôm dự báo tiếp tục tăng, thậm chí có thể tăng vọt, nhất là đến cuối quý III/2022. Tuy nhiên, theo ông Lĩnh, thời điểm cuối năm là lúc đã qua vụ thu hoạch của các vùng tôm nguyên liệu trong nước. Do vậy, người nuôi và các DN chế biến trong nước không tận dụng được cơ hội này.

Ngoài sự khan hiếm nguồn cung thì các thị trường chắc chắn sẽ lại chú trọng kiểm soát các yếu tố an toàn thực phẩm, truy suất nguồn gốc. Đặc biệt, “thẻ vàng IUU” mà Châu Âu đang gắn cho sản phẩm thủy sản từ Việt Nam về khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định là quy định về chống đánh bắt hải sản.

Đồng thời, với chính sách “Zero Covid” của Trung Quốc thì đây sẽ là trở ngại lớn với các DN xuất khẩu vào Trung Quốc. Thời gian qua đã có một số DN xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc bị trả hàng về và tạm ngừng xuất khẩu vì lý do “có dấu vết của Covid-19.”

Tuy nhiên, xuất khẩu thủy sản vẫn đang rộng mở cơ hội tăng trưởng. Ngoài tôm thì các mặt hàng chủ lực khác như cá tra, cá ngừ dự báo nhu cầu thị trường vẫn lớn. Đặc biệt, các DN thuỷ sản đang có sự chuẩn bị để kết nối trở lại với các hoạt động và tổ chức xúc tiến thương mại, trong đó có Hội chợ Thuỷ sản quốc tế Vietfish của VASEP vào tháng 08/2022. Sự kiện được kỳ vọng sẽ tiếp tục thu hút thêm nhiều nhà nhập khẩu thế giới đến với thuỷ sản Việt Nam, là đòn bẩy để thúc đẩy xuất khẩu tăng mạnh hơn trong những tháng cuối năm nay.

Ngoài ra, cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do, nhất là EVFTA, đang trở thành yếu tố thuận lợi cho DN Việt Nam có được giá cả cạnh tranh để đẩy mạnh xuất khẩu.

Bùi Quyền

Bài liên quan

Tin mới

Lãnh đạo, nhân dân thị trấn Lao Bảo sẻ chia với người dân vùng lũ phía Bắc
Lãnh đạo, nhân dân thị trấn Lao Bảo sẻ chia với người dân vùng lũ phía Bắc

Chiều ngày 13/9, tại trụ sở thị trấn. Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban MTTQVN trấn Lao Bảo tổ chức phát động, vận động kêu gọi các tổ chức, cá nhân, cơ quan, đơn vị, mạnh thường quân, nhà hảo tâm, doanh nghiệp, cán bộ và bà con nhân dân ủng hộ nhân dân phía Bắc khắc phục hậu quả thiên tai.

Trưởng ban Dân vận Trung ương thăm, tặng quà người dân bị thiệt hại do bão số 3 tại Lạng Sơn
Trưởng ban Dân vận Trung ương thăm, tặng quà người dân bị thiệt hại do bão số 3 tại Lạng Sơn

Ngày 13/9, đồng chí Mai Văn Chính, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương; đồng chí Bùi Thị Hòa, Chủ tịch Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và đoàn công tác của Trung ương đã đến thăm, động viên, hỗ trợ người dân bị thiệt hại do cơn bão số 3 tại xã Lâm Sơn, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn.

Nam Định thiệt hại gần 564 tỷ đồng do bão số 3, mưa lũ
Nam Định thiệt hại gần 564 tỷ đồng do bão số 3, mưa lũ

Qua thống kê, tổng giá trị thiệt hại do bão số 3, mưa lũ gây ra trên địa bàn tỉnh Nam Định gần 564 tỷ đồng. Trong đó, ngành nông nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Bộ Chính trị cho ý kiến về xây dựng, phát triển TP. Hải Phòng, đề án thành lập TP. Huế
Bộ Chính trị cho ý kiến về xây dựng, phát triển TP. Hải Phòng, đề án thành lập TP. Huế

Sau khi nghe đại diện lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương báo cáo, ý kiến góp ý của các cơ quan, Bộ Chính trị đã thảo luận và cơ bản thống nhất về những chủ trương, quan điểm, định hướng quan trọng.

Thanh toán nợ tiền sử dụng đất
Thanh toán nợ tiền sử dụng đất

Việc thanh toán nợ tiền sử dụng đất như thời điểm ông Mai Nam Lâm nêu tại câu hỏi thực hiện theo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 2 - Nghị định số 79/2019/NĐ-CP ngày 26/10/2019 của Chính phủ, sửa đổi Điều 16 - Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ, quy định về thu tiền sử dụng đất...

Yêu cầu 21 tỉnh, thành phố tổ chức ứng trực đê suốt ngày đêm
Yêu cầu 21 tỉnh, thành phố tổ chức ứng trực đê suốt ngày đêm

Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai vừa có văn bản gửi 21 tỉnh thành phố về việc đảm bảo an toàn chống lũ của đê trong quá trình vận hành các trạm bơm tiêu.