Thanh Hoá chưa nhận được nguồn thuốc Vitamin A từ Viện Dinh dưỡng Quốc gia

Theo khuyến nghị của Bộ Y tế, 01 năm có 02 đợt (đợt 1 ngày 01 và 02/06, đợt 2 ngày 01 và 02/12) bổ sung vitamin A liều cao cho trẻ nhằm phòng các bệnh về mắt như mù lòa, quáng gà.

Trong đợt 2 năm 2022, Thanh Hóa có hơn 400.000 trẻ từ 06-60 tháng tuổi sẽ được bổ sung Vitamin A liều cao. Tuy nhiên, theo đại diện Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hóa thì, đến thời điểm này tỉnh Thanh Hóa vẫn chưa thể triển khai bổ sung Vitamin A liều cao đợt 2 năm 2022 cho trẻ vì chưa nhận được nguồn thuốc Vitamin A từ Viện Dinh dưỡng Quốc gia.

Trước thông tin này, nhiều phụ huynh ở Thanh Hoá tỏ ra khá lo lắng.

Chị N.T.T (29 tuổi, TP. Thanh Hoá) cho biết,  cách đây vài ngày, chị đưa con gái 04 tuổi ra trạm y tế phường để uống vitamin A liều cao thì được thông báo chưa có. Nhân viên ở trạm y tế nói khi nào nhận được nguồn thuốc sẽ thông báo và tổ chức cho trẻ uống bù.

Tương tự, chị H.T.H (33 tuổi, Thị trấn Giắt, huyện Triệu Sơn) có 02 con trong độ tuổi cần bổ sung vitamin A liều cao cũng tỏ ra lo lắng khi con đang trong độ tuổi cần bổ sung mà chờ thì không biết đến bao giờ, sợ lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của con.

Trên mạng xã hội tràn lan các bài đăng bán công khai vitamin A liều cao
Trên mạng xã hội tràn lan các bài đăng bán công khai vitamin A liều cao.

Dường như nắm bắt được tâm lý này, những ngày gần đây, một số cá nhân đã nhanh chóng “bước chân” vào kinh doanh mặt hàng này, không khó để thấy trên mạng xã hội tràn lan các bài đăng bán công khai vitamin A liều cao với các quảng cáo: "Vitamin A không chỉ trẻ em mới dùng mà kể cả người già mắt kém, lão hóa, cận thị cũng cần bổ sung".

Những người bán hướng dẫn cách dùng vitamin A hàm lượng cao như nhân viên y tế có chuyên môn.

Không chỉ vậy, khi một số phụ huynh tỏ ý lo ngại về nguồn gốc xuất xứ của mặt hàng này, người bán đã nhanh chóng khẳng định đây là hàng chuẩn như ở các trạm y tế xã, phường cho trẻ em uống và là hàng “điểm mù” được tuồn từ trong nội bộ ra ngoài. (?!)

người bán đã nhanh chóng khẳng định đây là hàng chuẩn như ở các trạm y tế xã, phường cho trẻ em uống và là hàng “điểm mù” được tuồn từ trong nội bộ ra ngoài. (?!)
Người bán khẳng định đây là hàng chuẩn và là hàng “điểm mù” được tuồn từ trong nội bộ ra ngoài. (?!).

Giá cả của mặt hàng này cũng rất đa dạng, tuỳ từng nơi bán, dao động từ 15.000 đồng đến 30.000 đồng/ viên.

Tuy nhiên, đáng lo ngại đây lại là sản phẩm không rõ nguồn gốc, hàng trôi nổi và chính tình trạng buôn bán tràn lan vitamin A liều cao cùng với việc quảng cáo, tuyên truyền không chính xác về tác dụng sản phẩm đã tạo nên sự lạm dụng, dẫn đến hậu quả rất nghiêm trọng cho người dùng. 

Giá cả của mặt hàng này cũng rất đa dạng, tuỳ từng nơi bán, dao động từ 15 ngàn đồng đến 30 ngàn đồng/ viên.
Giá cả của mặt hàng này cũng rất đa dạng, tuỳ từng nơi bán, dao động từ 15.000 đồng đến 30.000 đồng/ viên.

Trao đổi vấn đề này với PV Thương hiệu & Công luận, ông Lê Việt Hùng, Giám đốc Trung tâm Y tế thành phố Thanh Hóa khẳng định: Không có chuyện có nguồn hàng từ nội bộ ngành y tế chuyển ra bên ngoài bán. Và hiện, tỉnh Thanh Hóa nói chung cũng như TP. Thanh Hoá nói riêng chưa được nhận nguồn thuốc vitamin A từ Viện Dinh dưỡng Quốc gia cấp về, những sản phẩm bán tràn lan trên mạng trong mấy ngày gần đây không rõ lấy từ nguồn đâu.

Không nên tự ý mua vitamin A bổ sung cho trẻ

Theo các bác sĩ, vitamin được chia làm 02 nhóm: Vitamin tan trong nước và vitamin tan trong dầu. Các vitamin tan trong nước là các vitamin nhóm B, vitamin C, PP, vitamin H.

Nếu lượng bổ sung nhiều hơn nhu cầu cơ thể thì sẽ bị đào thải qua hệ bài tiết hoặc tiêu hóa, song nếu bổ sung quá cao so với nhu cầu thì cơ thể có thể bị ngộ độc do đào thải không kịp.

Đối với các loại vitamin tan trong dầu như vitamin A, D, E, K, khi dư thừa sẽ được tích lũy trong cơ thể, không thể đào thải, gây ra những hệ lụy cho sức khỏe người sử dụng.

Cụ thể, vitamin A có tác dụng bảo vệ mắt, chống quáng gà và bệnh khô mắt, tăng cường sức đề kháng của cơ thể chống lại các bệnh nhiễm trùng. Thế nhưng, khi bổ sung vitamin A với lượng lớn hoặc kéo dài sẽ dẫn đến nguy cơ ngộ độc, làm tăng áp lực nội sọ dẫn đến buồn nôn, nôn, đau đầu. 

Theo khuyến cáo của ngành y tế, vitamin A liều cao được phát miễn phí. Nếu mua vitamin A liều cao ở trên mạng, có thể không bảo đảm chất lượng. Việc trẻ chậm uống vitamin A liều cao không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, trẻ có thể uống chậm 01-02 tuần.

Trong lúc chưa có nguồn thuốc, người dân nên tự xây dựng cho mình một chế độ ăn giàu Vitamin A
Trong lúc chưa có nguồn thuốc, ngành Y tế khuyến khích người dân nên tự xây dựng cho mình một chế độ ăn giàu vitamin A.

Trong lúc chưa có nguồn thuốc, người dân nên tự xây dựng cho mình một chế độ ăn giàu vitamin A. Vitamin A có nhiều trong thực phẩm có nguồn gốc động vật như thịt, cá, trứng, sữa và tiền chất vitamin A trong thực phẩm có nguồn gốc thực vật như rau màu xanh đậm, rau củ quả có màu vàng, cam...

Ngoài ra, cha mẹ có thể cho con bổ sung thêm bằng các thuốc Vitamin tổng hợp có chứa vitamin A, kết hợp tẩy giun định kỳ mỗi 06 tháng một lần.

Trong trường hợp nếu nghi ngờ trẻ thiếu hụt vitamin A, phụ huynh cần đưa đi khám bác sĩ chuyên khoa để xác định liều bổ sung phù hợp, không được tự ý sử dụng tránh gây ra những hệ lụy cho sức khỏe người sử dụng.

Theo quy định của pháp luật tại Điều 21 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP , sửa đổi bởi khoản 17, Điều 1 Nghị định 124/2015/NĐ – CP  quy định xử phạt Hành vi vi phạm về thời hạn sử dụng của hàng hóa, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ và có vi phạm khác như sau: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng:

a) Kinh doanh hàng hóa quá hạn sử dụng ghi trên nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa;

b) Đánh tráo, thay đổi nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa; hoặc tẩy xóa, sửa chữa thời hạn sử dụng trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa nhằm kéo dài thời hạn sử dụng của hàng hóa;

c) Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ; …

Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.

Như vậy, hành vi buôn bán hàng hoá không có hoá đơn, chứng từ sẽ bị coi là hàng hoá nhập lập; và bị xử phạt hành chính theo nghị định 185/2013, mức phạt cao nhất 100 triệu đồng; nghiêm trọng hơn có thể bị xử lý hình sự về tội buôn bán hàng giả.

Lê Nam