Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp vẫn bị coi nhẹ?

"Văn hóa là điều làm nên thương hiệu cũng như khẳng định giá trị của mỗi một doanh nghiệp, văn hóa quyết định đến sự tồn vong và phát triển của mỗi doanh nghiệp" là ý kiến của lãnh đạo nhiều doanh nghiệp tham dự Hội thảo Văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh do Báo Văn Hóa và Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh phối hợp tổ chức ngày 18/9, thế nhưng vấn đề này hiện vẫn bị coi nhẹ ở nhiều doanh nghiệp.

Văn hóa là thương hiệu của doanh nghiệp

Tại Hội thảo, bà Chu Thị Thu Hằng, Tổng Biên tập Báo Văn Hóa cho rằng, văn hóa DN và đạo đức kinh doanh đang trở thành nhân tố tác động mọi khía cạnh, hoạt động kinh doanh của DN. Câu chuyện đạo đức kinh doanh và văn hóa DN ngày càng có ý nghĩa thời sự khi thực tế liên tiếp xảy ra những scandal khiến dư luận bức xúc. Điều này cũng cho thấy, đạo đức kinh doanh và văn hóa DN trong bối cảnh hiện nay không phải là câu nói cửa miệng để khoe mẽ mà luôn gắn liền với lợi nhuận, triết lý kinh doanh, là sự sống còn và phát triển của mỗi DN.

Theo chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành, ẩn sâu trong vấn đề văn hóa, đạo đức kinh doanh là triết lý thị trường, triết lý phát triển của các DN và triết lý về cuộc sống. Với ý nghĩa này, chữ doanh nhân và doanh nghiệp (DN) sẽ được viết đúng nghĩa là văn hóa, đạo lý, đạo đức trong cách làm ăn.

Tham dự Hội thảo, ông Đỗ Minh Cương, Viện Văn hóa kinh doanh, Hiệp hội Phát triển văn hóa kinh doanh Việt Nam cho rằng văn hóa DN là công cụ và điều kiện để quản trị nhân tài của DN. Văn hóa DN cũng là bệ đỡ nội dung, là la bàn định hướng cho chiến lược của DN.

Về phía DN, ông Phạm Đức Bình, Giám đốc Công ty CP Công nghệ BNC Việt Nam nêu quan điểm, dù ở bất kỳ lĩnh vực nào thì xây dựng văn hóa DN đều là nhiệm vụ bắt buộc phải làm nếu muốn phát triển bền vững. Trong đó, sự tác động của thương hiệu tới văn hóa là vô cùng to lớn.

Cũng theo CEO Phạm Đức Bình, thương hiệu có liên quan mật thiết đến văn hoá DN. Nếu để nói về một tài sản gì đó của DN mà bất kỳ thành viên nào cũng muốn giữ, đó là thương hiệu. Đó cũng là hình ảnh thiêng liêng trong mỗi người, một tài sản không dễ mất giá trong chính DN. Thương hiệu không chỉ đơn giản là cái tên hay cái logo mà còn bao gồm cả cách làm ra sản phẩm, văn hoá ứng xử với khách hàng, là niềm tự hào mang lại tinh thần cho đôi ngũ nhân viên... Do vậy, xây dựng thương hiệu cũng có tác dụng tạo nền tảng cho văn hoá DN.

"Có một câu nói về văn hóa DN là: "Đừng nghĩ khi có tiền mới làm thương hiệu". Trên thực tế, trên 80% các DN khởi nghiệp ở nước ta nghĩ rằng họ chưa có tiền nên chưa làm thương hiệu. Đó là cách nghĩ chưa đúng, bởi họ hoàn toàn có thể xây dựng thương hiệu bằng các hoạt động hằng ngày của tổ chức, cố gắng tạo ra sự khác biệt cho hình tượng sản phẩm của họ, về sự độc đáo trong văn hóa của họ tới khách hàng và công chúng".

Ngoài ra, CEO Phạm Đức Bình cũng cho rằng, trong kinh doanh, chúng ta không chỉ cần chú ý đến văn hoá hữu hình mà còn phải quan tâm phát triển những cấu trúc của văn hoá DN. Điều quan trọng là trong văn hoá DN, những giá trị hữu hình và vô hình phải luôn đan xen và bổ trợ lẫn nhau chứ không phải cản trở nhau. Xây dựng được một thương hiệu mạnh đem lại cho DN nhiều thứ, trong đó có những thứ không lượng hóa được như uy tín, quan hệ, sự nổi tiếng…

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp vẫn bị coi nhẹ? - Hình 1

 

Toàn cảnh Hội thảo Văn hoá doanh nghiệp diễn ra ngày 18/9 tại Hà Nội

Đạo đức làm nên uy tín của doanh nghiệp

Ngoài việc xây dựng văn hóa DN, yếu tố đạo đức kinh doanh cũng được nhiều DN quan tâm hiện nay. Ông Lê Minh Tuấn, Giám đốc Công ty Cổ phần Team- up cho rằng, cùng với văn hóa, đạo đức kinh doanh chính là nhân tố gia tăng uy tín cho DN.

Sở dĩ như vậy theo ông Tuấn, kể cả những tập đoàn lớn, xuyên quốc gia, phát triển như vũ bão song vướng phải các vấn đề liên quan đến chất lượng, đạo đức kinh doanh làm mất lòng tin của người tiêu dùng, thương hiệu đó nhẹ thì bị ảnh hưởng uy tín, nặng có thể bị tẩy chay, ảnh hưởng đến sự tồn vong của DN.

"Trong bất cứ hoàn cảnh nào DN cũng phải giữ được đạo đức pháp lý vì đó là vấn đề rất quan trọng, bởi vì khi kinh doanh sẽ có những thời điểm DN gặp khó khăn, vượt qua được khó khăn, giữ vững đạo đức kinh doanh mới là yếu tố khẳng định thương hiệu, uy tín, giúp người tiêu dùng phân định rõ giá trị của các DN khác nhau", ông Tuấn nêu.

Còn quan điểm của bà Phùng Thu Trang, Trưởng ban Truyền thông Công ty Cổ phẩn Viễn thông FPT, với FPT Telecom, tiêu chí kinh doanh của DN chúng tôi lấy đạo đức, uy tín, chất lượng là yếu tố quan trọng sống còn.

Theo bà Trang, do FPT là DN lớn, số lượng khách hàng rất đông, không tránh khỏi những sái sót đến từ nhiều khâu, song dù ở vị trí nào nhân viên của FPT cũng phải học cách giao tiếp, ứng xử thận trọng với khách hàng, coi khách hàng là trung tâm để phục vụ với thái độ tận tâm nhất.

Về phía Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), ông Nguyễn Quang Vinh, Tổng thư ký nêu quan điểm, ngày nay những DN bền vững muốn đi xa thường là DN có trách nhiệm, có đạo đức.

Và để giữ gìn đạo đức kinh doanh theo ông Vinh, DN phải thực hiện xuyên suốt, không cho phép sự gián đoạn hay lơ là bởi một sai lầm có thể phải trả giá đắt.

Phát biểu tại Hội thảo, nhà sử học Dương Trung Quốc nêu ý kiến, thật đáng buồn là với những gì đang diễn ra, người ta nhận thấy không ít điều bình thường thì giá trị đạo đức lại là khái niệm xa xỉ. Các mục tiêu bị đảo lộn, không ít người kinh doanh sẵn sàng vì lợi nhuận mà làm trái đạo đức, lừa đảo. 

"Tình trạng nhiều DN trong nước không sản xuất, không có quyền kinh doanh nhưng tự phong quyền cho mình, tự PR hình ảnh để lừa đảo người tiêu dùng đang xuất hiện ở rất nhiều lĩnh vực khác, ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền lợi của người tiêu dùng và cần biện pháp mạnh tay từ các nhà quản lý", ông Dương Trung Quốc nói.

Chia sẻ kinh nghiệm của Thụy Điển trong việc xây dựng văn hóa DN và đạo đức kinh doanh, ông Johan Alvin, Bí thư thứ 2, Trưởng Ban thương mại Đại sứ quán Thủy Điển cho rằng: “Yếu tố giúp chúng tôi thành công trong văn hóa DN và đạo đức kinh doanh là không câu nệ hình thức trong môi trường DN và trong tổ chức, chúng tôi muốn tạo ra môi trường không có danh giới giữa mọi cá nhân.

Bên cạnh đó, khi đưa ra những quyết định giải quyết khó khăn, chúng tôi đều khuyến khích toàn bộ nhân viên, đối tác, đồng nghiệp tham gia vào quá trình đưa ra sáng kiến. Ngoài ra, chúng tôi luôn cố gắng tạo ra sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống giữa mỗi cá nhân trong doanh nghiệp, môi trường thoải mái giúp chúng tôi có tư duy tốt, đưa ra những sáng tạo hiệu quả để phát triển DN."

Trúc Mai

 

Bài liên quan

Tin mới

Long An chủ động khắc phục và hạn chế thiệt hại do thiếu nước
Long An chủ động khắc phục và hạn chế thiệt hại do thiếu nước

UBND tỉnh Long An đã có văn bản chỉ đạo các cấp, ngành và cơ sở cấp nước trên địa bàn tỉnh tiếp tục triển khai, thực hiện giải pháp xử lý triệt để, lâu dài đối với vấn đề cấp nước sạch phục vụ cho người dân các xã vùng hạ.

Xét xử cựu chủ tịch, phó chủ tịch huyện, thị trấn, trưởng phòng đo đạc bản đồ, TN&MT...
Xét xử cựu chủ tịch, phó chủ tịch huyện, thị trấn, trưởng phòng đo đạc bản đồ, TN&MT...

Sau 3 ngày xét xử hình sự sơ thẩm, chiều 20/9, Hội đồng xét xử (HĐXX) TAND tỉnh Phú Yên đã tuyên án đối với 22 bị cáo từng là cán bộ, công chức ở huyện Đông Hòa (nay là thị xã Đông Hòa)...

Bổ nhiệm phó chánh văn phòng UBND tỉnh, phó giám đốc sở
Bổ nhiệm phó chánh văn phòng UBND tỉnh, phó giám đốc sở

UBND tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức công bố và trao quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về việc bổ nhiệm Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Phó Giám đốc Sở NNPTNT...

Bổ nhiệm 21 tân vụ trưởng, kiểm toán trưởng, phó kiểm toán trưởng
Bổ nhiệm 21 tân vụ trưởng, kiểm toán trưởng, phó kiểm toán trưởng

Kiểm toán nhà nước đã tổ chức Lễ công bố và trao Quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước về việc bổ nhiệm nhân sự Vụ trưởng, Kiểm toán trưởng, Phó Kiểm toán trưởng và tương tương.

Bổ nhiệm tân Vụ trưởng, Vụ phó, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao
Bổ nhiệm tân Vụ trưởng, Vụ phó, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao

Ngày 20/9, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tổ chức Lễ công bố, trao quyết định bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý. Ông Nguyễn Huy Tiến, Viện trưởng Kiểm sát nhân dân tối cao dự và chủ trì buổi Lễ.

Sửa đổi quy định phân công, phân cấp quản lý về ATTP trên địa bàn TP. Hà Nội
Sửa đổi quy định phân công, phân cấp quản lý về ATTP trên địa bàn TP. Hà Nội

Phó Chủ tịch UBND thành phố Vũ Thu Hà vừa ký Quyết định số 58/2024/QĐ-UBND về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 28/2022/QĐ-UBND ngày 24/6/2022 của UBND thành phố Hà Nội ban hành Quy định phân công, phân cấp quản lý về An toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội.