Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Xã Liên Nghĩa (Văn Giang, Hưng Yên): Mập mờ khoản thu thủy lợi phí?

Từ năm 2008 đến nay, Nhà nước đã có chính sách cụ thể để hỗ trợ thủy lợi phí cho người nông dân. Tuy nhiên, dù chính sách có hiệu lực gần 10 năm, nhưng người nông dân tại xã Liên Nghĩa vẫn phải “oằn mình” trả tiền thủy lợi phí.

Người dân còng lưng đóng thủy lợi phí

Miễn thủy lợi phí theo Nghị định 115/2008/NĐ-CP là chính sách nhiều ưu việt, đáp ứng chủ trương giảm bớt một phần chi phí cho nông dân trong sản xuất. Chính sách này còn tạo điều kiện cho các địa phương tập trung hơn trong quản lý, khai thác các công trình thủy lợi, kênh mương, nâng cao năng lực quản lý.

Xã Liên Nghĩa (Văn Giang, Hưng Yên): Mập mờ khoản thu thủy lợi phí? - Hình 1

Mặc dù đã được miễn trừ thủy lợi phí nhưng người dân vẫn bị xã thu hằng năm

"Nghị định 115/2008/NĐ-CP ngày 14/11/2008 của Chính phủ đã đưa ra quy định miễn thủy lợi phí cho nông dân và quy định rất rõ việc miễn thủy lợi phí đối với diện tích mặt đất, mặt nước trong hạn mức giao đất nông nghiệp của các hộ gia đình, cá nhân dùng vào sản xuất nông, ngư, lâm nghiệp và làm muối, bao gồm đất do Nhà nước giao, được thừa kế, cho, tặng... kể cả phần diện tích đất 5% công ích do địa phương quản lý mà các hộ gia đình, cá nhân được giao hoặc đấu thầu quyền sử dụng.

Chính sách của Nhà nước là vậy. Thế nhưng, theo phản ánh thì những nông dân tại xã Liên Nghĩa (Văn Giang, Hưng Yên) hiện vẫn chưa được hưởng một đồng nào từ chính sách, mà trái lại họ vẫn phải “còng lưng” đóng phí mà Nhà nước đã miễn trừ cho họ.

Là vùng đất chuyên về trồng rau màu và cây cảnh theo hình thức truyền thống, năng suất lao động của nông dân xã Liên Nghĩa, tương đối thấp, lại thêm thiên tai, rủi ro nhiều, chi phí đầu vào cao như thuốc trừ sâu, cây giống…, bởi vậy thu nhập của người dân từ nông nghiệp còn hạn chế.

Đời sống người nông dân gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên theo phản ánh của người dân thì trong nhiều năm qua, họ vẫn phải đóng 10kg thóc/sào/năm với giá tính theo giá hiện hành theo từng giai đoạn của năm. Nhiều người dân cho rằng, việc làm của UBND xã và HTX NN Liên Nghĩa là mờ ám, không rõ ràng, thiếu sự minh bạch. Họ thắc mắc về số tiền xã thu mỗi sào 10 kg thóc để làm vào việc gì và việc làm của chính quyền có đi trái lại quy định của Nhà nước?...

Ông Tô Văn Tuấn, thôn Phi Liệt, xã Liên Nghĩa cho biết: “Trước đây, thủy lợi phí phải đóng theo nghĩa vụ cả tưới cả tiêu cũng không thu cao tới mức như vậy; còn bây giờ, người dân chúng tôi tưới nước bằng giếng khoan tự túc 100%, vậy xã thu 10 kg thóc/sào/năm?”.

Theo số liệu từ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Văn Giang, hàng năm vẫn cấp bù đầy đủ, dựa theo sự phân phối của tỉnh, huyện. Ví dụ, năm 2014, tiền cấp bù thủy lợi phí và hỗ trợ nạo vét được hỗ trợ từ ngân sách về cho xã Liên Nghĩa là hơn 190 triệu đồng; năm 2015, hơn 220 triệu đồng; năm 2016, hơn 200 triệu đồng.

Được biết, từ năm 2008, toàn bộ số tiền thủy lợi nội đồng với nhiều khoản khác nhau đã được Nhà nước hỗ trợ với giá trị tương đương 39.000 đồng/sào/năm. Theo quy định của Chính phủ, 80% nguồn tiền được cấp về địa phương để sử dụng duy tu, bảo dưỡng công trình thủy lợi, 20% số tiền còn lại để quản lý, bảo vệ công trình, điều hành nước.

Bởi vậy, ngoài việc người dân thắc mắc phải đóng khoản kinh phí mà Nhà nước đã hỗ trợ người dân gần chục năm trời, điều khiến họ bức xúc hơn nữa đó là dù chính sách hỗ trợ thủy lợi phí của Nhà nước đã có gần chục năm, nhưng cán bộ xã lại chưa một lần thông báo cho bà con được biết. Và số tiền đóng góp không phải là nhỏ của người dân, đến nay vẫn chưa biết “đi đâu về đâu” và làm vào việc gì?

UBND xã lấp lửng thu - chi thủy lợi phí?

Trao đổi với báo chí về việc "Nhà nước đã có hỗ trợ thủy lợi phí cho nông dân, vậy tại sao chính quyền vẫn thu của dân?", ông Lý Xuân Minh, Chủ tịch UBND xã Liên Nghĩa đã không thống nhất được câu trả lời trong 2 buổi làm việc, lúc thì ông Minh nói đó là "thu phí phát triển kinh tế địa phương”, khi thì nói “phí giao thông nội đồng”.

Khi PV thắc mắc "tại sao trong sổ thu thuế của người dân lại ghi rất rõ nội dung thu là “thủy lợi phí”?" thì ông Minh lý giải: “Đó là do cán bộ thu ghi nhầm, ghi thế cũng không sai và tôi chính là người ký và phê duyệt cho thu những khoản đóng góp đó”.

Vị chủ tịch xã này cũng giải thích thêm: “Xã đang thu theo Nghị định 67/2012/NĐ-CP của Chính phủ và Quyết định 1180/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hưng Yên”.

Xã Liên Nghĩa (Văn Giang, Hưng Yên): Mập mờ khoản thu thủy lợi phí? - Hình 2

 Đây là đường giao thông nội đồng và mương thoát nước được cho là xã tu bổ hàng năm

Tuy nhiên, nếu như UBND xã Liên Nghĩa đang áp dụng vào những quy định này, thì mức thu của xã cũng là con số “ngất ngưởng”, đối với con số thực tế mà những quy định này đưa ra và còn nhiều bất cập trong cách thực hiện của xã.

Theo đó, Nghị định 67/2012/NĐ-CP nêu rõ đối tượng được miễn thủy lợi phí gồm đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp phục vụ nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm, diện tích đất trồng cây hàng năm có ít nhất 1 vụ lúa trong năm; diện tích đất làm muối; diện tích đất trồng cây hàng năm có ít nhất 1 vụ lúa trong năm bao gồm đất có quy hoạch, kế hoạch trồng ít nhất 1 vụ lúa trong năm hoặc diện tích đất có quy hoạch, kế hoạch trồng cây hàng năm, nhưng thực tế có trồng ít nhất 1 vụ lúa trong năm; toàn bộ diện tích đất nông nghiệp được Nhà nước giao hoặc công nhận cho hộ nghèo.

Đồng thời, miễn thủy lợi phí đối với diện tích đất nông nghiệp trong hạn mức giao đất nông nghiệp cho các đối tượng, gồm: 1 - Hộ gia đình, cá nhân nông dân được Nhà nước giao hoặc công nhận đất để sản xuất nông nghiệp, bao gồm cả đất được thừa kế, cho tặng, nhận chuyển quyền sử dụng đất; 2 - Hộ gia đình, cá nhân là xã viên HTX sản xuất nông nghiệp đã nhận đất giao khoán ổn định của HTX.

Còn nếu như áp dụng theo Quyết định 1180/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hưng Yên, thì cũng không thể hiện được việc xã Liên Nghĩa áp dụng quy định này là đúng. Bởi những người nông dân tại xã không hề sử dụng nguồn nước tưới do HTX NN cấp, mà đã từ rất lâu họ đều tự túc việc tưới.

Ông Lê Hồng Sỹ, Phó phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Văn Giang cũng cho biết: Huyện không cho phép thu thủy lợi phí của nông dân, đây là xã tự ý thu, huyện không biết.

Ông Sỹ cũng tiết lộ, cách đây 2 năm, Sở Tài chính có về thanh tra tại xã, phát hiện khoản thu lạ này, đã yêu cầu xã giải trình.

Như vậy có thể thấy, việc thu tiền thủy lợi phí theo như người dân phản ánh là bất hợp lý và mập mờ này, đã không có chỉ đạo và cho phép từ cấp trên. Vậy tại sao UBND xã và HTX NN Liên Nghĩa lại “vô tư” thu của người dân hàng chục năm qua?

Khi chúng tôi thắc mắc, vị Chủ tịch xã này cho rằng: “Xã chúng tôi có quy định riêng, xã ra quy định thì người dân phải chấp hành, hộ nghèo vẫn phải nộp thủy lợi phí, không miễn trừ cho bất kỳ đối tượng nào”.

Trước những thông tin trên, đề nghị UBND tỉnh Hưng Yên, UBND huyện Văn Giang và các cấp ban, ngành vào cuộc làm rõ.

TH&CL sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc.

Hồng Lĩnh

Bài liên quan

Tin mới

Mưa lũ gần 28.000 nghìn học sinh ở Hà Tĩnh nghỉ học
Mưa lũ gần 28.000 nghìn học sinh ở Hà Tĩnh nghỉ học

Thông tin từ Sở GD&ĐT Hà Tĩnh cho biết, sáng 20/9, toàn tỉnh có gần 28.000 học sinh tại 34 trường từ bậc mầm non đến THPT phải nghỉ học.

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai tiếp Tổng Lãnh sự Ấn Độ tại TP. Hồ Chí Minh
Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai tiếp Tổng Lãnh sự Ấn Độ tại TP. Hồ Chí Minh

Sáng 20/9, tại Phòng Khánh tiết UBND tỉnh Đồng Nai, ông Võ Tấn Đức Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai chủ trì cùng đại diện Lãnh đạo các sở, ngành tiếp ông Madan Mohan Sethi, Tổng Lãnh sự Ấn Độ tại TP. Hồ Chí Minh đến chào xã giao nhân dịp ông Tổng Lãnh sự kết thúc nhiệm kỳ công tác tại TP. Hồ Chí Minh.

Quảng Ninh: Sớm hoàn thiện Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đảo Cô Tô
Quảng Ninh: Sớm hoàn thiện Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đảo Cô Tô

Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đảo Cô Tô hiện đang được gấp rút thi công để đưa vào sử dụng cuối năm 2025. Khi hoàn thành sẽ góp phần đảm bảo an toàn cho người và tàu cá của địa phương và các tỉnh lân cận khi có bão, giảm thiểu thiệt hại cho người và tài sản của ngư dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội huyện đảo Cô Tô và tỉnh Quảng Ninh.

Nghệ An tăng cường kiểm tra và giám sát thị trường sau bão số 3 (Yagi)
Nghệ An tăng cường kiểm tra và giám sát thị trường sau bão số 3 (Yagi)

UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành Công văn số 8019/UBND-KT ngày 18/9/2024 về việc chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra và giám sát thị trường sau tác động của bão số 3 (Yagi).

Hải Dương: Xe bồn chở xăng đi vào làn xe thô sơ gây tai nạn khiến một người tử vong
Hải Dương: Xe bồn chở xăng đi vào làn xe thô sơ gây tai nạn khiến một người tử vong

Đang lưu thông trên QL5, một xe bồn đã lấn vào làn xe mô tô và đâm va vào một xe máy đang lưu thông cùng chiều khiến một nữ sinh trường y tử vong.

Hải Dương triển khai chiến dịch tiêm phòng bệnh sởi
Hải Dương triển khai chiến dịch tiêm phòng bệnh sởi

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tổ chức tập huấn hướng dẫn triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng bệnh sởi cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi chưa được tiêm đủ liều theo qui định trên quy mô toàn tỉnh thay vì chỉ tiêm tại thành phố Hải Dương và huyện Tứ Kỳ.