Vướng mắc về thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp
Doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác, hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho doanh nghiệp, hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại, không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng…
Hỏi:
Kính thưa Bộ Tài chính,
Tôi có vướng mắc về thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các mặt hàng chế biến thủy sản. Tôi xin được Bộ Tài chính giải đáp như sau:
Tại Công văn 2550/BTC-TCT ngày 12/3/2021, của Bộ Tài chính - trả lời Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) có nhắc đến 3 hoạt động ngành thủy sản sau đây, đều là hoạt động chế biến thủy sản:
i/ Chế biến từ sản phẩm tươi sống đã qua đông lạnh đến -18 độ C (ngoại trừ hoạt động ướp lạnh thực hiện trên tàu đánh bắt);
ii/ Chế biến từ sản phẩm tươi sống thành sản phẩm chín;
iii/ Chế biến từ nguyên liệu có pha trộn gia vị phụ liệu để ra hàng giá trị gia tăng.
Tại công văn 3679/TCT-CS ngày 21/8/2023, của Tổng cục Thuế, gửi đến 5 cục thuế (Kiên Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bến Tre, Trà Vinh) có đoạn:
“Bộ Tài chính có Công văn số 2550/BTC-TCT gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh Cà Mau, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, thông báo ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hướng dẫn về nguyên tắc khi xác định ưu đãi đối với hoạt động chế biến thủy sản...
Về thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản, ngày 29/5/2014, Bộ Tài chính đã có Công văn số 7062/BTC-TCT, gửi cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương”.
Tại Công văn số 7062/BTC-TCT ngày 29/5/2014, của Bộ Tài Chính, nêu ví dụ các sản phẩm sau đây là sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản chưa chế biến thành sản phẩm khác, hoặc chỉ qua sơ chế thông thường, thực phẩm tươi sống không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng ở khâu kinh doanh thương mại:
Tôm nguyên liệu (chưa chế biến thành sản phẩm khác, hoặc chỉ sơ chế thông thường) - làm sạch - để nguyên con hoặc lặt đầu, bóc vỏ (xẻ lưng, rút tim...), cắt bụng, ép duỗi thẳng - xếp vỉ - hút chân không - đông lạnh;
Mực tươi - làm sạch - phân loại - cắt khúc, xếp khuôn - cấp đông - đóng gói - xuất bán;
Cá file, tôm, cá cấp đông.
Các mặt hàng được nhắc đến tại ví dụ trong Công văn 7062/BTC-TCT ngày 29/5/2014, của Bộ Tài Chính, không nói rõ là cấp đông/đông lạnh bao nhiêu độ C; sử dụng công nghệ đông lạnh như thế nào (tủ đông của nhà hàng quán ăn hay máy cấp đông công nghệ cao).
Vì vậy, kính mong Bộ Tài chính giải đáp cho tôi được biết các mặt hàng nêu tại ví dụ trong Công văn 7062/BTC-TCT ngày 29/5/2014, được cấp đông/bảo quản lạnh âm 18 độ C, hoặc nhiệt độ âm sâu hơn, thì có thuộc trường hợp các mặt hàng thủy sản chế biến nêu tại Công văn 2550/BTC-TCT ngày 12/3/2021 không?
Doanh nghiệp của tôi có nhà máy sản xuất ra mặt hàng thủy sản có quy trình:
Tôm nguyên liệu (chưa chế biến thành sản phẩm khác, hoặc chỉ sơ chế thông thường) - làm sạch - để nguyên con hoặc lặt đầu, bóc vỏ (xẻ lưng, rút tim...), cắt bụng, ép duỗi thẳng - xếp vỉ - hút chân không - đông lạnh âm 18 độ bán trong hạn 2 năm, hoặc âm 10 - 15 độ (đông mềm bán ngắn ngày);
Mực tươi - làm sạch - phân loại - cắt khúc, xếp khuôn - cấp đông âm 18 độ bán trong hạn 2 năm, hoặc âm 10 - 15 độ (đông mềm bán ngắn ngày) - đóng gói - xuất bán;
3.Cá file, tôm, cá cấp đông (độ âm tương tự 2 mặt hàng trên), thì xuất hóa đơn giá trị gia tăng bán cho công ty, hoặc hộ kinh doanh thuế suất như thế nào?
Công ty tôi có được hưởng ưu đãi cho hoạt động chế biến thủy sản không, nếu sản phẩm của tôi sản xuất ra chỉ để bán ngắn ngày (đông mềm âm 10 - 15 độ)?
Tôi rất mong được Quý Bộ trả lời để biết và thực hiện đúng quy định.
Ảnh minh họa
Trả lời:
Khoản 1, Điều 4 - Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 18/6/2014 (đã được sửa đổi, bổ sung theo khoản 1, Điều 1 - Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015) của Bộ trưởng Bộ Tài chính, hướng dẫn thi hành Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013, của Chính phủ - quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều - Luật Thuế giá trị gia tăng, quy định:
“1. Sản phẩm trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, thủy sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác, hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu.
Các sản phẩm mới qua sơ chế thông thường là sản phẩm mới được làm sạch, phơi, sấy khô, bóc vỏ, xay, xay bỏ vỏ, xát bỏ vỏ, tách hạt, tách cọng, cắt, ướp muối, bảo quản lạnh (ướp lạnh, đông lạnh), bảo quản bằng khí sunfuro, bảo quản theo phương thức cho hóa chất để tránh thối rữa, ngâm trong dung dịch lưu huỳnh hoặc ngâm trong dung dịch bảo quản khác và các hình thức bảo quản thông thường khác”.
Khoản 5, Điều 5 - Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 18/6/20145, quy định:
“Doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác, hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho doanh nghiệp, hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại, không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng…
Ảnh minh họa
Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác, hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho các đối tượng khác như hộ gia đình, cá nhân kinh doanh và các tổ chức, cá nhân khác, thì phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng theo mức thuế suất 5% hướng dẫn tại khoản 5, Điều 10 - Thông tư”.
Tại Công văn số 2550/BTC-TCT ngày 12/3/2021, của Bộ Tài chính về việc chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp, hướng dẫn áp dụng miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động chế biến xác định:
“… Các hoạt động: (i) Chế biến từ sản phẩm tươi sống đã qua đông lạnh đến -18 độ C (ngoại trừ hoạt động ướp lạnh thực hiện trên tàu đánh bắt); (ii) Chế biến từ sản phẩm tươi sống thành sản phẩm chin; (iii) Chế biến từ nguyên liệu có pha trộn gia vị phụ liệu để ra hàng giá trị gia tăng - là hoạt động chế biến thủy sản”.
Căn cứ quy định và hướng dẫn nêu trên, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp, xác áp dụng như sau:
Tôm nguyên liệu - làm sạch - để nguyên con, hoặc lặt đầu, bóc vỏ (xẻ lưng, rút tim…), cắt bụng, ép duỗi thẳng xếp vĩ - hút chân không - đông lạnh đến - 18 độ C; mực tươi - làm sạch - cắt khúc, xếp khuôn - đông lạnh đến -18 độ C là sản phẩm đã qua chế biến, áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 10%;
Tôm nguyên liệu - làm sạch - để nguyên con hoặc lặt đầu, bóc vỏ (xẻ lưng, rút tim…), cắt bụng, ép duỗi thẳng xếp vĩ - hút chân không - đông lạnh chưa đến -18 độ C; mực tươi - làm sạch - cắt khúc, xếp khuôn - đông lạnh chưa đến -18 độ C là sản phẩm chế biến thành sản phẩm khác.
Ảnh minh họa
Trường hợp doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ bán cho doanh nghiệp, hợp tác xã, ở khâu kinh doanh thương mại không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng; bán cho các đối tượng khác như hộ gia đình, cá nhân kinh doanh và các tổ chức, cá nhân khác, thì phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng theo mức thuế suất 5%.
Thu nhập từ hoạt động này, không được áp dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động chế biến thủy sản.
Hương Thủy (Nguồn: //www.mof.gov.vn)
Tin mới
Đã có trên 137.000 ha lúa và hoa màu bị ngập úng và hư hại do bão số 3
Mặc dù các địa phương đã sử dụng hết công suất bơm tiêu nhưng do mực nước ở các sông tăng cao, nhanh, nên diện tích lúa, hoa màu bị thiệt hại ở các tỉnh Bắc Bộ do cơn bão số 3, chắc chắn sẽ chưa dừng lại ở con số trên.
Hôm nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp phiên thứ 37 với nhiều nội dung quan trọng, phòng chống tham nhũng
Theo Văn phòng Quốc hội, Phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội diễn ra làm 2 đợt: đợt 1 từ ngày 12 đến sáng ngày 13/9; đợt 2 từ ngày 23 đến ngày 26/9. Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến đối với các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024...
VN-Index hôm nay: Thị trường vẫn đang trong giai đoạn tích lũy ngắn hạn
Thị trường chứng khoán có thể sẽ hồi phục trong phiên hôm nay 12/9 và chỉ số VN-Index có thể sẽ thử thách lại vùng kháng cự 1.260 – 1.265 điểm. Thị trường vẫn đang trong giai đoạn tích lũy ngắn hạn nên thị trường có thể sẽ chưa thể giảm sâu hơn trong những phiên giao dịch tới.
Bắc Giang có 35 thôn bị chia cắt do lũ, khoảng 7 nghìn hộ bị ảnh hưởng
Mưa, lũ nhiều ngày khiến mực nước sông Cầu, sông Thương trên mức báo động 3, gây ngập sâu nhiều địa bàn thuộc các huyện: Hiệp Hòa, Yên Dũng, Lục Nam, thị xã Việt Yên và TP. Bắc Giang.
Giá vàng hôm nay 12/9: Vàng quốc tế sụt giảm, vàng nhẫn sát đỉnh
Giá vàng hôm nay 12/9 trên thế giới giảm khá mạnh sau một phiên tăng dựng đứng. Trong nước, vàng SJC 9999 đứng nguyên, trong khi vàng nhẫn tăng mạnh.
Đà Nẵng: Huyện Hòa Vang phát động ủng hộ đồng bào các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra
Lễ phát động, kêu gọi toàn thể Nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức, chiến sĩ lực lượng vũ trang, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm phát huy tinh thần tương thân tương ái, chung sức sẻ chia, giúp đỡ về tinh thần, vật chất, góp phần cùng Đảng, Nhà nước nhanh chóng khôi phục sản xuất, ổn định đời sống đồng bào các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại nặng nề do bão số 3.
Câu chuyện thương hiệu
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9
PVTrans (PVT) sắp trả tổng cộng hơn 106,8 tỷ đồng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 3%
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới
Bình Điền xuất khẩu phân bón NPK Đầu Trâu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho nông dân Lào
Thuơng hiệu Than Hà Lầm với công tác bảo vệ môi trường