Vụ việc xi măng Vicem Hoàng Mai "gắn mác" xi măng Long Sơn: BCĐ 389 Nghệ An đề nghị làm rõ vi phạm
Sau khi có kết luận giám định chất lượng lô xi măng bị tạm giữ của Công ty Hoàng Mai là vi phạm quyền sở hữu công nghiệp, Ban chỉ đạo (BCĐ) 389 Nghệ An tiếp tục đề nghị Cơ quan CSĐT (Công an tỉnh Nghệ An) phối hợp khẩn trương điều tra, làm rõ các vi phạm pháp luật và xử lý mạnh tay.
Xâm phạm quyền SHCN
Theo báo cáo của Cơ quan CSĐT (Công an tỉnh Nghệ An), ngày 30/6/2017, Công ty CP Xi măng Vicem Hoàng Mai (Công ty Hoàng Mai, địa chỉ khối 7, phường Quỳnh Thiện, TX. Hoàng Mai, Nghệ An) và Công ty TNHH XNK & DVTM Viết Nam (Công ty Viết Nam, địa chỉ B32-TT17, KĐT mới Văn Quán, phường Phúc La, Hà Đông, Hà Nội) ký hợp đồng mua bán xi măng để xuất khẩu.
Theo đó, 2 DN này đã có Bản ký kết hợp đồng mua bán xi măng số 063002/XMHM-VIETS JSC.TT.2017 về việc Công ty Hoàng Mai bán cho Công ty Viết Nam xi măng Portland, sản xuất theo tiêu chuẩn ASTM C150 type I và xi măng Portland hỗn hợp, sản xuất theo tiêu chuẩn ASMT C595 type IP để Công ty Viết Nam bán sang thị trường Philippines.
Cũng theo hợp đồng, Công ty Viết Nam sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính pháp lý trước pháp luật Việt Nam và quốc tế về các mẫu mã, thiết kế, bản quyền, các nội dung và nhãn hiệu in trên vỏ bao cung cấp cho Công ty Hoàng Mai. Công ty Viết Nam đã bỏ kinh phí làm thủ tục để Phòng Thương mại và Công nghiệp philippines cấp 21 PS Mark (nhãn hiệu) cho 5 nhãn nhà máy xi măng trên lãnh thổ Việt Nam. Theo đó, Công ty Hoàng Mai có 5 nhãn, Công ty TNHH Long Sơn có 6 nhãn. Trong đó, nhãn hiệu Zebra của Công ty TNHH Long Sơn. Nhãn hiệu này, được cấp độc quyền sử dụng. Vì vậy, Công ty TNHH Long Sơn, khi đóng nhãn hiệu này, cũng chỉ bán được cho Công ty Viết Nam để xuất khẩu sang thị trường Philippines.
Trụ sở Công ty Xi măng Vicem Hoàng Mai, nơi sản xuất, đóng gói lô xi măng nhãn hiệu Zebra
Ngày 4/12/2018, Công ty Viết Nam có thông báo đặt hàng tháng 1; tháng 2/2019, gửi cho Công ty Hoàng Mai số lượng 40.000 - 60.000 tấn mỗi tháng cho 5 nhãn hiệu được cấp phép. Đến ngày 18/1/2019, DN này tiếp tục gửi thông báo đặt hàng chi tiết số lượng 21.000 tấn, không ghi rõ nhãn hiệu. Từ ngày 16 - 25/1/2019, Công ty Viết Nam yêu cầu đơn vị sản xuất bao bì chuyển bao bì nhãn hiệu Zebra, giao cho Công ty Hoàng Mai sản xuất, đóng gói.
Ngày 25/1/2019, Công ty Viết Nam kê khai thủ tục hải quan để xuất khẩu xi măng sang Philippines, thông qua Chi cục Hải quan cảng Nghi Sơn. Ngày 31/1/2019, Công ty TNHH Long Sơn có văn bản gửi BCĐ389 Thanh Hóa, đề nghị làm rõ lô hàng xi măng nhãn hiệu Zebra trên. Ngày 2/2/2019, Chi cục Hải quan cảng này đã tạm dừng cho hàng hóa vào khu vực XK của Công ty Viết Nam, tiến hành tạm giữ 18.111 tấn xi măng nhãn hiệu Zebra.
Ngày 7/3/2019, Cơ quan CSĐT (Công an tỉnh Thanh Hóa) đã chuyển toàn bộ hồ sơ giải quyết tin báo về tội phạm liên quan đến lô hàng trên cho Cơ quan CSĐT (Công an tỉnh Nghệ An) thụ lý. Sau 2 tháng điều tra, giám định chất lượng, Phòng CSKT (Công an tỉnh Nghệ An) khẳng định, mẫu xi măng này có các chỉ tiêu phù hợp tiêu chuẩn ASTM C150 type I (tức phù hợp với tiêu chuẩn in trên bao bì nhãn hiệu Zebra).
Trung tá Phạm Anh Tuấn, Phó trưởng phòng phụ trách - Phòng CSKT (Công an nghệ An) cho biết: “Căn cứ các kết quả điều tra bước đầu thấy rằng, các chỉ tiêu phù hợp tiêu chuẩn ghi trên bao bì. Do đó, xác định đây không phải là hàng giả mà hàng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Nhằm đảm bảo quyền lợi DN, chúng tôi đã tiến hành trả lại toàn bộ lô hàng cho công ty”.
“Phòng CSKT vẫn đang tiếp tục điều tra các hành vi liên quan theo đúng quy định và chưa có kết luận xử lý cuối cùng. Quan điểm của chúng tôi là DN sai phạm đến đâu, sẽ xử lý đến đó”, vị cán bộ này cho biết thêm.
Đề nghị làm rõ vi phạm
Nếu không bị Công ty TNHH Long Sơn gửi văn bản đến BCĐ 389 Thanh Hóa, đề nghị làm rõ lô hàng xi măng Zebra của Công ty Viết Nam đang làm thủ tục xuất khẩu, thì lô hàng trên có thể đã trót lọt?
Việc DN “treo đầu dê, bán thịt chó” - không thể không có động cơ? Bên cạnh đó, kẽ hở “luồng xanh” hải quan, đã vô tình tạo điều kiện cho DN làm liều, trục lợi. Thậm chí, không ít vụ việc được phát hiện là buôn lậu đều từ “luồng xanh” hải quan.
Vì vậy, ngành hải quan cần có những biện pháp kiểm soát chặt chẽ đối với hàng hóa luồng xanh, như: Đảm bảo hàng hóa phải qua máy soi tự động; trao cho cán bộ được quyền kiểm soát thông quan thì phải gắn với trách nhiệm, nếu để hàng gian, hàng giả, hàng không đúng giá lọt qua cửa khẩu, thì bị xử lý nghiêm; DN cố tình gian dối, sẽ bị xử lý hình sự...
Lô hàng xi măng Zebra của Công ty Viết Nam do Công ty Xi măng Vicem Hoàng Mai đóng gói
Trước đó, ông Lê Hồng Phong, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Nghi Sơn trả lời báo chí: “Xi măng là mặt hàng XK luồng xanh, thuế xuất bằng 0 (được miễn thuế), miễn cả kiểm tra hồ sơ chứng từ và kiểm tra hàng hóa. DN chỉ cần khai báo hải quan là được làm thủ tục xuất khẩu. Lực lượng hải quan chỉ được kiểm tra giấy tờ trong trường hợp có thông tin tố giác, hoặc nghi vấn vi phạm. Ở vụ việc này, hải quan cũng có nghi ngờ về lô hàng và có tố giác của Công ty TNHH Long Sơn lên BCĐ 389 Thanh Hóa nên mới dừng lô hàng kiểm tra. Vì vậy, rất có thể lợi dụng việc này, Công ty Viết Nam đã hợp đồng với Công ty Hoàng Mai sản xuất xi măng, sau đó đóng bao, in nhãn mác xi măng Long Sơn để xuất khẩu”.
Theo tìm hiểu được biết, Công ty Viết Nam là đơn vị chuyên đấu mối với đối tác nước ngoài, sau đó đặt hàng các DN Việt sản xuất xi măng và thực hiện các đơn hàng xuất khẩu. Chỉ tính trong năm 2018, Công ty Viết Nam đã khai báo hải quan xuất gần chục tàu. Thậm chí, sau khi xảy ra sự việc, DN này vẫn tiếp tục làm thủ tục kê khai hải quan và xuất khẩu các lô xi măng khác.
Trao đổi với PV, ông Trần Đăng Ninh, Cục trưởng Cục QLTT Nghệ An, Phó BCĐ 389 Nghệ An đề nghị: “Việc Công ty Hoàng Mai vi phạm quyền sở hữu trí tuệ thì đã rõ. Tuy nhiên, cần phải điều tra, xem xét đến động cơ của DN này khi phải thay đổi nhãn hiệu, bao bì. Cần làm rõ, liệu các DN này có vì động cơ trục lợi kinh tế hay không? BCĐ389 Nghệ An cũng đã đề nghị Cơ quan CSĐT (Công an tỉnh Nghệ An) phối hợp khẩn trương điều tra, làm rõ các vi phạm pháp luật (nếu có) và xử lý mạnh tay những hành vi vi phạm”.
Lê Quyết
Tin mới
Mức hưởng BHYT căn cứ theo nhóm đối tượng đóng
Ông Đặng Văn Hoàng (tỉnh An Giang) bị bệnh suy thận giai đoạn cuối, phải chạy thận bằng phương pháp catheter cổ định kỳ 2 lần/1 tuần. Ông Hoàng hỏi, trường hợp của ông có thể đề nghị hưởng BHYT 100% được không? Nếu được thì thủ tục như thế nào?
Lào Cai: 26 NM thủy điện phải dừng phát điện do hư hỏng một số hạng mục công trình
Thông tin từ Sở Công Thương, trên địa bàn tỉnh Lào Cai hiện có 74 công trình thủy điện. Trong đó, 26 nhà máy thủy điện với tổng công suất 292,65 MW bị hư hỏng hạng mục công trình, phải dừng phát điện.
Đồng Tháp: Khảo sát về việc mở Cửa khẩu Quốc tế đường bộ Thường Phước
Vừa qua, Đoàn khảo sát liên ngành Trung ương, do bà Nguyễn Thị Hường, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Biên giới quốc gia, Bộ Ngoại giao làm Trưởng đoàn đến khảo sát thực tế và làm việc với tỉnh Đồng Tháp về việc mở Cửa khẩu Quốc tế đường bộ Thường Phước.
Khu công nghiệp VSIP Cần Thơ: Hoàn thành GPMB và bàn giao chủ đầu tư
Thông tin từ Trung tâm Phát triển quỹ đất Thành phố Cần Thơ, Khu công nghiệp VSIP Cần Thơ (huyện Vĩnh Thạnh, Thành phố Cần Thơ), giải phóng mặt bằng đạt 100% diện tích và được bàn giao cho nhà đầu tư...
Quảng Trị: Triển khai dự án xây dựng chuỗi liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm cà phê
ngày 17/9 Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng chủ trì buổi làm việc với các sở, ngành, địa phương và Công ty TNHH Slow Việt Nam về tình hình triển khai dự án xây dựng chuỗi liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm cà phê trên địa bàn tỉnh...
Thu hồi toàn quốc thuốc Reinal – 5 do không đạt tiêu chuẩn chất lượng
Ngày 17/9, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) ban hành Công văn số 3114/QLD-CL về việc thông báo thu hồi thuốc vi phạm mức độ 2.
Câu chuyện thương hiệu
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM
MobiFone trao tặng hàng trăm phần quà tận tay người lao động, hỗ trợ dạy học trực tuyến mùa bão lũ
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9