Vụ thu hồi đất nông nghiệp rồi bỏ hoang gần 10 năm (Bắc Giang): Trách nhiệm thuộc về ai?
Mặc dù Dự án xây dựng Trung tâm Thử nghiệm ô tô Việt Nam (tại xã Hùng Sơn, Hiệp Hòa) do Cục đăng kiểm làm chủ đầu tư chưa được Bộ GTVT phê duyệt, nhưng UBND tỉnh Bắc Giang đã vội vàng chỉ đạo xã, huyện thu hồi gần 100 ha đất nông nghiệp, sau đó bỏ hoang suốt nhiều năm khiến người dân mất đất sản xuất, ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống dân sinh.
Dự án chưa được phê duyệt đã vội vàng thu hồi đất
Thương hiệu & Công luận đã thông tin, theo phản ánh của người dân xã Hùng Sơn, năm 2010, gần 100 ha đất nông nghiệp trên địa bàn được UBND tỉnh Bắc Giang lên phương án kiểm kê, phê duyệt phương án bồi thường để phục vụ Dự án xây dựng Trung tâm Thử nghiệm ô tô Việt Nam.
Tuy nhiên, cho đến nay đã gần 10 năm trôi qua, dự án “bạt vô âm tín” còn hàng trăm ha đất nông nghiệp thì vẫn bỏ hoang, khiến người dân nơi đây mất đất sản xuất, ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống dân sinh trên địa bàn xã.
Trước đó, Dự án xây dựng Trung tâm Thử nghiệm ô tô Việt Nam tại xã Hùng Sơn (Hiệp Hòa) đã được UBND tỉnh Bắc Giang phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng Trung tâm thử nghiệm ô tô Việt Nam, tỷ lệ 1/200, từ năm 2009.
Gần 100 ha đất nông nghiệp của người dân xã Hùng Sơn bị thu hồi rồi bỏ hoang gần 10 năm qua
Ngày 22/4/2010, UBND huyện Hiệp Hòa có Thông báo số 19/TB-UBND gửi người dân về việc thu hồi đất tại xã Hùng Sơn để thực hiện dự án trên diện tích khoảng 100 ha, chủ yếu là đất nông nghiệp. Đến ngày 16/12/2013, theo Quyết định số 2089/QĐ-UBND thì tổng diện tích đất đã thu hồi hơn 71 ha của 423/484 gia đình với số tổng số tiền đền bù là hơn 106 tỷ đồng, nhưng đến nay người dân vẫn chưa được nhận tiền bồi thường?
Tìm hiểu thêm, PV được biết, ngày 25/11/2010, Bộ GTVT ban hành Quyết định số 3380/QĐ-BGTVT phê duyệt Đề cương và dự toán kinh phí khảo sát, lập phương án đầu tư xây dựng cho dự án trên. Sau đó, Cục Đăng kiểm đã thuê đơn vị tư vấn đầu tư là Công ty EGIS International ( Cộng hòa Pháp) khảo sát, lập dự án.
Sau một thời gian khảo sát, lập dự án, ngày 15/11/2013, Cục Đăng kiểm có Tờ trình số 2754/ĐKVN-KHĐT báo cáo Bộ GTVT xin phê duyệt Dự án Trung tâm Thử nghiệm ô tô Việt Nam với quy mô đầu tư các toà nhà thử nghiệm, các đường thử phương tiện xe cơ giới đường bộ theo tiêu chuẩn châu Âu, đường thử tốc độ cao có chiều dài lớn (về sau có thể sử dụng làm đường đua), sử dụng hơn 92 ha đất. Trong đó, 50 ha để xây dựng các công trình thử nghiệm phục vụ chức năng quản lý nhà nước và 42 ha là khu vực làm đường đua xe với tổng mức đầu tư xấp xỉ 1.400 tỷ đồng.
Tuy nhiên, sau khi nghiêm cứu, xem xét dự án, ngày 19/12/2013, Bộ GTVT có Thông báo số 987/TB-BGTVT yêu cầu Cục Đăng kiểm phải rà soát, lập lại dự án xác định quy mô đầu tư, phục vụ chức năng quản lý nhà nước.
Báo cáo của Cục Đăng kiểm về tình hình thực hiện Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm Thử nghiệm ô tô Việt Nam
Hơn 3 năm sau, ngày 01/6/2016, Cục Đăng kiểm có Tờ trình số 2417/ĐKVN-KHĐT trình Bộ GTVT xem xét, thẩm định và phê duyệt dự án với tổng mức đầu tư giảm xuống còn khoảng 703 tỷ đồng với diện tích sử dụng đất là 45 ha, nhưng đến nay Bộ GTVT vẫn chưa phê duyệt dự án.
Vì sao, một dự án mới chỉ là khảo sát, nhưng Cục Đăng kiểm đã đề nghị UBND tỉnh Bắc Giang; vì sao dự án chưa được phê duyệt, nhưng UBND tỉnh Bắc Giang đã vội vàng chỉ đạo xã, huyện thu hồi gần 100 ha đất nông nghiệp, khiến người dân không có đất sản xuất, ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống dân sinh?... Đó là những thắc mắc mà dư luận đang chờ câu trả lời từ phía UBND tỉnh Bắc Giang và Cục Đăng kiểm.
Gây lãng phí ngân sách nhà nước
Việc Dự án xây dựng Trung tâm thử nghiệm ô tô Việt Nam mới chỉ ở bước khảo sát, lập dự án, nhưng đơn vị này đã phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh Bắc Giang, UBND huyện Hiệp Hòa tiến hành thu hồi gần 100 ha đất nông nghiệp của người dân xã Hùng Sơn rồi “đắp chiếu” gần 10 năm làm ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống, cũng như việc sản xuất nông nghiệp của người dân nơi đây.
Bởi, theo ông Phạm Văn Thịnh – Chủ tịch UBND huyện Hiệp Hòa thì: “Dự án treo gần 10 năm, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả sử dụng đất của người dân, cũng như quy hoạch sử dụng đất để phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới tại đây khi việc dồn điền đổi thửa, chuyển đổi những thửa đất kém hiệu quả để chuyển sang trồng những cây hoa mầu có năng suất cao nhưng không thực hiện được.
Dự án treo gần 10 năm, làm lãng phí nguồn lực và ngân sách nhà nước, ai chịu trách nhiệm?
Năm 2015, chúng tôi có Công văn số 1749/UBND-VP gửi UBND tỉnh Bắc Giang, đề nghị cho dừng triển khai dự án này. Tuy nhiên UBND tỉnh không đồng ý và yêu cầu UBND huyện tạm thời giữ nguyên phần đất đã quy hoạch cho dự án. Chúng tôi cũng đã gửi văn bản tới Cục Đăng kiểm đề nghị trả lời xem dự án có triển khai hay không, nhưng cũng không nhận được phản hồi...”.
Trao đổi với PV, luật sư Vi Văn Diện – Giám đốc Công ty Luật Thiên Minh nhận định: Một dự án với số tiền gần 1.400 tỷ đồng, chưa được phê duyệt nhưng tỉnh Bắc Giang đã vội vàng thông báo thu hồi đất, lập phương án bồi thường đối với người dân thì chẳng khác nào lấy đá... ghè chân mình. Với số tiền bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất hơn 100 tỷ đồng được chi ra, nhưng người dân không nhận được thì phải xem xét tiền đó đang ở đâu?
Bên cạnh đó, để khảo sát, lập dự án gần 1400 tỷ đồng nêu trên thì chủ đầu tư là Cục Đăng kiểm đã phải thuê đơn vị tư vấn nước ngoài, tuy nhiên sau khi trình lên Bộ GTVT thì bị yêu cầu giảm xuống với quy mô còn 1 nửa và cho đến nay, chủ đầu tư đang phải lập lại dự án vì không phù hợp với thực tế theo chỉ đạo của Bộ GTVT, chắc chắn sẽ gây lãng phí ngân sách nhà nước.
Vậy ai sẽ phải chịu trách nhiệm để một dự án kéo dài gần 10 năm; tốn bao nhiều tiền thuế của người dân nhưng không triển khai được?
Để làm rõ thông tin về dự án, PV đã đặt lịch làm việc và liên hệ với Cục Đăng kiểm, nhưng đến nay mọi thông tin phản hồi vẫn chỉ là sự im lặng...
Thương hiệu & Công luận sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc.
Tuấn Ngọc
Tin mới
Xuất khẩu rau quả tăng mạnh
Hiệp hội Rau quả Việt Nam vừa công bố kim ngạch xuất khẩu rau quả đang ở mức cao nhất từ trước đến nay, với sầu riêng là sản phẩm chủ lực, đạt giá trị 2,5 tỷ USD. Các loại trái cây khác như thanh long, chuối, mít và xoài cũng đóng góp đáng kể vào tăng trưởng xuất khẩu.
Bộ Công Thương: Ban hành Công điện nhằm chủ động ứng phó ảnh hưởng cơn bão số 4
Ngày 20/9/2024, Bộ Công Thương ban hành Công điện về việc chủ động chuẩn bị dự trữ, cung ứng hàng hóa thiết yếu ứng phó ảnh hưởng cơn bão số 4 (Soulik) năm 2024.
Bất động sản đang có nhiều tín hiệu tích cực
Theo các chuyên gia, thị trường bất động sản đang cho thấy dấu hiệu hồi phục với mức độ quan tâm đến bất động sản tăng lên rõ rệt so với các quý trước.
Bình Định: Các nữ chủ doanh nghiệp được đào tạo về thương mại điện tử
Tại TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định vừa diễn ra “Khóa đào tạo Thương mại điện tử (TMĐT) và Chiến lược xây dựng thương hiệu số (THS) cho doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ”. Gần 50 học viên là các nữ chủ DN được trang bị những kiến thức, kỹ năng về TMĐT và xây dựng THS…
Bộ Nội vụ đồng ý nghỉ Tết 9 ngày, nghỉ lễ 30/4 và 1/5 kéo dài 5 ngày
Bộ Nội vụ thống nhất với phương án nghỉ tết Nguyên đán Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất. Thời gian nghỉ kéo dài 9 ngày, từ ngày 26 tháng Chạp đến hết mùng 5 tháng Giêng.
Quảng Bình trao Giấy chứng nhận cho 52 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024
Ngày 19/9, Sở Công Thương tỉnh Quảng Bình vừa tổ chức hội nghị nhằm tôn vinh và trao Giấy chứng nhận cho các sản phẩm công nghiệp nông thôn (CNNT) tiêu biểu năm 2024.
Câu chuyện thương hiệu
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM
MobiFone trao tặng hàng trăm phần quà tận tay người lao động, hỗ trợ dạy học trực tuyến mùa bão lũ