Vụ án Hứa Thị Phấn: Hợp tác đầu tư đã kết thúc 8 năm, tuy nhiên VNECO vẫn bị buộc phải trả 200 tỷ vật chứng
Tòa án yêu cầu Công ty cổ phần Xây dựng Điện Việt Nam phải hoàn trả số tiền 200 tỷ đồng cho ngân hàng CB trong một giao dịch hợp tác đầu tư với bị cáo Ngô Kim Huệ đã kết thúc cách đây 8 năm.
Vụ án Hứa Thị Phấn và đồng phạm.
Mới đây vụ án Hứa Thị Phấn và đồng phạm trải qua 2 phiên tòa xét xử tại cấp sơ thẩm – TAND thành phố Hồ Chí Minh và cấp phúc thẩm – TAND Cấp cao tại TP Hồ Chí Minh đã kết thúc, Bản án tuyên các 3 bị cáo đầu vụ Hứa Thị Phấn, Bùi Thị Kim Loan, Ngô Kim Huệ phạm tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Bên cạnh đó, bản án còn xác định trách nhiệm dân sự của các bị cáo và việc xử lý vật chứng vụ án. Sẽ không có gì đáng nói nếu phần tuyên án về xử lý vật chứng này Tòa án không yêu cầu Công ty cổ phần Xây dựng Điện Việt Nam (VNECO) phải hoàn trả số tiền 200 tỷ đồng cho ngân hàng CB trong một giao dịch hợp tác đầu tư với bị cáo Ngô Kim Huệ đã kết thúc cách đây 8 năm.
Bản án đã vấp phải sự phản kháng mạnh mẽ từ VNECO bởi sự vô lý trong việc xử lý vật chứng của Tòa án 2 cấp. Với một giao dịch hợp tác đầu tư VNECO đã ký với bị cáo Ngô Kim Huệ từ ngày 12/10/2007, thanh lý hợp đồng từ ngày 30/6/2010, đến nay Tòa án lại xác định số tiền bị cáo Huệ chuyển cho VNECO để hoàn tất thủ tục thanh lý hợp đồng là vật chứng vụ án (do các bị cáo Phấn hạch toán thu khống để sử dụng của ngân hàng TM TNHH MTV Xây dựng Việt Nam) và phải bị thu hồi.
Vụ án Hứa Thị Phấn - hợp tác đầu tư đã kết thúc 8 năm, tuy nhiên VNECO vẫn bị buộc phải trả 200 tỷ vật chứng.
Pháp luật bảo vệ người thứ ba ngay tình ra sao?
VNECO xác định trong vụ việc này VNECO là bên thứ ba ngay tình, giao dịch dân sự với bị cáo Ngô Kim Huệ đã có hiệu lực pháp luật, quyền sở hữu tài sản (số tiền 400 tỷ đồng bà Huệ chuyển cho VNECO theo thỏa thuận của hai bên) đã chuyển giao và VNECO đã sử dụng số tiền này vào các dự án của mình 8 năm nay, do đó Tòa án không thể buộc VNECO phải hoàn trả số vật chứng “không còn tồn tại”.
Để chứng minh là ý chí của mình không biết được hành vi chiếm hữu là không có căn cứ pháp luật thì có thể chứng minh đó là hành vi chiếm hữu đối với loại tài sản không đăng ký quyền sở hữu – đó là trường hợp pháp luật không bắt buộc phải biết hành vi chiếm hữu của một người là hợp pháp hay không; do vậy không biết được người chuyển giao quyền chiếm hữu cho mình có phải là chủ sở hữu đích thực của tài sản hay không khi họ đang thực tế nắm giữ tài sản và khẳng định tư cách của sở hữu của họ. Và quan hệ giao dịch đó được thực hiện một cách công khai, minh bạch, tài sản được chuyển giao đúng giá trị. Như vậy trong giao dịch giữa bị cáo Ngô Kim Huệ và Ngân hàng CB thì VNECO được xác định là người thứ ba ngay tình.
Đối với quan hệ pháp luật giữa bà Ngô Kim Huệ và ngân hàng CB, VNECO không thể biết được và cũng không biết được nguồn tiền bà Huệ chuyển trả cho VNECO lấy từ đâu. Khi VNECO tiếp nhận tiền từ bà Huệ thông qua một giao dịch dân sự có hiệu lực với bà Huệ thì pháp luật sẽ bảo vệ quyền và lợi ích của người thứ ba tham gia giao dịch một cách ngay tình là VNECO cho dù giao dịch giữa bà Huệ và ngân hàng CB là vô hiệu.
Mặt khác, tiền là vật không đăng ký quyền sở hữu, VNECO nhận được tiền của bà Ngô Kim Huệ thông qua một giao dịch đã có hiệu lực pháp luật, công khai, minh bạch, do ý chí tự nguyện của các bên giao kết.
VNECO đã nhận đủ 400 tỷ đồng từ bà Ngô Kim Huệ chuyển khoản trả nợ qua tài khoản ngân hàng, chính là số tiền mà VNECO đã chuyển cho bà Huệ để hợp tác đầu tư (310 tỷ đồng mà theo thỏa thuận bà Huệ phải trả lại khi thanh lý hợp đồng) và tiền lãi phát sinh từ khoản tiền đó trong thời gian bà Huệ sử dụng tiền của VNECO (90 tỷ đồng do hai bên thỏa thuận thống nhất trong hợp đồng thanh lý bà Huệ phải trả cho vi phạm hợp đồng). Thời điểm đó bà Huệ là người đang thực tế nắm giữ và khẳng định đó là tiền của mình, VNECO không thể biết được nguồn gốc của số tiền này.
Đại diện VNECO cho hay, nếu Tòa án truy thu tiền như vậy thì không có chủ thể nào dám tham gia giao dịch, trao đổi bằng tiền bạc nữa vì biết đâu vài năm sau lại bị thu hồi do tiền bị xác định là vật chứng của một vụ án nào đó… Điều này thật sự gây thiệt hại và là rào cản rất lớn cho các chủ thể tham gia giao dịch dân sự, thương mại hiện nay.
Hiện nay, VNECO đã tiến hành thủ tục khiếu nại giám đốc thẩm và tin tưởng vào sự công bằng của pháp luật, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người thứ ba ngay tình.
Người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự là chủ thể tham gia giao dịch trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, tuân theo các quy định của pháp luật mà không biết và không thể biết đối tượng của giao dịch là tài sản bất minh do chủ sở hữu trước đó xác lập giao dịch dân sự vô hiệu. Trong trường hợp này pháp luật không buộc họ biết về sự việc đó. Pháp luật bảo vệ người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình. Nếu giao dịch dân sự vô hiệu nhưng đối tượng của giao dịch là tài sản không phải đăng ký đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch được xác lập, thực hiện với người thứ ba vẫn có hiệu lực; chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ người thứ ba ngay tình, nếu giao dịch dân sự với người này không bị vô hiệu. Cụ thể người chiếm hữu mà không biết và không thể biết việc chiếm hữu tài sản đó là không có căn cứ pháp luật thì ngay tình.
Mộc Miên
Tin mới
Trách nhiệm các đơn vị đối với hoạt động của Zalo BHXH Việt Nam
Trách nhiệm các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam và BHXH các tỉnh, thành phố với hoạt động của Zalo BHXH Việt Nam, được thực hiện theo quy định tại Quyết định 1624/QĐ-BHXH năm 2024...
Tăng cường công tác quản lý mỹ phẩm
Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế vừa có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường công tác quản lý mỹ phẩm.
Ấn Độ khẳng định tuân thủ nghĩa vụ quốc tế, không cung cấp vũ khí cho Ukraine và Israel
Theo The Hindu, Ấn Độ đã từ chối yêu cầu cung cấp đạn pháo, vũ khí cho Ukraine và Israel. Quyết định này phản ánh chính sách "trung lập kiên quyết" của Ấn Độ trong các xung đột quốc tế.
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp năm 2024 theo lương cơ sở và lương tối thiểu vùng mới nhất
Mức lương tối thiểu vùng và lương cơ sở mới theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP và Nghị định 73/2024/NĐ-CP, sẽ ảnh hưởng đến mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa của người lao động...
Công an TP. Hồ Chí Minh bắt 2 đối tượng tham gia tổ chức khủng bố
Ngày 20/9, Cơ quan an ninh điều tra Công an TP. Hồ Chí Minh cho biết đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam Nguyễn Thị Hường (56 tuổi) và Trần Văn Linh (67 tuổi, cùng ngụ quận Gò Vấp) để điều tra tội "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân".
Hướng dẫn chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp (chuyển đi) năm 2024
Căn cứ Mục 6, Phần II - Quyết định 351/QĐ-BLĐTBXH năm 2024, thủ tục chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp (chuyển đi) năm 2024 được hướng dẫn cụ thể như sau...
Câu chuyện thương hiệu
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM
MobiFone trao tặng hàng trăm phần quà tận tay người lao động, hỗ trợ dạy học trực tuyến mùa bão lũ
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023