Vĩnh Phúc: Tập trung tháo gỡ khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng
Tập trung đẩy mạnh công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng để các Khu công nghiệp có mặt bằng sạch, triển khai các dự án, sớm đưa Vĩnh Phúc trở thành một trung tâm công nghiệp điện tử lớn của cả nước.
Vĩnh Phúc được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch 18 Khu công nghiệp với diện tích hơn 5.200 ha. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, Ban Quản lý Các Khu công nghiệp đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư, tham mưu UBND tỉnh thành lập được 9 Khu công nghiệp, tạo ra quỹ đất Khu công nghiệp để cho thuê với diện tích hơn 1.007 ha, thu hút nhiều nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước đầu tư như: Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản), Tập đoàn Foxcon Hồng Hải, Quỹ đầu tư Vina Capital (CPK),…; hình thành nên các Khu công nghiệp được đầu tư bài bản, đồng bộ, hiện đại như: Bá Thiện II, Bình Xuyên II, Thăng Long Vĩnh Phúc.
Tuy nhiên, quỹ đất Khu công nghiệp cho thuê cũng dần ít đi, dư địa và quỹ đất sạch trong Khu công nghiệp không còn nhiều. Trong số 8 Khu công nghiệp đã triển khai, có đất để cho doanh nghiệp thứ cấp thuê, có 5 Khu công nghiệp đã hết đất sạch để cho các doanh nghiệp thuê, xây dựng nhà máy bao gồm các Khu công nghiệp: Kim Hoa; Bình Xuyên; Khai Quang, Bình Xuyên II và Bá Thiện II; do đó, ít thu hút thêm được các nhà đầu tư mới vào Khu công nghiệp.
Hiện nay, chỉ còn 3 Khu công nghiệp còn đất sạch để cho thuê với diện tích khoảng hơn 141 ha, bao gồm: Bá Thiện, Tam Dương II – khu A và Thăng Long Vĩnh Phúc. Diện tích này không đủ lớn để tỉnh có thể chủ động quỹ đất đón “làn sóng” đầu tư mới, các nhà đầu tư lớn.
Trong khi đó, tỉnh vẫn còn khoảng hơn 2.700 ha đất Khu công nghiệp cần phải BT- GPMB, tạo quỹ đất sạch để thu hút đầu tư.
Cụ thể, trong số 9 Khu công nghiệp đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư có 5 Khu công nghiệp vướng mắc về BT - GPMB với diện tích là hơn 477 ha; 5/6 Khu công nghiệp đang trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư cần phải thực hiện BT- GPMB hơn 946 ha; 3 Khu công nghiệp đang xin ý kiến các cơ quan liên quan để thực hiện thủ tục phê duyệt chủ trương đầu tư, sau khi được phê duyệt phải thực hiện BT- GPMB với diện tích là hơn 437 ha để triển khai.
Theo Trưởng Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Nguyễn Xuân Phương: Công tác BT- GPMB luôn là việc làm khó khăn, phức tạp, bởi ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của người dân và tiềm ẩn nguy cơ gây mất an ninh, trật tự tại cơ sở.
Thời gian qua, một bộ phận nhân dân có sự so sánh về chính sách và giá đền bù, chưa chấp hành chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về BT - GPMB, lấn chiếm, mua bán đất đai trong vùng dự án nhằm trục lợi; kích động những người liên quan tham gia khiếu kiện tập thể, gây mất ổn định xã hội.
Nhiều trường hợp người dân cố tình cản trở quá trình thu hồi đất, không chịu bàn giao mặt bằng khi đã có quyết định thu hồi đất, không nhận hỗ trợ đất dịch vụ bằng đất hoặc bằng tiền..., dẫn đến tình trạng đất Khu công nghiệp thì còn nhưng không có đất sạch để cho thuê. Ban cũng xác định đây là "điểm nghẽn", khó khăn lớn nhất trong việc thu hút đầu tư, phát triển KCN trên địa bàn tỉnh.
Đơn cử như Khu công nghiệp Bá Thiện II được Ban Quản lý Các KCN cấp Giấy chứng nhận đầu tư lần đầu năm 2009 với diện tích là hơn 308 ha do Công ty TNHH Vina – CPK làm chủ đầu tư.
Hiện nay, Khu công nghiệp này vẫn còn gần 104 ha đất chưa BT- GPMB; trong đó, diện tích thuộc xã Trung Mỹ hơn 82 ha, thị trấn Bá Hiến gần 19 ha, xã Thiện Kế hơn 2,7 ha.
Nguyên nhân là do, có sự xung đột giữa đơn giá theo quy định của Nhà nước và giá trị thực tế theo yêu cầu của người dân, dẫn tới người dân không đồng ý ký vào các phương án kiểm kê, kiểm đếm.
Việc thiếu quyết liệt của chính quyền một số địa phương trong công tác quản lý dẫn tới người dân xây dựng nhà trọ, nhà hàng, quán ăn, quán karaoke trái phép gây mất trật tự an ninh và nguy cơ về môi trường.
Ngày 28/6/2019, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1574 thành lập Tổ công tác liên ngành của tỉnh để giải quyết và xử lý vướng mắc trong quá trình BT - GPMB Khu công nghiệp Bá Thiện II, nhưng đến nay, vấn đề này vẫn "dậm chân" tại chỗ.
Để khơi thông "điểm nghẽn" này, phấn đấu trong giai đoạn 2021-2025 sẽ triển khai, đưa vào hoạt động khoảng 14 Khu công nghiệp mới trên địa bàn tỉnh với tổng diện tích hơn 2.473 ha (trong đó đất công nghiệp cho thuê là hơn 1.793 ha), cần có sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị.
Trong đó có vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự quản lý điều hành của chính quyền; tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân với phương châm: "Kiên quyết, kiên trì, bền bỉ, liên tục", đảm bảo lợi ích chính đáng, tạo sự đồng thuận cao của nhân dân đối với công tác BT - GPMB.
Ngăn chặn kịp thời các trường hợp lấn chiếm đất đai, xây dựng, tạo lập trái phép tài sản trên đất nhằm mục đích trục lợi khi nhà nước thu hồi đất; thực hiện nghiêm việc cưỡng chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất và bảo vệ thi công đối với các trường hợp cố tình chống đối, không chấp hành quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền...
Ban Quản lý Các Khu công nghiệp đề nghị Tỉnh ủy, HĐND tỉnh tiếp tục quan tâm chỉ đạo cấp ủy, chính quyền địa phương tập trung đẩy mạnh công tác BT - GPMB để các Khu công nghiệp có mặt bằng sạch, triển khai các dự án, sớm đưa Vĩnh Phúc trở thành một trung tâm công nghiệp điện tử lớn của cả nước.
Lưu Nhung
Tin mới
Thủ tướng chỉ đạo bảo đảm an toàn đê điều, hồ đập, phát hiện, xử lý kịp thời các sự cố ngay từ giờ đầu
Tại Công điện mới nhất, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Công an chỉ đạo các quân khu và đơn vị trực thuộc triển khai lực lượng, phương tiện (kể cả máy bay trực thăng) tiếp cận bằng được để hỗ trợ vận chuyển lương thực, thực phẩm, lương khô, bánh mỳ, sữa, hàng cứu trợ,… cho người dân vùng còn bị chia cắt; hỗ trợ Nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai theo đề nghị của địa phương...
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào
Chiều 10/9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CHDCND Lào Thongloun Sisoulith nhân dịp đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao của Đảng và Nhà nước Lào thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam.
Triển khai các biện pháp khẩn cấp bảo đảm an toàn đập thủy điện Thác Bà
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn vừa ký Công điện số 91/CĐ-TTg ngày 10/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ gửi Bí thư, Chủ tịch UBND 3 tỉnh: Lào Cai, Hà Giang và Yên Bái về việc triển khai các biện pháp khẩn cấp bảo đảm an toàn đập thủy điện Thác Bà.
MB ký kết hợp tác với Công đoàn Y tế Việt Nam
Ngày 10/9, tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) và Công đoàn Y tế Việt Nam ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện về triển khai “Chương trình phúc lợi”, cung cấp sản phẩm, dịch vụ tài chính ngân hàng tới khách hàng là công đoàn viên ngành y tế, góp phần chăm lo lợi ích cho công đoàn viên, người lao động ngành y tế trong phạm vi cả nước.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dự Lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
Chiều 10/9, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự Lễ phát động.
Đồng Nai: Tăng cường xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông
UBND tỉnh Đồng Nai, yêu cầu Công an tỉnh chỉ đạo lực lượng cảnh sát giao thông, công an các cấp tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông trong những tháng cuối năm 2024. Trong đó, tập trung kiểm tra, xử lý nghiêm, quyết liệt các lỗi vi phạm là nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn giao thông.
Câu chuyện thương hiệu
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới
Bình Điền xuất khẩu phân bón NPK Đầu Trâu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho nông dân Lào
Thuơng hiệu Than Hà Lầm với công tác bảo vệ môi trường
Hành trình phát triển thương hiệu của Công ty TNHH Dược phẩm và Trang thiết bị Y tế Hoàng Đức
Thế giới số sẽ chia cổ tức 5% bằng tiền mặt và 30% bằng cổ phiếu
Vietsovpetro góp phần quan trọng vào sự phát triển của ngành Dầu khí Việt Nam