Vĩnh Phúc: Để doanh nghiệp “cất cánh”, phát triển bền vững
Vĩnh Phúc đang tích cực thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh cởi mở, thông thoáng, có tính hấp dẫn, cạnh tranh cao để thu hút, kết nối doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Quyết liệt gỡ “nút thắt” cho doanh nghiệp
Dịch COVID -19 đã ảnh hưởng lớn đến phát triển của toàn nền kinh tế nước ta. Vĩnh Phúc là tỉnh đi đầu công tác phòng chống dịch và đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế, xã hội; đặc biệt là việc hỗ trợ doanh nghiệp duy trì phát triển sản xuất, kinh doanh.
Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã quyết liệt chỉ đạo các cấp, các ngành tập trung thực hiện “mục tiêu kép” - vừa quyết liệt phòng chống dịch bệnh, vừa duy trì và phát triển các hoạt động kinh tế - xã hội, bảo đảm đời sống nhân dân.
Theo đó, UBND tỉnh Vĩnh Phúc xây dựng, thực thi nhiều chính sách hiệu quả hỗ trợ Doanh nghiệp. Tính đến nay, việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi phí, giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Vĩnh Phúc đang tập trung phát triển công nghiệp công nghệ cao
Đơn cử, lãi suất cho vay mới thấp hơn lãi suất khoản vay cũ từ 0,5- 2%. Đồng thời hỗ trợ miễn, giảm lãi vay, cơ cấu thời gian trả nợ cho 1.257 khách hàng, dự nợ đạt 3.556 tỷ đồng, trong đó có 239 doanh nghiệp với dư nợ đạt 1.892 tỷ đồng…
Về chính sách hỗ trợ thuế theo Nghị định số 41/2020/NĐ-CP và Nghị quyết số 84/NQ-CP, tính đến hết tháng 6/2020, Cục Thuế tỉnh đã thực hiện gia hạn tiền thuê đất cho 712 doanh nghiệp với số tiền hỗ trợ lên đến 736,628 tỷ đồng.
Ngoài ra, tỉnh Vĩnh Phúc cũng chỉ đạo các cơ quan liên quan hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 theo Quyết định số 643/QĐ-TLĐ ngày 22/5/2020 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; hỗ trợ giảm giá điện, giảm tiền điện cho khách hàng…
Bên cạnh việc triển khai các chính sách hỗ trợ, Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Phúc đã luôn đồng hành cùng doanh nghiệp tiếp tục tăng cường hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp thông qua rất nhiều kênh thông tin hữu hiệu như: Hệ thống đường dây nóng và Chương trình “Lãnh đạo UBND tỉnh gặp gỡ doanh nghiệp hàng tuần”. Từ đó đã giải quyết được nhiều kiến nghị của tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, trong công tác tháo gỡ vướng mắc, khó khăn của quá trình sản xuất, kinh doanh.
Theo báo cáo của UBND tỉnh, hiện toàn tỉnh có trên 400 doanh nghiệp FDI thực hiện đầu tư với tổng mức đầu tư trên 5,7 tỷ USD, trong đó có hơn 300 doanh nghiệp FDI đang hoạt động trong các khu công nghiệp, tỷ lệ doanh nghiệp chế xuất chiếm 24%.
Nhấn mạnh vai trò của doanh nghiệp chế xuất, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lê Duy Thành cho rằng, các doanh nghiệp này không chỉ có vai trò thúc đẩy tăng kim ngạch xuất khẩu của địa phương, tổng kim ngạch xuất khẩu quốc gia mà còn góp phần quan trọng trong giải quyết việc làm, tạo cơ hội cho nhiều doanh nghiệp trong nước tham gia sản xuất hàng xuất khẩu thông qua việc cung cấp các nguyên vật liệu, các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho doanh nghiệp chế xuất.
Tỉnh Vĩnh Phúc luôn đồng hành cùng các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp chế xuất nói riêng vượt khó. Lãnh đạo tỉnh đã chủ động tổ chức nhiều buổi đối thoại trực tiếp với các nhà đầu tư, doanh nghiệp cùng các cơ quan có liên quan để trao đổi, tháo gỡ và thống nhất hướng giải quyết liên quan đến doanh nghiệp chế xuất. Song song với đó, UBND tỉnh đã có văn bản kiến nghị, đề xuất Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xin ý kiến giải quyết khó khăn, vướng mắc liên quan đến doanh nghiệp chế xuất.
Trước vướng mắc tại Nghị định số 82/2018/NĐ-CP về quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế, các dự án mới thành lập hoạt động theo hình thức doanh nghiệp chế xuất, UBND tỉnh đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị hỗ trợ, chỉ đạo tháo gỡ khó khăn trong việc tổ chức thực hiện Nghị định này.
Đại diện lãnh đạo tỉnh cũng gặp gỡ, làm việc trực tiếp với các doanh nghiệp, nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh có khó khăn, vướng mắc trong việc thành lập doanh nghiệp chế xuất.
Với các doanh nghiệp đã được cấp phép doanh nghiệp chế xuất nhưng vẫn áp dụng theo doanh nghiệp thông thường cần gửi hồ sơ lên Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh cùng với Chi cục Hải quan Vĩnh Phúc để thực hiện kiểm tra, giám sát, nếu đủ điều kiện sẽ được hưởng ưu đãi của doanh nghiệp chế xuất.
Bà Phạm Thị Hồng Thủy, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc (HHDN) chia sẻ, nguồn nhân lực từ các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chưa đáp ứng được như kỳ vọng của sự phát triển.
Trước thực trạng này, HHDN đã tổ chức nhiều khóa học đào tạo chất lượng cao nhằm hỗ trợ doanh nghiệp. Đồng thời, phối hợp với các trường, các trung tâm đào tạo nghề của TƯ và địa phương mở nhiều lớp khóa đào tạo cho người lao động trong các doanh nghiệp. Ngoài ra, Hiệp hội còn phối hợp với VCCI thành lập ban điều phối thực hiện chương trình kết nối giữa doanh nghiệp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong đào tạo tuyển dụng, sử dụng lao động của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, tại Vĩnh Phúc, rất ít doanh nghiệp có bộ phận chuyên trách về pháp chế. Thống kê, số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ của tỉnh chiếm tới trên 97%, nhưng việc cập nhật các văn bản pháp lý còn hạn chế. Do vậy, HHDN đã thường xuyên theo dõi, cập nhật kịp thời các văn bản chính sách có liên quan đến doanh nghiệp qua các kênh thông tin điện tử của Chính phủ, của các bộ, ngành, của tỉnh để hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp.
Hàng năm, Hiệp hội đã tổ chức nhiều cuộc khảo sát tại doanh nghiệp để nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, những khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp. Có doanh nghiệp gặp vướng mắc về thủ tục hành chính trong suốt thời gian dài chưa được giải quyết, Hiệp hội đã phối hợp với cơ quan chức năng để giải quyết hiệu quả, từ đó củng đó niềm tin hơn nữa từ phía doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Hiệp hiệp hội ký kết chương trình phối hợp công tác với một số sở ngành để chung tay hỗ trợ doanh nghiệp.
Thấy rõ những thuận lợi, thách thức của doanh nghiệp trên địa bàn trước bối cảnh hội nhập sâu rộng, nhất là việc Việt Nam tham gia các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới (FTA), Chủ tịch HHDN tỉnh Vĩnh Phúc Phạm Thị Hồng Thủy đã chỉ đạo HHDN đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu và tham mưu chính sách về hội nhập kinh tế quốc tế. Tổ chức các lớp đào tạo bồi dưỡng nâng cao kiến thức quản trị doanh nghiệp, văn hóa doanh nhân và những kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế nhằm giảm thiểu rủi ro trong cạnh tranh.
Để nâng cao sức cạnh cho sản phẩm địa phương, HHDN tỉnh thường xuyên tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, tham gia các hội chợ, triển lãm trong nước và nước ngoài để quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường đầu ra.
Phát triển công nghiệp công nghệ cao
Từ những chính sách mang tính đột phá, sau 22 năm tái lập, kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển vượt bậc trên tất cả các lĩnh vực, nhất là thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp. Đến nay, tỉnh có 19 khu công nghiệp được phê duyệt, diện tích trên 5.200ha, 32 cụm công nghiệp diện tích trên 600ha. So với các tỉnh có cùng lợi thế lân cận thì Vĩnh Phúc nhiều hơn Bắc Ninh 2 khu và nhiều hơn Thái Nguyên 12 khu công nghiệp.
Vĩnh Phúc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh cởi mở, thông thoáng để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước
Tất cả các khu, cụm công nghiệp đều có vị trí thuận lợi, nằm dọc các trục quốc lộ, tạo sức hấp dẫn, cạnh tranh cao, trong đó, có 8/12 khu đã có chủ đầu tư hạ tầng đi vào hoạt động gồm: Khu công nghiệp Khai Quang, Bình Xuyên, Kim Hoa, Bá Thiện, Bá Thiện II, Bình Xuyên, Bình Xuyên II và Thăng Long Vĩnh Phúc.
Đặc biệt, ngành công nghiệp không chỉ phát triển mạnh ở vùng lõi là thành phố Vĩnh Yên, thành phố Phúc Yên, huyện Bình Xuyên, Tam Dương mà đã lan tỏa, dịch chuyển về các huyện phía Bắc như Lập Thạch, Sông Lô. Tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp cũng liên tục tăng, trong đó, khu công nghiệp Bình Xuyên, Kim Hoa, Bình Xuyên II, giai đoạn 1 đạt tỷ lệ lấp đầy 100%; khu công nghiệp Khai Quang có tỷ lệ lấp đầy 98% và khu Bình Xuyên 85%.
Theo số liệu thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc, kết quả thu hút vốn đầu tư FDI 6 tháng đầu năm 2020 đạt 135,6 triệu USD, với 14 dự án cấp mới và 19 dự án tăng vốn; vốn đầu tư trong nước (DDI) ước đạt 2,67 nghìn tỷ đồng, với 24 dự án cấp mới và 9 dự án tăng vốn.
Lũy kế đến hết tháng 6/2020 trên địa bàn tỉnh có 392 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký là 5,57 tỷ USD và 782 dự án DDI với tổng vốn đầu tư là hơn 93,73 nghìn tỷ đồng. Hiện nay có 18 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào tỉnh, trong đó Hàn Quốc có số lượng nhà đầu tư lớn nhất với 210 dự án, sau đó là Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Samoa, Seychelles, Ấn Độ, Italia, Hà Lan, Hoa Kỳ, Pháp, Đức...
Nhận thức rõ vai trò của thu hút đầu tư, hoạt động kinh tế đối ngoại, xúc tiến đầu tư tiếp tục được Tỉnh chú trọng. UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Chương trình xúc tiến đầu tư năm 2020; Kế hoạch số 51/KH-UBND về việc thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP và Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 04/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch COVID -19.
Theo đó, các cơ quan chuyên môn, tiếp tục chỉ đạo rút giảm thời gian thực hiện các thủ tục thành lập doanh nghiệp, thủ tục đầu tư và từng bước triển khai đăng ký kinh doanh qua mạng; công khai, minh bạch các cơ chế chính sách, quy hoạch của tỉnh và thủ tục hành chính trên các phương tiện thông tin đại chúng...
Lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh, tỉnh sẽ tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính mà trọng tâm là cải cách các thủ tục hành chính, tập trung đơn giản hóa, giảm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp. Tiếp tục thực hiện các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và mở rộng các dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; đảm bảo thời gian giải quyết thủ tục hành chính đúng hạn và sớm trước quy định cho doanh nghiệp và người dân.
Cùng với đó, tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp (từ việc thành lập doanh nghiệp đến các điều kiện kinh doanh, thông quan, nộp thuế). Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào cải cách thủ tục hành chính để tạo môi trường đầu tư thuận lợi nhất cho sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh thu hút vốn FDI và đầu tư xã hội.
Đồng thời, đẩy mạnh thực hiện trực tuyến công tác quảng bá, cung cấp thông tin, thu hút đầu tư vào tỉnh Vĩnh Phúc. Cung cấp thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại một cách hiệu quả nhất nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư trong thời gian tới.
Tích cực thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại. Đa dạng hóa các hình thức kết nối nhà đầu tư trong thời gian dịch bệnh. Duy trì hợp tác, kết nối với các tổ chức quốc tế nhằm kết nối doanh nghiệp, hợp tác về xúc tiến đầu tư. Tiếp tục cập nhật vướng mắc, kiến nghị của các doanh nghiệp; hỗ trợ, hướng dẫn, giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thành lập và hoạt động…
Đánh giá về những thành công trong thu hút đầu tư vào tỉnh Vĩnh Phúc thời gian qua, ông Thành cho biết, tỉnh Vĩnh Phúc luôn quyết liệt và liên tục cải cách chính sách thu hút đầu tư nên đã có được thành công như ngày hôm nay.
“Kinh nghiệm lớn nhất là phải đặt ra mục tiêu rõ ràng về thu hút đầu tư, từ nghị quyết, chính sách, quy hoạch trong thu hút đầu tư. Cụ thể, nhiệm kỳ 2015-2020, ngay sau khi Đại hội Đảng bộ tỉnh thành công thì nghị quyết đầu tiên được ban hành là cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Nghị quyết số 2 của Ban chấp hành tỉnh ủy được ban hành cũng là nghị quyết về thu hút đầu tư. Tất cả các nghị quyết về y tế, giáo dục…cũng đều có nội hàm liên quan đến thu hút đầu tư trong lĩnh vực đó”, ông Thành nhấn mạnh.
Cũng theo Phó Bí thư Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lê Duy Thành, hiện nay, quy hoạch các khu công nghiệp để phát triển kinh tế-xã hội của Vĩnh Phúc được đánh giá là có dư địa tốt nhất. Mong muốn lớn nhất của các nhà đầu tư đến với tỉnh Vĩnh Phúc là cần cơ chế chính sách tốt, đất sạch, sự thông thoáng và sự quan tâm cởi mở của hệ thống chính quyền. Với những mong muốn này, Vĩnh Phúc đã chuẩn bị cơ bản đầy đủ. Tính đến nay, ngoài Hà Nội, TP. HCM, Vĩnh Phúc là một tỉnh có quỹ đất sạch lớn nhất cả nước để dành cho thu hút đầu tư.
Ông Lê Duy Thành khẳng định: “Nhà đầu tư đến đến với Vĩnh Phúc là công dân của Vĩnh Phúc, thành công của nhà đầu tư; sản phẩm của nhà đầu tư là thành công và là sản phẩm của Vĩnh Phúc”.
Tại buổi tọa đàm “Vĩnh Phúc – điểm đến tiềm năng của các nhà đầu tư châu Âu, Hoa Kỳ”, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Văn Trì cho biết, với quyết tâm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đạt mục tiêu 3 tốt, gồm: Môi trường pháp lý tốt và toàn diện, hạ tầng kỹ thuật tốt và phục vụ doanh nghiệp tốt, Vĩnh Phúc cam kết sẽ tạo lập môi trường đầu tư tốt nhất cho các doanh nghiệp bằng việc áp dụng đầy đủ các chính sách ưu đãi đầu tư cao nhất theo quy định thống nhất của quốc gia; triển khai thực hiện tốt các cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư riêng của tỉnh;
Giúp doanh nghiệp tiếp cận đất đai, giải quyết tốt những vấn đề về lao động cho doanh nghiệp; bảo đảm hạ tầng tới chân hàng rào khu, cụm công nghiệp, khu du lịch và các điều kiện đầu vào thiết yếu cho sản xuất kinh doanh; giải quyết nhanh các thủ tục hành chính về đầu tư;
Công khai minh bạch quy trình thủ tục đầu tư, quy hoạch xây dựng và đất đai, quy hoạch ngành, lĩnh vực trên hệ thống thông tin điện tử; giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, giảm từ 30-50% thời gian theo quy định chung. Cùng với đó, thực hiện thanh tra, kiểm tra theo đúng quy định của pháp luật và không quá một lần/năm kết hợp thanh tra, kiểm tra liên ngành nhiều nội dung trong một đợt thanh tra, kiểm tra.
Hoan Nguyễn
Tin mới
Xử lý sự cố tàu thuyền, phà va trôi vào cầu Vĩnh Phú trên sông Lô kết nối tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ
Bộ GTVT vừa có văn bản gửi Sở GTVT Vĩnh Phúc về việc xử lý sự cố tàu thuyền, phà va trôi vào cầu Vĩnh Phú trên sông Lô kết nối tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ.
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 18/9
Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 18/9 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Một số cổ phiếu cần quan tâm ngày 18/9
Cổ phiếu cần quan tâm trước phiên ngày 18/9 của các công ty chứng khoán.
Hải Dương có tân Giám đốc sở Tài nguyên và Môi trường
Ông Dương Văn Xuyên, Bí thư Huyện uỷ Nam Sách được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hải Dương từ ngày 17/9/2024.
PV GAS chính thức cung cấp LNG cho khách hàng đầu tiên tại miền Bắc
Công ty cổ phần CNG Việt Nam (PV GAS CNG) – thành viên của Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) - chính thức cấp khí lần đầu (gas in ) LNG cho Nhà máy sản xuất gạch Catalan xã Đông Thọ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
Đoàn công tác tỉnh Phúc Kiến khảo sát Vịnh Hạ Long
Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Quảng Ninh, chiều 17/9, đoàn công tác tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc do ông Trần Đông, Phó Chủ nhiệm Ban Thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân tỉnh Phúc Kiến làm trưởng đoàn đã đi khảo sát tiềm năng, thế mạnh phát triển du lịch tại Vịnh Hạ Long.
Xem nhiều
Câu chuyện thương hiệu
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM
MobiFone trao tặng hàng trăm phần quà tận tay người lao động, hỗ trợ dạy học trực tuyến mùa bão lũ
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9