Viết tiếp Top 10 tỉnh, thành phố có thu nhập bình quân đầu người cao nhất Việt Nam
Số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê: Năm 2023, GDP bình quân đầu người của Việt Nam ước đạt 101,9 triệu đồng/người (tương đương 4.153,17 USD, theo giá hiện hành), tăng 160 USD so 2022. Trong đó, 10 tỉnh, thành phố có thu nhập bình quân đầu người cao nhất Việt Nam…
10 tỉnh, thành phố có thu nhập bình quân đầu người cao nhất Việt Nam, bao gồm:
Bình Dương đạt 7,12 triệu đồng/người/tháng; TP. Hồ Chí Minh đạt 6,6 triệu đồng/người/tháng; Hà Nội đạt 6 triệu đồng/người/tháng; Đồng Nai đạt 5,75 triệu đồng/người/tháng; Đà Nẵng đạt 5,23 triệu đồng/người/tháng; Hải Phòng đạt 5,09 triệu đồng/người/tháng; Bắc Ninh đạt 4,91 triệu đồng/người/tháng; Vĩnh Phúc đạt 4,51 triệu đồng/người/tháng; Cần Thơ và Bà Rịa - Vũng Tàu.
Bài 8: Vĩnh Phúc - dấu ấn 10 điểm nhấn phát triển 2023
Vĩnh Phúc ghi dấu ấn đậm nét trong phát triển toàn diện kinh tế - xã hội với 10 điểm nhấn nổi bật năm 2023, đặc biệt là cú lội ngược dòng ngoạn mục của tăng trưởng kinh tế - trở thành địa phương duy nhất lấy lại được đà tăng trưởng từ âm sang dương.
Năm 2023, trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, song với quyết tâm, nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân nên kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đã đạt được những kết quả tương đối toàn diện
Kinh tế phát triển ổn định
2023 là năm đặc biệt khó khăn, song 13/15 chỉ tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc đều đạt và vượt mục tiêu đề ra.
Có 2 chỉ tiêu không đạt là tăng trưởng kinh tế và thu ngân sách; song thu ngân sách nội địa của địa phương vẫn trong top 8 tỉnh thu cao nhất cả nước; là địa phương duy nhất có tăng trưởng âm lấy lại được đà tăng trưởng.
Giải ngân vốn đầu tư công đứng thứ 7/63 địa phương; tỷ lệ giải ngân và khối lượng giải ngân vốn đầu tư công cao nhất từ năm 2016 đến nay.
Các chỉ số về thu nhập, đời sống người dân đều trong top 10 tỉnh có chỉ số tốt nhất cả nước: Chỉ số phát triển con người (HDI) đứng thứ 9; GRDP bình quân đầu người đứng thứ 9, thu nhập bình quân đầu người đứng thứ 9 toàn quốc.
Đổi mới phương thức lãnh đạo
Ban cán sự Đảng UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã khẳng định rõ nét vai trò lãnh đạo tập trung, thống nhất, dân chủ, khách quan và toàn diện. Theo đó, năm 2023, đã ban hành 70 nghị quyết, 222 thông báo kết luận, 528 văn bản lãnh đạo, chỉ đạo.
Chủ tịch UBND tỉnh Lê Duy Thành phát biểu chỉ đạo tại Phiên họp thường kỳ tháng 12/2023
UBND tỉnh bám sát các chỉ thị, nghị quyết, chương trình, đề án của Trung ương, Tỉnh ủy, Ban cán sự Đảng UBND tỉnh, đã cụ thể hóa thành hơn 19.000 văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, gồm 3.147 quyết định, 53 quyết định quy phạm pháp luật, 355 kế hoạch và hàng chục nghìn văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành.
Cùng với đó, lãnh đạo toàn diện trên tất cả các lĩnh vực; trong đó tập trung trọng tâm, trọng điểm vào lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, an sinh xã hội, đặc biệt quan tâm đến đảm bảo an sinh xã hội. Qua đó, có thể khẳng định, cấp ủy, chính quyền ngày càng sâu sát, cụ thể, gần dân, sát dân và hướng tới Nhân dân.
UBND tỉnh đã thông qua Đề án đẩy mạnh phân cấp đối với UBND cấp huyện, cấp xã và cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh - là cơ sở quan trọng để tăng cường phân cấp, phân quyền, giao nguồn lực, gắn trách nhiệm thực hiện.
Đổi mới công tác đánh giá cán bộ, giao việc, đánh giá cán bộ bằng sản phẩm mang lại hiệu quả cao, tạo sự chuyển biến rõ nét. Cụ thể, UBND tỉnh đã thí điểm giao nhiệm vụ cho 15 giám đốc các sở, ngành và 9 chủ tịch UBND các huyện, thành phố với tổng số 140 nhiệm vụ cụ thể - là các nhiệm vụ, điểm nghẽn nhiều năm.
Thu hút đầu tư vượt xa kế hoạch
Năm 2023, thu hút vốn FDI ước đạt hơn 560 triệu USD, tăng 21% so 2022 và đạt 140% kế hoạch đề ra. Vốn DDI đạt hơn 20,65 nghìn tỷ đồng vốn, tăng 67% so 2022 và vượt 4,13 lần so kế hoạch 2023.
Quyết liệt tháo gỡ điểm nghẽn
Ngay từ đầu nhiệm kỳ, lãnh đạo tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt trong việc nâng cao công tác quản lý nhà nước các ngành, lĩnh vực, kiên quyết xử lý nghiêm các vi phạm.
Chỉ tính từ năm 2022 đến nay, đã thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát đánh giá đầu tư, rà soát đối với 76 dự án đô thị, 446 dự án thương mại, dịch vụ. Đã thu hồi 6 dự án nhà ở, dự án đô thị, 31 dự án thương mại, dịch vụ, xử phạt vi phạm hành chính đối với 60 nhà đầu tư; thu hồi hàng trăm ha đất khu công nghiệp và hàng nghìn ha đất của các tổ chức, cá nhân vi phạm; nhiều vụ việc kéo dài qua nhiều năm, khó xử lý như vụ việc liên quan Công ty Kim Long, dự án do Công ty Vinaconex2 làm chủ đầu tư, dự án khu đô thị sinh thái Âu Cơ… được xử lý dứt điểm, trong đó đã khởi tố hình sự vụ việc liên quan Công ty Kim Long.
Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Thị Thúy Lan kiểm tra tiến độ dự án Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Ảnh: Khánh Linh
UBND tỉnh đã kiểm điểm: 266 tập thể phải kiểm điểm trách nhiệm; trong đó cấp tỉnh 66, cấp huyện 200; rút kinh nghiệm 252 tập thể, xử lý kỷ luật 9 tập thể. 1.620 cá nhân kiểm điểm, trong đó cấp tỉnh 344, cấp huyện, xã là 1.276 cá nhân; xử lý kỷ luật 96 cá nhân, trong đó 67 trường hợp đã kỷ luật khiển trách; 28 trường hợp đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét xử lý.
Đối với các vi phạm về đất đai của người dân: Lũy kế từ 16/3/2020 đến đầu tháng 12/2023, đã xử lý 12.000 trường hợp vi phạm đất đai, với diện tích 389,12 ha. Trong năm, đã khởi tố 7 vụ án hình sự liên quan đến vi phạm đất đai…
Khơi thông các nguồn lực
Năm 2023, tỉnh Vĩnh Phúc đã có hơn 100 kiến nghị báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Đoàn công tác của Chính phủ, xem xét, tháo gỡ các điểm nghẽn; đến nay đã được giải quyết dứt điểm hơn 40 kiến nghị, đề xuất, đặc biệt các kiến nghị về phân cấp xác định giá đất, tháo gỡ vướng mắc cho cảng cạn Logistics ICD…
Vĩnh Phúc chủ động tháo gỡ vướng mắc, đặc biệt là vướng mắc về đất đai. Kết quả, sau 3 năm, đã giải phóng trên 3.500 ha đất - là điểm nghẽn hàng chục năm không tháo gỡ được, tạo điều kiện thuận lợi để triển khai các dự án.
Địa phương bổ sung hơn 1.000 ha đất công nghiệp (bằng diện tích thực hiện từ khi tái lập tỉnh tới nay). Đã khởi công 3 khu công nghiệp mới, tạo quỹ đất sạch thu hút đầu tư; đẩy nhanh tiến độ nhiều dự án lớn, như: Dự án Sản xuất mô tô, xe máy, phụ tùng và bộ phận phụ trợ cho xe ô tô, xe có động cơ khác của Công ty TNHH Polaris Việt Nam; Cảng cạn Logistics ICD, Dự án Thung lũng Thanh Xuân…
Hạ tầng giao thông được hoàn thiện, với tổng chiều dài đường bộ khoảng 7.107,8 km.
Năm 2023, tỉnh Vĩnh Phúc đã cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới nhiều cơ sở y tế
Lĩnh vực văn hóa có nhiều chuyển biến
Phong trào văn hóa - văn nghệ - thể thao quần chúng rộng khắp. Toàn tỉnh, duy trì hơn 2.700 câu lạc bộ thể thao quần chúng và hàng nghìn câu lạc bộ dân ca, dân vũ. Các thiết chế văn hóa, các nhà văn hóa được khai thác tối đa công suất và trở thành nơi sinh hoạt cộng đồng, đáp ứng đời sống Nhân dân.
Các di tích lịch sử, văn hóa được quan tâm tôn tạo; các hoạt động kích cầu du lịch tuần lễ văn hóa 30/4; không gian sách; không gian văn hóa, du lịch, duy trì phố đi bộ và các chương trình văn nghệ cuối tuần… Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, dân ca, dân vũ được đẩy mạnh.
Khu du lịch quốc gia Tam Đảo - trở thành Khu du lịch quốc gia thứ 7 của cả nước. Năm 2023, toàn tỉnh thu hút hơn 9,3 triệu khách du lịch, tăng 13% so năm trước.
Giáo dục đại trà xếp thứ nhất toàn quốc
Giáo dục đại trà: Kết quả thi tốt nghiệp THPT của Vĩnh Phúc đứng thứ nhất toàn quốc.
Giáo dục mũi nhọn: Chất lượng giáo dục mũi nhọn của tỉnh tiếp tục đạt được ở mức cao, mở rộng ở nhiều đối tượng học sinh, nhiều hoạt động giáo dục và có những thành tích xuất sắc, nổi bật, như: Có 79 em đoạt giải với 5 giải nhất, 20 giải nhì, 23 giải ba, 31 giải khuyến khích, tăng 18,5% và tăng 17 giải so năm học trước, đứng thứ 2 cả nước về tỷ lệ học sinh đạt giải. Đặc biệt, tỉnh đã có 1 học sinh dự thi Olympic Sinh học quốc tế.
Chủ tịch UBND tỉnh Lê Duy Thành thăm hỏi đời sống người lao động đang làm việc tại nhà máy sản xuất xe máy -Tập đoàn Polaris (Hoa Kỳ), KCN Bá Thiện II (Bình Xuyên)
Phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập ngày càng được đẩy mạnh; công tác giáo dục – đào tạo được sự quan tâm của cả hệ thống chính trị và Nhân dân.
Hạ tầng giáo dục được đảm bảo. Tỉnh Vĩnh Phúc đầu tư, bố trí nguồn vốn xây dựng mới 6 trường THCS chất lượng cao và đảm bảo cơ sở vật chất xây dựng trường chuẩn quốc gia, đến nay tỷ lệ trường chuẩn quốc gia đạt trên 67%, gần đạt mục tiêu cả nhiệm kỳ.
Y tế đạt được nhiều kết quả nổi bật
Cơ sở hạ tầng các đơn vị y tế đã được quan tâm đầu tư xây mới như Trung tâm Y tế huyện Bình Xuyên, Trung tâm Y tế huyện Yên Lạc, Trung tâm Y tế huyện Lập Thạch...
Nhiều kỹ thuật mới, hiện đại được thực hiện tại tỉnh: Phẫu thuật mở nắp sọ sinh thiết tổn thương nội sọ; phẫu thuật dị dạng động - tĩnh mạch não; phẫu thuật vi phẫu mạch máu thần kinh; phẫu thuật nối chi thể đứt rời hoàn toàn... đã góp phần nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh, giúp người bệnh được thụ hưởng dịch vụ kỹ thuật cao ngay tại tuyến tỉnh, mà không cần chuyển lên tuyến trung ương…
Đến nay, số bác sỹ/vạn dân đạt 14,4 người, cao hơn 1,3 lần bình quân của cả nước; tỷ lệ giường bệnh/vạn dân đạt 40,3 giường, cao hơn 1,3 lần bình quân của cả nước và vượt mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra.
Vĩnh Phúc tiếp tục gặt hái nhiều thành tựu kinh tế - xã hội nổi bật năm 2023 (Ảnh: VP)
Quan tâm an sinh xã hội
Chi đảm bảo an sinh xã hội được tăng cường. Cụ thể: Năm 2023, tỉnh Vĩnh Phúc đã bố trí 1.009.589 triệu đồng; tăng 1,13 lần so 2022 và gấp 4,45 lần so 2021.
Chi từ Mặt trận Tổ quốc: Xây dựng nhà đại đoàn kết; thăm hỏi, tặng quà dịp Tết Nguyên đán; hỗ trợ học sinh nghèo, người nghèo; hỗ trợ thiên tai, dịch bệnh… tổng kinh phí 20.839 triệu đồng.
Chi từ Quỹ đền ơn đáp nghĩa, Quỹ Vì người nghèo và Cứu trợ thiên tai với tổng kinh phí 1.050 triệu đồng; chi từ Hội Chữ thập đỏ: Chi an sinh xã hội 2.306 triệu đồng, tăng 1,04 lần so 2022.
Vĩnh Phúc cũng bổ sung từ ngân sách cấp tỉnh, cấp huyện cho ngân hàng chính sách cho vay giảm nghèo, tạo việc làm là 145 tỷ đồng; lũy kế nguồn vốn từ ngân sách tỉnh bổ sung cho vay giảm nghèo, tạo việc làm đạt trên 800 tỷ đồng.
Với sự vào cuộc mạnh mẽ của các cấp, ngành và sự nỗ lực vươn lên của các hộ dân, ước đến cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn khoảng 0,61%; chỉ số HDI đứng thứ 9 toàn quốc; chỉ số nhà ở/người dân đứng thứ 2 cả nước; số ô tô của người dân nhiều thứ 5 toàn quốc.
Bảo đảm an ninh trật tự
Công tác quốc phòng được quan tâm; xây dựng thế trận quân sự trong khu vực phòng thủ và thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự: Hệ thống văn kiện tác chiến, sẵn sàng chiến đấu và phòng thủ dân sự của lực lượng vũ trang tỉnh được chỉ đạo rà soát, điều chỉnh, bổ sung đầy đủ.
Ban Chỉ đạo diễn tập tỉnh đã chỉ đạo 48 cuộc luyện tập, diễn tập ở cấp huyện, xã (tăng 3 cuộc so 2022), hoàn thành 100% kế hoạch năm, kết quả đều đạt giỏi, xuất sắc, an toàn.
Công tác phòng ngừa, tấn công, trấn áp các loại tội phạm được triển khai quyết liệt, nhằm xử lý nghiêm các hành vi phạm tội, vi phạm pháp luật về ma túy, kinh tế, tham nhũng, môi trường. Quản lý hành chính về trật tự xã hội được thực hiện tốt…
Năm 2024: Mục tiêu tăng trưởng kinh tế 7 - 8%
Về phương hướng, nhiệm vụ năm 2024, Tỉnh ủy Vĩnh Phúc tập trung thực hiện đồng bộ, hiệu quả 5 nhiệm vụ trọng tâm và 3 khâu đột phá - được xác định tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.
Năm 2024, Vĩnh Phúc sẽ phân bổ hơn 7.776,6 tỷ đồng từ nguồn ngân sách để phục vụ xây dựng phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội
Trọng tâm là kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, các điểm nghẽn, khơi thông các nguồn lực, tập trung phát triển kinh tế - xã hội; chú trọng đến an sinh xã hội, cải thiện nâng cao đời sống Nhân dân; bảo đảm an toàn môi trường sống, điều kiện sống tốt nhất cho người dân; từng bước xây dựng con người Vĩnh Phúc “Tiên phong, Sáng tạo, Khát vọng, Đổi mới”.
Để thực hiện phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2024, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan cho biết, trong bối cảnh tiếp tục phải đối mặt với những khó khăn, thách thức lớn, với quyết tâm chính trị cao nhất, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc sẽ tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ.
Đặc biệt, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục thực hiện hiệu quả việc đánh giá cán bộ bằng sản phẩm thông qua việc giao chỉ tiêu nhiệm vụ cho 48 người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng bảo đảm tiến độ kế hoạch đề ra.
Cùng với đó, tỉnh Vĩnh Phúc sẽ tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường; tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là cải cách các thủ tục hành chính; nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo điều hành, thực thi pháp luật, phòng chống tham nhũng, lãng phí; củng cố quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự an toàn xã hội.
Năm 2024, tỉnh Vĩnh Phúc đặt ra mục tiêu tổng thu ngân sách nhà nước đạt trên 30.000 tỷ đồng; thu hút 400 triệu USD vốn FDI và 5.500 tỷ đồng vốn DDI
Bên cạnh việc thực hiện có hiệu quả 5 nhiệm vụ trọng tâm, 3 khâu đột phá theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIđó, Tỉnh ủy sẽ tiếp tục tập trung thực hiện tốt các nghị quyết của Trung ương về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; rà soát các mục tiêu, chỉ tiêu, xác định những nhiệm vụ để lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành mục tiêu cả nhiệm kỳ; quyết liệt giải quyết các điểm nghẽn để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm, dự án hạ tầng; triển khai đồng bộ quy hoạch tỉnh; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với thanh tra, kiểm tra, giám sát, gắn trách nhiệm người đứng đầu.
Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Vũ Việt Văn cho biết, năm 2024, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu, như: Tốc độ tăng trưởng GRDP khoảng từ 7,5 - 8,5%; vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội trên địa bàn chiếm khoảng 30 - 33% GRDP theo giá hiện hành.
Tổng thu NSNN, phấn đấu đạt 30.425 tỷ đồng, trong đó thu nội địa 25.025 tỷ đồng; thu hút 400 triệu USD vốn FDI và 5.500 tỷ đồng vốn DDI. Tỷ lệ dân số đô thị (dân số đô thị tại các khu vực đã được công nhận đô thị) đạt 49%; giải quyết việc làm mới từ 16 đến 17.000 lao động…
Đối với kế hoạch đầu tư công 2024, tỉnh xác định đảm bảo sự phù hợp về cơ cấu nguồn vốn theo quyết định chủ trương đầu tư được duyệt, đúng điều kiện, nguyên tắc, mục đích, đối tượng quy định; sự phù hợp giữa mức vốn dự kiến bố trí vốn với khả năng giải ngân vốn ưu tiên.
Đối với dự toán ngân sách năm 2024, tỉnh xây dựng dự toán thu - chi, khoản mục; các nhiệm vụ phải phù hợp với mục đích, đối tượng, tính chất sử dụng vốn được quy định theo quy định. Khắc phục tình trạng số vốn chi thường xuyên chưa phân khai chi tiết còn lớn.
Về phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới, dự báo bối cảnh năm 2024 tiếp tục có nhiều khó khăn, thách thức. Để thực hiện thành công các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Vũ Việt Văn đề nghị đẩy nhanh tiến độ, tháo gỡ các vướng mặc về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đối với các khu công nghiệp được Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư trong giai đoạn 2021 - 2023 để có quỹ đất thu hút đầu tư.
Giải thưởng "Thị trấn điểm đến hàng đầu thế giới" - do Tổ chức World Travel Awards vinh danh góp phần nâng cao vị thế của du lịch Tam Đảo (Ảnh: Thế Hùng)
Cùng với đó, địa phương tập trung giải ngân vốn đầu tư công 2024 của tỉnh nhằm thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng kinh tế; đôn đốc đẩy nhanh tiến độ đầu tự các công trình, dự án trọng điểm; ban hành cơ chế hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ phát triển, thành lập doanh nghiệp mới; thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp về tín dụng của Trung ương - hoàn thành việc phê duyệt Quy hoạch tỉnh; điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất; phê duyệt kế hoạch sử dụng đất và kế hoạch xác định giá đất năm 2024.
Đồng thời, tỉnh tiếp tục quan tâm đến nhiệm vụ phát triển văn hóa, xã hội, đảm bảo an sinh và phúc lợi xã hội; tập trung triển khai xây dựng làng văn hóa kiểu mẫu giai đoạn 2; có chính sách thu hút việc làm, hỗ trợ người dân, người lao động mất việc làm và doanh nghiệp gặp khó khăn.
Thời gian tới, Vĩnh Phúc sẽ tiếp tục tập trung thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp, chỉ đạo các cấp, ngành tập trung thực hiện quyết liệt tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người sản xuất mở rộng sản xuất, sử dụng hết năng lực hiện có, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh; đồng thời, bảo đảm thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách an sinh xã hội và phát triển các lĩnh vực văn hóa - xã hội.
Những chỉ tiêu chủ yếu:
Tổng sản phẩm trên địa bàn GRDP - giá SS 2010 tăng 7,5 - 8,5%; Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội trên địa bàn chiếm khoảng 30 - 35% GRDP theo giá hiện hành; Tổng thu NSNN phấn đấu đạt 31.765 tỷ đồng, trong đó thu nội địa 26.365 tỷ đồng; Thu hút 400 triệu USD vốn FDI và 5.500 tỷ đồng vốn DDI; Tỷ lệ dân số đô thị (dân số đô thị tại các khu vực đã được công nhận đô thị) đạt 49%; Giải quyết việc làm mới cho khoảng 16.000 – 17.000 lao động; Tỷ lệ lao động qua đào tạo phấn đấu đạt 81%, trong đó lao động qua đào tạo được cấp bằng, chứng chỉ phấn đấu đạt 38,5%; Tỷ lệ tham gia BHYT đạt trên 95% dân số. Tỷ lệ lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH đạt trên 43,9%; Tỷ lệ che phủ rừng đạt ổn định 25%; Tỷ lệ hộ ở khu vực nông thôn được sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn 02/BYT đạt 79,5%...
- T. Hương (Nguồn: ; //phapluat.tuoitrethudo.wwwiso.com///vinhphuc.gov.vn/)
Tin mới
Nga và Trung Quốc với những dự án nông nghiệp, sản xuất, các ngành công nghiệp mới nổi
Các công ty Trung Quốc đã bắt đầu đầu tư vào ngành sản xuất của Nga, bao gồm ô tô, điện thoại thông minh và máy móc xây dựng. Một số nhà sản xuất ô tô Trung Quốc hiện đang lắp ráp ô tô ở Nga để thúc đẩy nội địa hóa.
Lâm Đồng lập huyện mới rộng hơn 1.400km2
3 huyện Cát Tiên, Đạ Tẻh, Đạ Huoai sẽ được tỉnh Lâm Đồng sáp nhập làm một và lấy tên là huyện Đạ Huoai. Sau khi hoàn tất sáp nhập, huyện Đạ Huoai sẽ có diện tích 1.448,48 km2.
Tiết lộ về Samsung Galaxy S25 Ultra sẽ mỏng gọn chưa từng thấy
Samsung Galaxy S25 Ultra sẽ có cạnh cong hơn thế hệ tiền nhiệm, được cho là giúp cầm nắm, thao tác dễ hơn. Đáng chú ý, Galaxy S25 Ultra có kích thước 162,8 x 77,6 x 8,2 mm, so với 162,3 x 79 x 8,6 mm của Galaxy S24 Ultra.
Nhiều nước muốn vào BRICS vì... "mệt mỏi" với Mỹ
Theo bà Zakharova: "Thế giới đã chán với các tuyên bố, những cuộc tấn công và thái độ hung hăng ngấm ngầm hoặc thậm chí là công khai của nước Mỹ". Và họ lựa chọn BRICS, chứ không phải là Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương".
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cảnh báo mạo danh lừa đảo tuyển dụng
Gần đây trên mạng xã hội tiếp tục xuất hiện một số trang facebook mạo danh Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam), chạy quảng cáo các thông tin tuyển dụng thu hút sự chú ý của nhiều người. Các trang facebook có logo, banner và thông tin tương tự như trang web chính thức của Petrovietnam đăng tải thông tin tuyển dụng hấp dẫn, với mức lương cao và cơ hội thăng tiến tốt. Tuy nhiên, thực chất đây là một chiêu trò lừa đảo khá tinh vi.
Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam chung tay vì người nghèo trên khắp Việt Nam
Với phương châm “Gắn trách nhiệm xã hội trong kinh doanh”, LPBank đã và đang khẳng định vai trò là một trong những ngân hàng tiên phong trong các hoạt động thiện nguyện, thể hiện tinh thần sẻ chia và phụng sự cộng đồng.
Câu chuyện thương hiệu
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới
Bình Điền xuất khẩu phân bón NPK Đầu Trâu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho nông dân Lào
Thuơng hiệu Than Hà Lầm với công tác bảo vệ môi trường
Hành trình phát triển thương hiệu của Công ty TNHH Dược phẩm và Trang thiết bị Y tế Hoàng Đức
Thế giới số sẽ chia cổ tức 5% bằng tiền mặt và 30% bằng cổ phiếu
Vietsovpetro góp phần quan trọng vào sự phát triển của ngành Dầu khí Việt Nam