Việt Nam ứng cử Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021
Tiếp tục ứng cử lần thứ hai vào Hội đồng Bảo an thể hiện quyết tâm của Việt Nam trong thực hiện đường lối đối ngoại hòa bình vì độc lập, hợp tác.
Hội thảo giúp đánh giá tình hình, chia sẻ kinh nghiệm và nêu các khuyến nghị chuẩn bị cho việc ứng cử của Việt Nam vào Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021. Hội thảo có sự tham gia của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đặng Đình Quý, Đại sứ Thụy Điển tại Liên Hợp Quốc Olof Skoog, các đại biểu đến từ Australia, Indonesia, Ban Thư ký Liên Hợp Quốc…
PGS.TS Nguyễn Vũ Tùng, Giám đốc Học viện Ngoại giao (giữa đeo kính) và Thứ trưởng Ngoại giao Đặng Đình Quý (thứ 3 từ phải sang) chụp ảnh cùng các đại biểu tham gia hội thảo.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS.TS Nguyễn Vũ Tùng, Giám đốc Học viện Ngoại giao đồng thời là chủ tọa hội thảo, thay mặt Bộ Ngoại giao cảm ơn sự hỗ trợ của Quỹ KAS cùng các chuyên gia của Liên Hợp Quốc trong việc tổ chức hội thảo, cảm ơn các đại biểu trong nước và quốc tế đã tới tham dự hội thảo.
Cũng trong phiên khai mạc, Thứ trưởng Nguyễn Đình Quý nhấn mạnh vai trò quan trọng của Liên Hợp Quốc nói chung và của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nói riêng trong bối cảnh hiện nay, bày tỏ hy vọng Việt Nam với tiềm năng và kinh nghiệm đã có, có thể được lựa chọn và đảm đương tốt vai trò Ủy viên không thường trực.
Thứ trưởng Nguyễn Đình Quý khẳng định, với tư cách là cơ quan quan trọng nhất của Liên Hợp Quốc về hòa bình, an ninh, Hội đồng Bảo an đã giúp duy trì hòa bình, ổn định tại nhiều khu vực trên thế giới, nỗ lực các hoạt động tái thiết sau xung đột, xây dựng cơ chế đảm bảo an ninh quốc tế thông qua chống khủng bố, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt. Mặc dù vậy, tình hình an ninh quốc tế hiện còn nhiều thách thức, bắt nguồn từ mâu thuẫn giữa các quốc gia hay nội tại các quốc gia cũng như những thách thức an ninh phi truyền thống.
Trong bối cảnh đó, việc trúng cử và tham gia Hội đồng Bảo an là niềm vinh dự nhưng cũng là trách nhiệm của các ủy viên. Các ủy viên không thường trực sẽ tham gia vào một cơ chế an ninh quốc tế quan trọng. Bên cạnh đó, các nước này còn mang theo sự tín nhiệm của một số đông các thành viên Liên Hợp Quốc với ước vọng duy trì môi trường quốc tế hòa bình và ổn định. Việc xử lý nhanh các vấn đề nhạy cảm và phức tạp, liên quan đến lợi ích của nhiều nước, trong đó có cả lợi ích của các nước lớn là thách thức không nhỏ với nhiều nước ủy viên không thường trực.
Nhận thức rõ điều này, Việt Nam đã ứng cử Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021. Việc tiếp tục ứng cử lần thứ hai vào cơ quan quan trọng này sau nhiệm kỳ thành công năm 2008-2009 thể hiện quyết tâm của Việt Nam trong việc thực hiện đường lối đối ngoại hòa bình vì độc lập dân tộc, hợp tác và phát triển của mình. Đây là sự thể hiện ở mức cao nhất chính sách đối ngoại đa dạng hóa, đa phương hóa và tham gia tích cực, có trách nhiệm tại các diễn đàn và tổ chức quốc tế.
Trên tinh thần đó, Hội thảo lần này thể hiện sự quyết tâm, cũng như chuẩn bị kỹ lưỡng của Việt Nam trong nỗ lực trong nỗ lực ứng cử vào cơ quan được Liên Hợp Quốc giao trách nhiệm hàng đầu trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Hội thảo sẽ giúp cơ quan của Việt Nam hiểu rõ hơn những thách thức tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc từ tình hình quốc tế phức tạp, xu hướng chính trị và các cơ chế hoạt động đa tầng tại cơ quan này.
Việc nhận thức rõ những thuận lợi và thách thức sẽ giúp Việt Nam xây dựng chủ trương đúng đắn trong trong quá trình ứng cử, hỗ trợ các hoạt động nước rút cho cuộc bỏ phiếu tháng 6/2019 và chuẩn bị cho sự tham gia của Việt Nam tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021.
Theo VOV
Tin mới
Bước đầu xác định được 8 nạn nhân đang mất tích trong vụ sập cầu Phong Châu
Đến tối 9/9, lực lượng chức năng bước đầu xác định được 8 nạn nhân đang mất tích trong vụ sập cầu Phong Châu (nối hai huyện Tam Nông - Lâm Thao của Phú Thọ).
Tuyên Quang: Huyện Sơn Dương hỗ trợ chỗ ở miễn phí cho người dân
Mực nước lũ trên sông Lô - Gâm và trên sông Phó Đáy, tại huyện Sơn Dương, ở mức cao, gây ngập lụt, chia cắt, cô lập nhiều vùng thấp trũng trên địa bàn tỉnh. Việc di chuyển của người dân qua địa bàn huyện đang gặp nhiều khó khăn.
Thông tin về vỡ đê ở Bắc Ninh là không chính xác
Trên mạng xã hội lan truyền thông tin ở Bắc Ninh vỡ đê khiến nhiều người dân ồ ạt đi mua thực phẩm tích trữ, gây mất an ninh, trật tự, hoang hoang trong nhân dân.
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 10/9
Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 10/9 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 10/9
Một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 10/9 của các công ty chứng khoán.
Vĩnh Phúc: Chủ động đảm bảo an toàn hạ du khi vận hành hồ thủy điện Tuyên Quang, Thác Bà
Ngày 9/9, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có Công điện số 6616 lệnh Giám đốc Công ty Thuỷ điện Tuyên Quang mở cửa xả đáy thứ Năm vào hồi 11h00 ngày 9/9; Văn bản số 6619 về việc đảm bảo an toàn hạ du khi vận hành hồ thủy điện Tuyên Quang (từ 11h00 ngày 9/9: Hồ Hoà Bình có 2 cửa xả đáy, hồ Tuyên Quang có 5 cửa xả đáy, hồ Thác Bà có 3 cửa xả mặt).
Câu chuyện thương hiệu
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới
Bình Điền xuất khẩu phân bón NPK Đầu Trâu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho nông dân Lào
Thuơng hiệu Than Hà Lầm với công tác bảo vệ môi trường
Hành trình phát triển thương hiệu của Công ty TNHH Dược phẩm và Trang thiết bị Y tế Hoàng Đức
Thế giới số sẽ chia cổ tức 5% bằng tiền mặt và 30% bằng cổ phiếu
Vietsovpetro góp phần quan trọng vào sự phát triển của ngành Dầu khí Việt Nam