Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách dự báo lạm phát năm 2022 ở mức 3,5-3,8%
Lạm phát Việt Nam năm 2022 được dự báo ở mức 3,5-3,8% và còn dư địa cho điều chỉnh chính sách kích thích phục hồi kinh tế.
Đó là một trong những nhận định được đưa ra trong báo cáo công bố trong Tọa đàm: Áp lực lạm phát năm 2022 và đề xuất chính sách, do Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách thuộc trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức sáng 16/09 tại Hà Nội.
Xu hướng thắt chắt thặt tiền tệ toàn cầu có thể giúp giảm nhẹ áp lực lạm phát từ bên ngoài. Chính sách Zero Covid tại Trung Quốc kéo dài sẽ làm trầm trọng thêm vấn đề lạm phát toàn cầu. Tuy nhiên, áp lực lạm phát dự báo có thể giảm bớt trong các tháng cuối năm 2022 nếu giá dầu và giá lương thực thế giới giảm, tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu được cải thiện. Tổng hợp tác động của các yếu tố cả trong và ngoài nước, dự báo lạm phát trong nước năm 2022 sẽ ở mức 3,5-3,8%.
TS. Nguyễn Quốc Việt, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách - VEPR thuộc trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội nhận định, bên cạnh duy trì sự ổn định và giảm áp lực lạm phát, nhiều phân tích cho thấy dư địa cho điều chỉnh chính sách vẫn còn, nên vẫn có thể mạnh dạn hơn trong việc thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế đã được Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ đưa ra, hoặc việc triển khai gói đầu tư công, đó là những nền tảng phục hồi và ổn định trong những năm tiếp theo.
“Cần đồng thời tháo gỡ những rào cản, khó khăn vướng mắc của môi trường kinh doanh, tạo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp để họ tăng cường hợp tác, tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu và khai thác các thế mạnh từ các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã tham gia”, TS. Nguyễn Quốc Việt cho biết.
Công Huy (t/h)
Tin mới
Bộ Chính trị cho ý kiến về xây dựng, phát triển TP. Hải Phòng, đề án thành lập TP. Huế
Sau khi nghe đại diện lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương báo cáo, ý kiến góp ý của các cơ quan, Bộ Chính trị đã thảo luận và cơ bản thống nhất về những chủ trương, quan điểm, định hướng quan trọng.
Thanh toán nợ tiền sử dụng đất
Việc thanh toán nợ tiền sử dụng đất như thời điểm ông Mai Nam Lâm nêu tại câu hỏi thực hiện theo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 2 - Nghị định số 79/2019/NĐ-CP ngày 26/10/2019 của Chính phủ, sửa đổi Điều 16 - Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ, quy định về thu tiền sử dụng đất...
Yêu cầu 21 tỉnh, thành phố tổ chức ứng trực đê suốt ngày đêm
Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai vừa có văn bản gửi 21 tỉnh thành phố về việc đảm bảo an toàn chống lũ của đê trong quá trình vận hành các trạm bơm tiêu.
Ăn nấm xào, 5 người ở Hà Tĩnh bị ngộ độc
Thông tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh cho biết, viện này vừa tiếp nhận, cấp cứu, điều trị cho 4 bệnh nhân ở xã Hà Linh, huyện Hương Khê bị ngộ độc nghi do ăn nấm không rõ nguồn gốc.
Theo Bloomberg, Trung Quốc chi 104 tỷ USD cho các dự án hạ tầng vào Nga
Báo cáo của GAO nêu, Trung Quốc chi 104 tỷ USD cho các dự án hạ tầng vào Nga - cho thấy mối quan hệ hợp tác ngày càng sâu sắc giữa hai quốc gia này.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thư chúc Tết Trung thu cho các cháu thiếu niên, nhi đồng
Nhân dịp Tết Trung thu 2024, ngày 13/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi thư cho các cháu thiếu niên, nhi đồng Việt Nam ở trong và ngoài nước, các cháu người nước ngoài ở Việt Nam.
Câu chuyện thương hiệu
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9
PVTrans (PVT) sắp trả tổng cộng hơn 106,8 tỷ đồng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 3%
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới