Vì sao công chức, viên chức nửa mừng nửa lo với cải cách tiền lương?
Từ ngày 1/7, thực hiện cải cách chính sách tiền lương, việc trả lương sẽ theo vị trí việc làm, chức vụ, chức danh. Nhiều cán bộ, công chức, viên chức lo lắng về cải cách tiền lượng bởi hiện nay hệ thống bảng lương mới, vị trí việc làm... tại đơn vị chưa xây dựng được vị trí việc làm để làm cơ sở cải cách tiền lương.
Tiến sỹ Đinh Duy Hòa, nguyên Vụ trưởng Vụ Cải cách hành chính, Bộ Nội vụ cho biết, qua theo dõi các đợt cải cách tiền lương từ trước đến nay thì thấy, không có câu chuyện với cải cách mới mà người đang hưởng lương bị thụt đi so với trước.
Vậy nên theo nguyên tắc thì không đáng lo ngại lắm. Tiến sỹ Đinh Duy Hòa có trao đổi thẳng thắn về chuyện mừng, lo của công chức, viên chức khi sắp xếp vị trí việc làm để cải cách tiền lương.
Thưa Tiến sỹ, dựa vào thực tế hiện nay, vướng mắc lớn nhất của các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị khi xây dựng vị trí việc làm là gì?
Tiến sỹ Đinh Duy Hòa: Vừa rồi tôi có đi theo đoàn giám sát của Quốc hội về Hải Phòng, Phú Thọ làm việc. Các địa phương đều báo cáo vừa hoàn thành xong các đề án về vị trí việc làm. Khi được hỏi hoàn thành như thế nào, chất lượng ra sao thì các đồng chí đều nói là căn cứ vào biên chế đã được giao, đây có thể nói đúng là theo nghĩa “đẽo chân cho vừa giày”. Có thể thấy, cách làm này chưa theo chuẩn cơ sở khoa học và đây cũng là tình trạng chung hiện nay.
Qua theo dõi, hiện nay ở các bộ ngành Trung ương chỉ còn 2-3 đơn vị, địa phương cũng chỉ có 2 nơi chưa xong đề án vị trí việc làm, thế nhưng chất lượng của các đề án này chưa thỏa đáng. Bởi vì vướng mắc nhất của các bộ, ngành, địa phương này là không biết làm như nào để xác định chuẩn vị trí việc làm, gắn với đó là không có hướng dẫn để thực hiện. Bên cạnh đó, các bộ ngành và địa phương đều chịu áp lực từ câu chuyện giảm biên chế theo quy định của Trung ương.
Có thực tế là không ít công chức viên chức đang nửa mừng nửa lo với cải cách tiền lương, họ lo là khi lương mới theo vị trí việc làm thì sẽ cắt bỏ hết phụ cấp trách nhiệm thâm niên nên dù có tăng 32% thì thực chất tiền lương nhận được cũng không hơn lương cũ là bao nhiêu và họ cũng rất băn khoăn đề xuất của Bộ Nội vụ cần được hiểu là lương hay là thu nhập. Tiến sỹ có ý kiến gì về vấn đề này?
Tiến sỹ Đinh Duy Hòa: Về mặt nguyên tắc thì Nghị quyết Trung ương và các bước chuẩn bị đều khẳng định, cải cách tiền lương lần này lương sẽ tăng lên 32% và thu gọn lại các chế độ phụ cấp, chỉ còn 9 lần phụ cấp thôi. Có thể có những công chức, viên chức băn khoăn các phụ cấp mình đang hưởng nhưng với lần cải cách này có khi lại không được hưởng nữa. Lương lần này được thiết kế: 70% là lương cơ bản, 30% phụ cấp và 10% thưởng. Tôi theo dõi các đợt cải cách tiền lương từ trước đến nay, thì thấy không có câu chuyện với cải cách mới mà người đang hưởng lương lại bị thụt đi. Vậy nên theo nguyên tắc thì không đáng lo ngại lắm.
Để việc xác định vị trí việc làm có ý nghĩa thực chất cho việc đánh giá năng lực cán bộ, công chức, viên chức, làm tiền đề cho cải cách tiền lương mới thì theo Tiến sỹ, đâu là giải pháp căn cơ và từng cơ quan đơn vị cần lưu tâm vấn đề gì?
Tiến sỹ Đinh Duy Hòa: Vấn đề căn cơ quan trọng vẫn là xác định chuẩn vị trí việc làm. Thế nhưng hiện nay thì phương pháp này đang thiếu. Chúng ta đang thiết kế mẫu "vị trí việc làm dùng chung", như tất cả những người làm công tác liên quan đến tổ chức cán bộ ở bộ, ngành, địa phương thì sẽ rơi vào vị trí việc làm định sẵn từ Trung ương; vị trí việc làm chuyên ngành như những người làm ở ngành Nội vụ, làm ở Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sở kế hoạch- đầu tư các tỉnh,… thì vị trí việc làm đóng khuôn theo những vị trí việc làm của các lĩnh vực kế hoạch đầu tư.
Có lẽ đây là điểm khá đặc thù của Việt Nam nước ta, chia vị trị việc làm theo vị trí việc làm chung, vị trí việc làm chuyên ngành. Đây cũng là điểm gây khó cho bộ, ngành, địa phương trong việc triển khai kế hoạch cụ thể. Ví dụ như hiện nay biên chế có hạn, các phòng ở huyện xác định vị trí việc làm theo kiểu này thì cực kỳ khó vì nhiều lĩnh vực, công việc đan xen nhau ở 1 vị trí, thì rất khó có 1 vị trí riêng như ở cấp tỉnh, cấp Trung ương.
Chúng ta phải có hướng dẫn để cân đong do đếm, đặc biệt là việc định ra mức độ phức tạp của công việc dẫn đến các ngành tương ứng. Do đó, đòi hỏi các bộ, ngành, Trung ương phải có hướng dẫn cụ thể để giải quyết vấn đề này. Lúc đó chúng ta mới có hy vọng xác định được vị trí việc làm chuẩn, lúc ấy mới tính được biên chế chuẩn. Lúc đó mới có cơ sở giảm biên chế như thế nào.
Trân trọng cảm ơn Tiến sỹ!
Theo VOV.vn
Tin mới
Tin vui: Trồng lúa theo mô hình thí điểm 1 triệu ha, nông dân thu lợi gần 50 triệu/ha
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Kế hoạch thực hiện các mô hình thí điểm triển khai đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030. Theo đó, 7 mô hình thí điểm đã được triển khai tại 5 tỉnh, gồm: Kiên Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Đồng Tháp và Cần Thơ.
Vùng lũ ở Bắc Giang khẩn trương khắc phục thiệt hại, đón học sinh trở lại trường
Mấy ngày qua, do ảnh hưởng của bão số 3 gây mưa lớn cùng với lũ từ thượng nguồn đổ về khiến nhiều khu vực của huyện Sơn Động, Lục Ngạn bị ngập sâu, thiệt hại nặng nề, khiến học sinh phải nghỉ học.
Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt ở cơ sở giáo dục tại Quảng Bình
Ngày 9/9, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh Quảng Bình phối hợp cùng Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Bình đã tổ chức hội thảo với mục tiêu thúc đẩy việc triển khai thanh toán không dùng tiền mặt trong các cơ sở giáo dục.
Cầu Chương Dương (Hà Nội) cấm xe tải, xe khách có trọng lượng từ 0,5 tấn
Để bảo đảm an toàn giao thông cho người và các phương tiện lưu thông qua cầu, Sở Giao thông vận tải Hà Nội thông báo phương án điều chỉnh tổ chức giao thông, hạn chế các phương tiện lưu thông trên Cầu Chương Dương (Hà Nội).
Giáo dục lịch sử để thế hệ trẻ hun đúc lòng yêu nước và có trách nhiệm trong xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước
Trong một thế giới đang thay đổi từng ngày, việc hiểu và trân trọng lịch sử trở nên vô cùng cấp thiết, nhất là với thế hệ trẻ. Làm thế nào để lịch sử không chỉ được ghi nhớ, mà còn sống động, truyền cảm hứng và dẫn dắt tư duy, hành động đúng cho thế hệ trẻ thì chúng ta cần phải có tư duy rất rõ ràng về giáo dục lịch sử.
THACO AGRI thu hút chuyên gia nước ngoài đến làm việc
Nhằm phát triển sản xuất trồng trọt và chăn nuôi mang tính tích hợp tuần hoàn, THACO AGRI tăng cường tuyển dụng các chuyên gia và kỹ sư nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp đến làm việc tại Văn phòng điều hành (VPĐH) và các KLH Koun Mom, Snuol, HAGL AGRICO Lào.
Câu chuyện thương hiệu
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới
Bình Điền xuất khẩu phân bón NPK Đầu Trâu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho nông dân Lào
Thuơng hiệu Than Hà Lầm với công tác bảo vệ môi trường
Hành trình phát triển thương hiệu của Công ty TNHH Dược phẩm và Trang thiết bị Y tế Hoàng Đức
Thế giới số sẽ chia cổ tức 5% bằng tiền mặt và 30% bằng cổ phiếu
Vietsovpetro góp phần quan trọng vào sự phát triển của ngành Dầu khí Việt Nam