Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia làm việc với Ban Chỉ đạo 389 Hà Nội

Chiều 31/03, đoàn công tác của Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia có buổi làm việc với Ban Chỉ đạo 389 Hà Nội để nắm bắt tình hình buôn lậu, vận chuyển, kinh doanh trái phép hàng hóa trên địa bàn.

Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia
Chánh Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia Lê Thanh Hải phát biểu tại buổi làm việc.

Dự buổi làm việc, về phía Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia có: Chánh Văn phòng Lê Thanh Hải; Phó Chánh Văn phòng Trịnh Mạnh Cường cùng các chuyên viên.

Về phía Ban Chỉ đạo 389 Hà Nội có: Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Hà Nội, Chu Xuân Kiên; các Phó cục trưởng Cục Quản lý thị trường Hà Nội, Trần Việt Hùng, Trịnh Quang Đức; Phó trưởng phòng PC03 (Công an Hà Nội), Cao Văn Lộc; đại diện Cục Hải quan Hà Nội; đại diện Cục Thuế Hà Nội; lãnh đạo các phòng, ban Cục Quản lý thị trường Hà Nội cùng các cơ quan báo chí.

Phát biểu tại buổi làm việc, Chánh Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Lê Thanh Hải cho biết:

Chương trình làm việc nhằm thực hiện Kế hoạch số 28/KH-VPTT ngày 15/03/2022 của Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về nắm bắt tình hình buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, kinh doanh hàng hóa nhập lậu tại các tỉnh, thành phố phía Bắc.

Sau khi chiến lược tiêm chủng vaccine phòng Covid-19  có sự thành công tốt đẹp, Việt Nam là một trong số ít nước trên thế giới có độ bao phủ vaccine cao (vượt kế hoạch đề ra khoảng 6 tháng), chính vì vậy, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 128/NQ-CP, ngày 11/10/2021, quy định tạm thời thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19; đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, phục hồi kinh tế, để cuộc sống của người dân trở lại trong tình trạng bình thường mới.

"Trong bối cảnh như vậy thì nhu cầu về nguyên vật liệu, mua sắm tiêu dùng của người dân cũng sẽ tăng lên. Do đó, đòi hòi lực lượng thực thi cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường hàng hóa; chủ động đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả...", ông Lê Thanh Hải nhấn mạnh.

Phó cục trưởng Cục Quản lý thị trường Hà Nội, Trần Việt Hùng
Phó cục trưởng Cục Quản lý thị trường Hà Nội, Trần Việt Hùng báo cáo kết quả hoạt động của Ban Chỉ đạo 389 Hà Nội.

Báo cáo tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn thành phố dịp cao điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần và quý I/2022, Phó cục trưởng Cục Quản lý thị trường Hà Nội, Trần Việt Hùng cho biết:

Trong quý I/2022, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn thành phố vẫn diễn biến phức tạp. Đặc biệt, thời điểm giáp Tết Nguyên đán 2022, hoạt động buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng cấm, hàng giả khó kiểm soát, nhất là trên môi trường kinh doanh thương mại điện tử.

Trên thị trường nội địa, lợi dụng nhu cầu mua sắm của người dân trong dịp Tết tăng cao, các đối tượng đẩy mạnh hoạt động buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng cấm, hàng kém chất lượng và hàng không đảm bảo an toàn thực phẩm; tập trung vào các loại hàng hóa tiêu dùng có nhu cầu cao như quần áo, đồ điên tử, bánh mứt kẹo, rượu bia, nước giải khát, mỹ phẩm, tân dược, pháo nổ, thuốc lá…

Các đối tượng buôn lậu tập trung vào các loại hàng hóa có giá trị cao, dễ cất giấu, như sản phẩm từ động vật hoang dã, ngoại tệ, mỹ phẩm, tân dược, thực phẩm chức năng, ma túy, xì gà, điện thoại di động, các mặt hàng trang thiết bị, vật tư y tế thông qua các bưu kiện hàng hóa là quà tặng, quà biếu... được gửi từ nước ngoài về Việt Nam tiêu thụ.

Đáng chú ý, lợi dụng tình hình dịch bệnh và nhu cầu tâm lý phòng chống dịch Covid-19 của người dân tăng cao, trên thị trường, xuất hiện một số đối tượng chào bán trên mạng internet nhiều loại sản phẩm hỗ trợ phòng ngừa và điều trị Covid-19 (bộ kít thử xét nghiệm nhanh Covid-19); hàng hóa có ghi công dụng kháng vi rút, kháng Covid-19, kháng viêm, điều trị đau họng cảm cúm và nhiễm trùng đường hô hấp phòng chống Covid-19… nhập lậu, không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng, không được phép lưu hành hoặc chưa đăng ký bản công bố tại cơ quan có thẩm quyền, hoặc ghi thông tin không chính xác.

Một số đối tượng lợi dụng tình hình khan hiếm hàng trên thị trường để mua gom hàng hóa, lợi dụng dịch bệnh để tăng giá bán bất hợp lý hoặc đầu cơ găm hàng đối với hàng hóa là khẩu trang, vật tư, trang thiết bị y tế phục vụ công tác phòng chống dịch Covid-19.

Phó Cục trưởng Trần Việt Hùng nhấn mạnh: Trước tình hình trên, Ban Chỉ đạo 389 Hà Nội đã bám sát các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, các bộ, ban ngành Trung ương và UBND Thành phố trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và đạt nhiều kết quả tích cực.

Cụ thể, các sở, ngành, đơn vị chức năng trong Ban Chỉ đạo 389 Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp đồng bộ, quyết liệt trong công tác phòng ngừa, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Qua đó, đã phát hiện, xử lý nhiều vụ việc vi phạm lớn đối với các mặt hàng như thuốc lá, xì gà, pháo nổ, thực phẩm, mỹ phẩm, quần áo, bánh kẹo, vật tư, trang thiết bị y tế phòng chống dịch.

Tính riêng trong đợt triển khai Kế hoạch cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, các lực lượng chức năng Ban Chỉ đạo 389 Hà Nội đã phát hiện, kiểm tra 4.235 vụ; xử lý 3.996 vụ; khởi tố 39 vụ đối với 58 đối tượng. Trong đó, hàng cấm, hàng lậu 704 vụ; gian lận thương mại 3.190 vụ; hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ 102 vụ. Tổng số tiền thu nộp ngân sách nhà nước 458,568 tỷ đồng.  

Trong đó, Cục Quản lý thị trường kiểm tra 562 vụ, xử lý 525 vụ; phạt hành chính 6,746 tỷ đồng. Trị giá hàng hóa vi phạm 9,026 tỷ đồng. Công an thành phố phát hiện 980 vụ, xử lý 927 vụ; phạt hành chính 6,428 tỷ đồng; truy thu thuế 75,421 tỷ đồng. Trị giá hàng hóa vi phạm 12,964 tỷ đồng. Đã khởi tố hình sự 39 vụ, với 58 đối tượng. Cục Hải quan phát hiện, bắt giữ và xử lý 143 vụ; phạt hành chính 1,060 tỷ đồng; truy thu thuế, thu hồi thuế 280 triệu đồng...

Tính chung trong quý I/2022, các lực lượng chức năng Hà Nội đã phát hiện, kiểm tra 4.675 vụ; xử lý 4.418 vụ; khởi tố 42 vụ đối với 59 đối tượng. Trong đó, hàng cấm, hàng lậu 763 vụ; gian lận thương mại 3.543 vụ; hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ 112 vụ. Tổng số tiền thu nộp ngân sách nhà nước 538,524 tỷ đồng.

Cụ thể, Cục Quản lý thị trường kiểm tra 615 vụ, xử lý vi phạm 598 vụ; phạt hành chính 8,105 tỷ đồng. Trị giá hàng hóa vi phạm 13,232 tỷ đồng. Công an thành phố phát hiện 1.011 vụ, xử lý 962 vụ; khởi tố hình sự 42 vụ với 59 đối tượng; phạt hành chính 6,608 tỷ đồng; truy thu thuế 82,011 tỷ đồng. Trị giá hàng hóa vi phạm 13,215 tỷ đồng.

Đoàn công tác của BCĐ 389 quốc gia và BCĐ 389 Hà Nội đi khảo sát tại làng nghề sản xuất giầy da tại xã Phú Yên
Đoàn công tác của BCĐ 389 quốc gia và BCĐ 389 Hà Nội khảo sát tại làng nghề sản xuất giầy da xã Phú Yên.
Đoàn công tác của BCĐ 389 quốc gia và BCĐ 389 Hà Nội đi khảo sát tại làng nghề sản xuất giầy da tại xã Phú Yên
Đoàn công tác của BCĐ 389 quốc gia và BCĐ 389 Hà Nội khảo sát tại làng nghề may mặc xã Vân Từ.

Tại buổi làm việc, các đại biểu nhận định: Mặc dù đại dịch Covid-19 có ảnh hưởng đến công tác phòng chống tội phạm nói chung và công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả nói riêng, nhưng các lực lượng chức năng Hà Nội đã nỗ lực trong công tác kiểm tra, kiểm soát và đạt được nhiều kết quả tích cực; triệt phá nhiều đường dây mua bán, vận chuyển trái phép hàng cấm, hàng lậu, hàng giả, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, nhất là vụ việc liên quan đến mặt hàng vật tư, trang thiết bị y tế phòng chống dịch Covid-19; nhiều đối tượng bị xử lý hình sự; các vụ việc vi phạm sau khi bắt giữ đều được điều tra, xác minh và xử lý chặt chẽ, đúng pháp luật.

Điều đó, góp phần kiềm chế hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, giúp bình ổn thị trường, nhất là dịp cao điểm Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

Đồng thời, các đại biểu cũng nêu ra một số khó khăn, tồn tại trong công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý những vi phạm, nhất là trong cơ chế, chính sách, sự chồng chéo của các văn bản hướng dẫn thi hành…

Trước đó, sáng cùng ngày, đoàn công tác của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia và Ban Chỉ đạo 389 Hà Nội đã đi khảo sát thực tế tại một số làng nghề sản xuất giầy da tại xã Phú Yên và làng nghề may mặc tại xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên để nắm bắt thực trạng tình hình sản xuất, kinh doanh trên địa bàn.

Nguyễn Kiên

Bài liên quan

Tin mới

Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên kiểm tra việc khắc phục hậu quả mưa bão tại huyện Định Hóa
Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên kiểm tra việc khắc phục hậu quả mưa bão tại huyện Định Hóa

Chiều 18/9, đồng chí Nguyễn Huy Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên đã đi kiểm tra thực tế công tác khắc phục hậu quả mưa bão tại huyện Định Hóa. Cùng đi có đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan.

Cục QLTT thành phố Cần Thơ tập huấn phân biệt hàng thật – hàng giả, quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường TMĐT
Cục QLTT thành phố Cần Thơ tập huấn phân biệt hàng thật – hàng giả, quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường TMĐT

Sở Khoa học-Công nghệ phối hợp Cục Quản lý thị trường (QLTT) TP Cần Thơ, Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (VACIP) đã tổ chức hội nghị tập huấn phân biệt hàng thật, hàng giả nhãn hiệu và xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) trên môi trường thương mại điện tử.

Phát hiện 01 cơ sở kinh doanh không đăng ký kinh doanh theo quy định
Phát hiện 01 cơ sở kinh doanh không đăng ký kinh doanh theo quy định

Ngày 18 tháng 9 năm 2024, Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp kiểm tra đột xuất hộ kinh doanh T.P do ông T.C.B làm chủ, địa chỉ: xã Tân Thành, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp hoạt động kinh doanh mua bán hàng hóa dưới hình thức hộ kinh doanh nhưng chủ hộ không thực hiện đăng ký thành lập hộ kinh doanh theo quy định.

Triển khai biện pháp phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ tại thị xã Sa Pa
Triển khai biện pháp phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ tại thị xã Sa Pa

Để chủ động trong công tác phòng, chống các loại dịch bệnh có thể xảy ra sau mưa lũ, sạt lở đất, Trung tâm Y tế thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai đang tiến hành phun thuốc tiêu độc khử trùng môi trường trên diện rộng.

Ngày đêm thi công khu tạm cư Làng Nủ
Ngày đêm thi công khu tạm cư Làng Nủ

Những ngày này, các đơn vị đang tập trung máy móc, vật liệu và nhân lực, khẩn trương thi công không kể ngày đêm để hoàn thành khu tạm cư Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên; phấn đấu đến ngày 21/9, sẽ đưa một số hộ dân thôn Làng Nủ về nơi tạm cư...

Nhiều hoạt động an sinh xã hội được thực hiện tại huyện Văn Quan
Nhiều hoạt động an sinh xã hội được thực hiện tại huyện Văn Quan

Ngày 19/9, tại huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn, Công an tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Huyện ủy, UBND huyện Văn Quan, Trung tâm Y tế thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên và các cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm tổ chức nhiều hoạt động an sinh xã hội tại 2 xã Hữu Lễ và Tri Lễ của huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn.