Ứng dụng khoa học công nghệ để xử lý rơm rạ thành phân vi sinh
Vừa qua (13/10/2018), tại xã Đức Hòa (Sóc Sơn, Hà Nội) đã diễn ra Lễ ra quân Chương trình “Ứng dụng khoa học và công nghệ để xử lý rơm rạ thành phân vi sinh”, Chương trình do Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh triển khai, Chương trình góp phần đẩy mạnh phong trào “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới”, tham gia có hiệu quả vào chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững.
Các đại biểu chứng kiến lễ ký kết
Chương trình giới thiệu và chuyển giao công nghệ sản xuất phân hữu cơ từ rơm rạ bằng phương pháp ủ với chế phẩm sinh học, sử dụng các chế phẩm này để sản xuất phân hữu cơ qua phương pháp ủ yếm khí, bán yếm khí và háo khí sẽ tạo ra phân hữu cơ vi sinh, không chỉ góp phần giảm ô nhiễm môi trường mà còn tạo sản phẩm phân hữu cơ phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững. Phân bón hữu cơ từ rơm rạ góp phần gia tăng độ mùn cho đất, bổ sung chất dinh dưỡng, nâng cao chất lượng cây trồng.
Các đại biểu và bà con nhân dân tham gia xử lý rơm rạ dưới sự hướng dẫn của nhà khoa học.
Theo số liệu thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, ước tính mỗi năm, tổng diện tích trồng lúa của Thành phố hơn 200.000 ha phát sinh trên 1 triệu tấn rơm, rạ. Khi đốt bỏ, lượng rơm, rạ đó tạo ra khoảng 4,7 triệu tấn CO2, 0,004 triệu tấn CH4, 0,11 triệu tấn CO, gây thiệt hại về môi trường tương đương với 200,3 triệu USD/năm. Người hít phải khói do đốt rơm rạ nhiều và kéo dài có thể biến đổi cấu trúc của bộ máy hô hấp, dễ mắc nhiễm trùng phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư phổi;... Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, việc đốt nhiều rơm rạ trong cùng một lúc sẽ làm nóng bầu khí quyển, khiến nhiệt độ trở nên nóng hơn, đẩy nhiệt độ lên cao. Thậm chí, khói bụi cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn giao thông đường bộ và đường không trong khu vực.
Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng cho rằng, hiện nay, để xử lý rơm, rạ có nhiều giải pháp KH&CN khác nhau, chúng ta có thể chọn giải pháp phù hợp căn cứ theo điều kiện, tập quán sản xuất của mỗi địa phương. Nhằm góp phần giải quyết hiện trạng nêu trên, Bộ KH&CN phối hợp với TƯ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong địa bàn tổ chức Chương trình “Ứng dụng khoa học và công nghệ xử lý rơm rạ thành phân vi sinh” hướng đến mục tiêu: Hỗ trợ chuyển giao công nghệ sử dụng chế phẩm sinh học xử lý rơm, rạ thành phân bón, góp phần giảm bớt tình trạng đốt rơm, rạ gây ô nhiễm môi trường sau khi thu hoạch, gia tăng hiệu quả kinh tế bằng phân bón sinh học từ rơm, rạ.
Bên cạnh đó, thông qua việc triển khai Chương trình, đoàn viên thanh niên từ nhiều Bộ, ngành, địa phương sẽ giúp tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò của KH&CN trong đời sống sản xuất, gắn với bảo vệ môi trường sống; và quan trọng chuyển giao kiến thức, quy trình công nghệ đến trực tiếp bà con nông dân để ứng dụng và dần thay đổi thói quen, tập quán sản xuất theo hướng thân thiện với môi trường và phát triển nông nghiệp bền vững.
“Ban cán sự Bộ KH&CN, Đảng ủy Bộ rất quan tâm chương trình này và đã hỗ trợ chuyên gia hướng dẫn cũng như cung cấp chế phẩm sinh học để triển khai thí điểm xử lý rơm rạ ở 4 xã (xã Đức Hòa, Xuân Thu, huyện Sóc Sơn; xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín; xã Phú Nam An, huyện Chương Mỹ), và mong rằng, mô hình này sẽ tiếp tục được các cấp lãnh đạo quan tâm chỉ đạo nhân rộng để đóng góp thiết thực trong việc cải thiện chất lượng đất trồng nông nghiệp, chất lượng của nông sản và năng suất lao động của bà con nhân dân”, Thứ trưởng nhấn mạnh.
Trong khuôn khổ Chương trình, Ban Tổ chức đã ra mắt Đội hình thanh niên tình nguyện tuyên truyền, thu gom và xử lý rơm rạ thành phân bón vi sinh. Đồng thời, hỗ trợ chuyển giao công nghệ sử dụng chế phẩm sinh học xử lý rơm rạ thành phân bón; tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò của KH&CN trong đời sống sản xuất, gắn với bảo vệ môi trường.
Thanh Bình
Tin mới
Cà Mau: Xả chất thải chưa qua xử lý, Công ty Thuận Đức bị xử phạt 2,2 tỷ đồng
UBND tỉnh Cà Mau vừa ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Thương mại xuất nhập khẩu Thuận Đức số tiền 2,2 tỷ đồng về hành vi xả chất thải chưa xử lý ra môi trường.
Hệ sinh thái AB Lê Thành và Bảo hiểm Bảo Việt ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện
Tại thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Bảo hiểm Bảo Việt và Hệ sinh thái AB Lê Thành. Đây là sự kiện mang tính bước ngoặt, không chỉ đánh dấu sự hợp tác giữa hai đơn vị lớn mạnh mà còn mở ra cơ hội phát triển bền vững, kết nối đa ngành nhằm mang lại giá trị tối ưu cho khách hàng.
Xử phạt Công ty An Hưng Phát 300 triệu đồng vì không có giấy phép môi trường
UBND tỉnh Đồng Nai vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 300 triệu đồng đối với Công ty cổ phần Phát triển hạ tầng An Hưng Phát.
Hiệp hội Doanh nghiệp Hà Tĩnh ủng hộ đồng bào bão lũ
Hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban MTTQ tỉnh,chiều 13/9, Hiệp hội Doanh nghiệp Hà Tĩnh tổ chức lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra.
Thanh Hóa sẵn sàng phương án di dời khẩn cấp khoảng 910 hộ dân ở 9 xã ven sông Bưởi
Trong ngày 13/9, nước sông Bưởi dâng cao, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa sẵn sàng phương án di dời khẩn cấp khoảng 910 hộ dân với hơn 3.000 nhân khẩu ở 9 xã ven sông.
Xác định chi phí và chế độ thu phí thẩm định các nhiệm vụ quy hoạch
Căn cứ các quy định nêu trên và trên cơ sở đề xuất của Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 35/2023/TT-BTC quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định các đồ án quy hoạch...
Câu chuyện thương hiệu
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9
PVTrans (PVT) sắp trả tổng cộng hơn 106,8 tỷ đồng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 3%
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới