Tỷ lệ tiền điện thanh toán không dùng tiền mặt toàn EVN đạt 91,54%
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) được đánh giá là một trong các đơn vị thực hiện tốt việc thúc đẩy thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt. Đến cuối năm 2020, tỷ lệ tiền điện thanh toán không dùng tiền mặt toàn EVN đạt 91,54%.
Sáng 4/12/2020 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo khoa học quốc gia “Thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế số” do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa việc thanh toán không dùng tiền mặt. Tại Hội thảo, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã được đánh giá là một trong các đơn vị thực hiện tốt việc thúc đẩy thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt. Năm 2019, Tập đoàn đã thực hiện vượt mức chỉ tiêu về số khách hàng thanh toán tiền điện theo hình thức không dùng tiền mặt được Chính phủ giao tại Nghị quyết số 02/NQ-CP về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021. Đến cuối năm 2020, tỷ lệ tiền điện thanh toán không dùng tiền mặt toàn EVN đạt 91,54%.
Hội thảo khoa học quốc gia “Thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế số”
Từ năm 2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP quy định về in, phát hành, sử dụng hóa đơn, trong đó cho phép sử dụng hình thức hóa đơn điện tử. Ngay sau khi Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 32/2011/TT-BTC về khởi tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử thì năm 2012 EVN là đơn vị đầu tiên trong cả nước triển khai thí điểm và đến năm 2015 là doanh nghiệp đầu tiên hoàn thành việc sử dụng hóa đơn điện tử cho toàn bộ 100% khách hàng trên quy mô toàn quốc. Việc sử dụng hóa đơn điện tử không chỉ giúp hiện đại hóa, thay đổi mạnh mẽ nghiệp vụ kinh doanh của EVN mà còn góp phần tạo tiền đề cho các phương thức thanh toán điện tử và giao dịch điện tử giữa EVN và khách hàng.
Thực hiện các Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, tận dụng sự thay đổi quan trọng về cơ chế chính sách, hạ tầng thanh toán của Việt Nam theo định hướng nền kinh tế số trong các năm vừa qua, EVN đã tập trung phát triển hạ tầng công nghệ thông tin và triển khai xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu khách hàng tập trung. Trên nền tảng đó, EVN đã đẩy mạnh việc triển khai thanh toán tiền điện qua các Ngân hàng, các Tổ chức trung gian thanh toán thông qua hàng loạt các giải pháp đồng bộ: Thực hiện mở rộng kết nối, hợp tác thu tiền điện với tất cả các Ngân hàng, các Tổ chức trung gian thanh toán được Ngân hàng Nhà nước cấp phép; Triển khai cung cấp các dịch vụ điện trực tuyến cấp độ 4 và qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia; Nâng cấp các hệ thống công nghệ thông tin trong công tác kinh doanh và dịch vụ khách hàng theo hướng số hóa toàn bộ các nghiệp vụ kể cả công tác khảo sát ngoài hiện trường; Tuyên truyền, vận động khách hàng chuyển đổi hình thức thanh toán từ hình thức thu tại nhà sang thu tiền tại điểm thu và thanh toán qua Ngân hàng, ví điện tử, các Cổng thanh toán; Thiết lập hệ thống chăm sóc khách hàng đa kênh để hỗ trợ khách hàng theo nguyên tắc 3 dễ: dễ tiếp cận, dễ tham gia, dễ giám sát; Giao chỉ tiêu cụ thể từng năm cho các các đơn vị, bộ phận trong việc vận động khách hàng thanh toán không sử dụng tiền mặt.
Tính đến thời điểm hiện nay, các Tổng công ty Điện lực thuộc EVN đã hợp tác với trên 30 ngân hàng, 10 Tổ chức trung gian thanh toán và gần 10 nghìn tổ chức, cá nhân Dịch vụ bán lẻ điện năng (DVBLĐN) để thực hiện việc thu tiền điện trong điều kiện thường xuyên đảm bảo tỷ lệ thu ở mức cao trên 99,7% hàng năm. Số thu tiền điện của Tâp đoàn năm 2019 tương đương ¼ tổng thu ngân sách nhà nước trong khi gần như không còn thu ngân viên Điện lực. Các Ngân hàng, các Tổ chức trung gian thanh toán góp phần thu tiền điện của bình quân trên 20,36 triệu khách hàng, chiếm tỷ lệ 74,44% về số hóa đơn và 93,68% về số tiền, các tổ chức, cá nhân DVBLĐN thu bình quân gần 5,85 triệu khách hàng, chiếm tỷ lệ 21,38% về hóa đơn và 4,46% về số tiền.
Trong nhiều năm qua, EVN đã có những bước tiến mạnh mẽ trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại để chăm sóc khách hàng. Thông qua các Trung tâm Chăm sóc khách hàng, EVN không chỉ tiếp nhận các yêu cầu, tư vấn, hỗ trợ khách hàng qua tổng đài điện thoại mà còn đa dạng phương thức phục vụ khách hàng qua website, email, webchat, fanpage, App Chăm sóc khách hàng trên thiết bị di động, chatbot - sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để tư vấn, hỗ trợ khách hàng. Việc thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ và đúng hướng đã tối đa tiện ích dịch vụ cho người sử dụng điện. Sự hài lòng của khách hàng đối với ngành Điện ngày càng tăng lên, chất lượng dịch vụ điện cũng được đánh giá tích cực từ các tổ chức quốc tế. Hiện nay, EVN đang tiếp tục tập trung thực hiện Đề án Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ 4 vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn và xây dựng Đề án chuyển đổi số của Tập đoàn. EVN định hướng tiếp tục lựa chọn, ứng dụng các công nghệ số, công nghệ thông tin và công nghệ của CMCN 4.0 vào mọi lĩnh vực hoạt động nhằm đưa EVN sớm trở thành doanh nghiệp số và xây dựng một Tập đoàn kinh tế hiện đại, phát triển bền vững, hiệu quả.
Minh Anh
Tin mới
Chuyên cơ chở 35 tấn hàng viện trợ khắc phục hậu quả bão lũ của Nga đã đến Nội Bài
Tối 20/9, tại sân bay quốc tế Nội Bài đã diễn ra lễ giao hàng viện trợ nhân đạo của Liên bang Nga dành cho Việt Nam để giúp đỡ khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 với sự tham dự của Đại biện lâm thời Nga tại Việt Nam Ivan Sergeevich Nesterov.
Acecook và hàng loạt “ông lớn” FDI chung tay hỗ trợ đồng bào chịu ảnh hưởng bão Yagi
Trong thời điểm bão lũ “hoành hành” ở miền Bắc, chúng ta càng thấy rõ tinh thần tương thân, tương ái, lá lành đùm lá rách của người dân, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp trong nước, tích cực quyên góp hỗ trợ bà con ổn định cuộc sống. Đồng hành với miền Bắc thân thương, các doanh nghiệp nước ngoài như Acecook; Samsung; Huawei; Manulife… cũng không đứng ngoài cuộc khi ủng hộ hàng tỷ đồng đến đồng bào tại các vùng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi cơn bão Yagi.
Bãi bỏ 37 văn bản quy phạm pháp luật của Thủ tướng Chính phủ
37 văn bản quy phạm pháp luật của Thủ tướng Chính phủ bị bãi bỏ toàn bộ, bao gồm 25 Quyết định và 12 Chỉ thị.
Tổ chức thành công Đại hội thành lập Hội Người cao tuổi tỉnh Lạng Sơn
Ngày 20/9, Ban Đại diện Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức Đại hội thành lập Hội NCT tỉnh Lạng Sơn nhiệm kỳ 2024 – 2026. Ông Nông Ngọc Tăng, Trưởng ban Đại diện Hội NCT tỉnh Lạng Sơn được bầu giữ chức vụ Chủ tịch Hội NCT tỉnh Lạng Sơn, nhiệm kỳ 2024 – 2026.
Thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng là mục tiêu cao nhất của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân
Sau 3 ngày làm việc khẩn trương, với tinh thần trách nhiệm rất cao, Hội nghị Trung ương 10 khoá XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và bế mạc vào chiều nay (20/9).
Lạng Sơn tổ chức hội nghị tiếp xúc “Cử tri trẻ em”
Ngày 20/9, Tỉnh Đoàn Lạng Sơn, Hội đồng Đội tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn tổ chức hội nghị tiếp xúc “Cử tri trẻ em” và gặp mặt, chia sẻ, tập huấn cho đoàn đại biểu thiếu nhi tham gia phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ II, năm 2024.
Câu chuyện thương hiệu
MobiFone Esports Unitour chính thức khởi động với tổng giải thưởng lên tới 70 triệu đồng
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM