Trường Tiểu học Cồn Sẻ (Quảng Bình): Nhiều học sinh không biết đọc, biết viết vẫn phải… lên lớp
Đó là thực trạng của nhiều em học sinh tại Trường Tiểu học Cồn Sẻ (thôn Cồn Sẻ, TX. Ba Đồn, Quảng Bình). Nhiều em lên lớp 3, lớp 4, thậm chí lớp 5, lớp 6, nhưng vẫn không biết đọc, biết viết.
Bài 1- Trường Tiểu học Cồn Sẻ (Quảng Bình): Lạm thu núp bóng “xã hội hóa”
THCL Đó là thực trạng của nhiều em học sinh tại Trường Tiểu học Cồn Sẻ (thôn Cồn Sẻ, TX. Ba Đồn, Quảng Bình). Nhiều em lên lớp 3, lớp 4, thậm chí lớp 5, lớp 6, nhưng vẫn không biết đọc, biết viết.
Chị Nguyễn Thị Hảo, bức xúc khi biết con không biết đọc, không biết viết nhưng vẫn bị trường… “ép” cho lên lớp
Kết quả là… “con số không”
Chị Nguyễn Thị Hảo (36 tuổi), phụ huynh em Nguyễn Hoàng Phúc Lộc (lớp 3C, Trường tiểu học Cồn Sẻ) cho biết, đầu năm học 2016 -2017, chị phát hiện con mình không đọc được chữ, viết cũng không được. Quá ngỡ ngàng, chị cho kiểm lại kiến thức căn bản lớp 1 và lớp 2 của Lộc thì kết quả cũng chỉ là “con số không”. Quá bất ngờ ở chỗ em Lộc vẫn được nhà trường cho… lên lớp.
“Khi biết nhà trường cho cháu lên lớp 3C, tôi đã nằng nặc xin cô giáo chủ nhiệm cho cháu ở lại lớp, học lại cho biết đọc, biết viết đã. Cô chủ nhiệm bảo phải có ý kiến của thầy Hiệu trưởng, chứ họ không quyết được. Tôi lại chạy lên xin thầy Hiệu trưởng cho cháu ở lại lớp, nhưng thầy bảo danh sách, thủ tục lên lớp đã hoàn tất, gửi lên cấp trên rồi. Vậy là cháu vẫn phải lên lớp 3C trong lúc không biết đọc, không biết viết. Nay cháu vẫn mù chữ”, chị Hảo buồn rầu.
Việc em Lộc không biết đọc, không biết viết khiến vợ chồng chị Hảo rất buồn. Nhưng điều đáng buồn và gây sốc hơn đó là không biết tương lai của cháu sẽ đi về đâu khi mà hàng năm, Lộc vẫn đều đều được nhà trường cho lên lớp vì đã hoàn thành chương trình học tập. “Dù biết lực học của con tôi rất yếu, nhưng đến mức không biết đọc, không biết viết thì quả thực là đau lòng. Năm nay, cháu đã lên lớp 3 rồi. Cứ đà này, chắc cháu mù chữ”, chị Hảo nghẹn ngào.
Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, không riêng gì trường hợp em Lộc mà còn có trường hợp “đặc biệt” hơn đó là em Hoàng Văn Phượng (12 tuổi), con của vợ chồng chị Nguyễn Thị Xem (45 tuổi, thôn Cồn Sẻ).
Năm học 2014 - 2015, Phượng được Trường Tiểu học Cồn Sẻ xác nhận “đã hoàn thành chương trình tiểu học”. Năm học 2015 - 2016, Phượng lên lớp 6. Nhưng vì biết được khả năng thực tế của Phượng là chưa biết đọc, chưa biết viết, trong khi trường không cho ở lại lớp nên gia đình đành phải cho Phượng ở nhà, thi thoảng nhờ thầy giáo cũ dạy cho chương trình lớp 1, nhưng đến nay học sinh này vẫn chưa biết đọc, chưa biết viết.
“Vừa rồi (16/11/2016), sau khi nhà báo về làm việc, vì sợ liên lụy trách nhiệm là có học sinh đã hoàn thành chương trình tiểu học rồi mà vẫn quay lại trường học chương trình lớp 1 (vì chưa biết đọc, chưa biết viết) nên thầy Nguyễn Minh Khai, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Cồn Sẻ đã “đuổi” Phượng, không cho cô giáo cũ dạy cháu nữa. Bây giờ con tôi không biết phải học nhờ ở đâu”, chị Xem nói.
Chị Xem cũng cho biết thêm, hàng năm vì biết con mình không biết đọc, không biết viết nhưng vẫn được lên lớp đều nên gia đình đã đến xin cho con ở lại lớp, nhưng nhà trường nói đã hoàn thành chương trình học rồi, không cho ở lại.
“Thực tế, con tôi học đến lớp 4, lớp 5 nhưng cháu lại không biết đọc, biết viết, làm toán cũng rất yếu. Đã bao lần, tôi lên xin trường cho cháu ở lại nhưng không được. Trường cứ bảo là cháu hoàn thành chương trình và danh sách lên lớp đã niêm yết rồi nên không thể ở lại lớp. Chúng tôi gửi con vào trường, chi ra bao nhiêu khoản chi phí cho cháu học là để cháu có kiến thức, biết đọc, biết viết, biết làm toán, có văn hóa, chứ không phải để được lên lớp. Tại sao vì chạy theo thành tích mà trường bỏ rơi lại tương lai của cháu vậy?”, chị Xem nói.
Để làm rõ những bức xúc của phụ huynh, chúng tôi đã đến gia đình gặp Phượng và nhờ em đọc một số chữ, câu đơn giản nhưng dù chật vật đánh vần thế nào đi chăng nữa, em cũng không đọc được, những dấu sắc, huyền, hỏi, ngã em không phân biệt được, đều đọc sai hoàn toàn. Còn về viết chính tả thì ngay cái họ tên đầy đủ của mình là “Hoàng Văn Phượng” em cũng không thể viết được. Phượng đã ứa nước mắt khi chúng tôi hỏi về nguyên nhân và nhờ em cố gắng nhớ lại kiến thức, viết thêm tên mình một lần nữa.
Ngoài 2 học sinh trên, về thôn Cồn Sẻ (xã Quảng Lộc, TX. Ba Đồn, Quảng Bình), hỏi thăm trường hợp em Mai Xuân Dương (10 tuổi), con của vợ chồng anh Mai Văn Đại, Phạm Thị Sơn, hầu như ai cũng biết rõ. Vì Dương không thuộc bảng chữ cái nên đọc và viết chữ cũng không được. Riêng các phép toán cộng, trừ đơn giản dành cho học sinh lớp 1 thì Dương cũng làm không được, dù năm nay (2016 – 2017), Dương đã lên lớp 5B, Trường Tiểu học Cồn Sẻ.
Chị Phạm Thị Sơn, phụ huynh em Mai Xuân Dương buồn vì đến nay con vẫn không biết đọc, không biết viết
Chị Sơn cho biết: “Nhà nghèo, nhưng nhiều năm qua, gia đình cũng cố gắng chạy vạy, vay mượn để cho con ăn học. Khi biết ra sự thực là đã học đến lớp 5B nhưng cháu vẫn chưa biết đọc, biết viết thì vợ chồng chị đã ôm con khóc. Nhiều tháng qua, Dương buồn tủi, thường bỏ học ở nhà giúp cha đi biển. Cháu bảo vì xấu hổ với bạn bè nên sắp tới sẽ bỏ học luôn. Chừ gia đình không biết mần răng”…
Ám ảnh căn bệnh thành tích
Giải thích lý do vì sao không biết đọc, không biết viết mà vẫn cho học sinh lên lớp, ông Nguyễn Minh Khai, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Cồn Sẻ biện minh: Về nguyên tắc, nhà trường không cho các em Nguyễn Hoàng Phúc Lộc (lớp 3C), Hoàng Văn Phượng (lớp 5B); Mai Xuân Dương (lớp 5B) ở lại lớp (lưu ban) là vì các em cứ đủ điểm các kỳ thi, tức là hoàn thành chương trình học là được lên lớp.
Khi chúng tôi hỏi “tại sao trên thực tế các em học sinh này không biết đọc, không biết viết mà vẫn đủ điểm thi, vẫn hoàn thành chương trình học?”, ông Khai nói: “Có thể trong quá trình kiểm tra, thi cử, những học sinh này đã quay cóp, nhìn bài bạn” (?!).
Ông Khai thừa nhận, đầu năm học 2016 -2017, có việc chị Nguyễn Thị Hảo (36 tuổi), phụ huynh em Nguyễn Hoàng Phúc Lộc (lớp 3C) đến xin ông cho con ở lại lớp 2C vì Lộc chưa biết đọc, chưa biết viết nhưng ông không đồng ý. “Việc chị Hảo xin cho con ở lại lớp là không thể vì quá muộn. Chúng tôi đã lập danh sách học sinh lên lớp gửi lên cấp trên rồi”, ông Khai nói.
Lý giải vì sao có nhiều học sinh lớp 3, lớp 5 không biết đọc, biết viết mà vẫn được lên lớp, một giáo viên (xin được giấu tên) Trường Tiểu học Cồn Sẻ, cho biết, giáo viên của trường cũng chịu nhiều áp lực thành tích, xét danh hiệu thi đua từ trường, từ cấp trên áp xuống.
Ngoài ra, nhà trường cũng có quy định nếu lớp nào có học sinh yếu thì giáo viên tự chịu trách nhiệm nên nhiều giáo viên đã cho điểm khống luôn để khỏi mất công và không bị khiển trách.
Liên quan đến vụ việc nhiều học sinh tại Trường Tiểu học Cồn Sẻ, dù không biết đọc, không biết viết nhưng vẫn được lên lớp, trao đổi với PV, ông Phạm Thanh Minh, Trưởng phòng GD&ĐT TX. Ba Đồn cho biết, đơn vị đã nhận được thông tin về vụ việc và sắp tới sẽ cử đoàn công tác phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan thanh tra chất lượng giáo dục tại trường này.
“Nếu đúng như thông tin phản ánh, chúng tôi sẽ chỉ đạo và xử lý nghiêm Hiệu trưởng Trường Tiểu học Cồn Sẻ và những giáo viên liên quan”, ông Minh nói.
Chị Phạm Thị Sơn: “Nhà nghèo, nhưng nhiều năm qua, gia đình cũng cố gắng chạy vạy, vay mượn để cho con ăn học. Khi biết ra sự thực là đã học đến lớp 5B nhưng cháu vẫn chưa biết đọc, biết viết thì vợ chồng chị đã ôm con khóc. Nhiều tháng qua, Dương buồn tủi, thường bỏ học ở nhà giúp cha đi biển. Cháu bảo vì xấu hổ với bạn bè nên sắp tới sẽ bỏ học luôn. Chừ gia đình không biết mần răng”… |
Nguyên Dũng - Lưu Hà
Tin mới
Ấn Độ khẳng định tuân thủ nghĩa vụ quốc tế, không cung cấp vũ khí cho Ukraine và Israel
Theo The Hindu, Ấn Độ đã từ chối yêu cầu cung cấp đạn pháo, vũ khí cho Ukraine và Israel. Quyết định này phản ánh chính sách "trung lập kiên quyết" của Ấn Độ trong các xung đột quốc tế.
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp năm 2024 theo lương cơ sở và lương tối thiểu vùng mới nhất
Mức lương tối thiểu vùng và lương cơ sở mới theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP và Nghị định 73/2024/NĐ-CP, sẽ ảnh hưởng đến mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa của người lao động...
Công an TP. Hồ Chí Minh bắt 2 đối tượng tham gia tổ chức khủng bố
Ngày 20/9, Cơ quan an ninh điều tra Công an TP. Hồ Chí Minh cho biết đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam Nguyễn Thị Hường (56 tuổi) và Trần Văn Linh (67 tuổi, cùng ngụ quận Gò Vấp) để điều tra tội "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân".
Hướng dẫn chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp (chuyển đi) năm 2024
Căn cứ Mục 6, Phần II - Quyết định 351/QĐ-BLĐTBXH năm 2024, thủ tục chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp (chuyển đi) năm 2024 được hướng dẫn cụ thể như sau...
Bhutan mong muốn học hỏi kinh nghiệm phát triển của Việt Nam
Đại sứ Kinzang Dorji nhấn mạnh, Bhutan luôn coi Việt Nam là một trong những nước ưu tiên để thúc đẩy quan hệ song phương cũng như mong muốn học hỏi kinh nghiệm phát triển của Việt Nam.
Đề xuất cơ cấu tổ chức UBND phường của Thành phố Hà Nội
Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến của nhân dân đối với dự thảo Nghị định quy định chi tiết về tổ chức, hoạt động của UBND phường của Thành phố Hà Nội, trong đó đề xuất cơ cấu tổ chức UBND phường của Thành phố Hà Nội...
Câu chuyện thương hiệu
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM
MobiFone trao tặng hàng trăm phần quà tận tay người lao động, hỗ trợ dạy học trực tuyến mùa bão lũ
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023