Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Tăng trưởng kinh tế năm 2022: Tập trung vào các chính sách lớn

GS.TS. Phạm Hồng Chương, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đánh giá, động lực tăng trưởng kinh tế năm 2022 vẫn đến từ đầu tầu khu vực kinh tế đối ngoại, đóng góp lớn đến từ sản xuất, chế biến chế tạo và xuất khẩu. Bên cạnh đó, bù đắp cho đầu tư khu vực tư nhân còn khó khăn, chưa thể hồi phục nhanh do tác động của đại dịch, đầu tư công được tăng cường sẽ đóng góp lớn vào tăng trưởng của năm 2022.

GS.TS. Phạm Hồng Chương, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
GS.TS. Phạm Hồng Chương, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Ông có chia sẻ rằng, tăng trưởng kinh tế năm 2022 cũng đứng trước nhiều thách thức lớn. Cụ thể những khó khăn đó như thế nào, thưa ông?

Thứ nhất, đại dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, bất ổn chính trị thế giới leo thang cùng giá dầu tăng mạnh có thể khiến con đường hồi phục toàn cầu và của các nước bạn hàng lớn của Việt Nam như Mỹ, EU, Trung Quốc bị đe dọa; theo đó ảnh hưởng đến thương mại và đầu tư tại Việt Nam.

Thứ hai, việc Chính phủ và ngân hàng trung ương của các quốc gia lớn, đặc biệt là Mỹ, có động thái thắt chặt tiền tệ do lo ngại lạm phát, là có tác động đến kinh tế, tài chính thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Đối với Việt Nam, dư địa các chính sách tài khóa và tiền tệ để hỗ trợ hồi phục kinh tế sẽ bị thu hẹp hơn.

Thứ ba, một số điều chỉnh đang diễn ra ở hệ thống tài chính tiền tệ như tăng trưởng “nóng” trên thị trường bất động sản và chứng khoán; dòng vốn tín dụng chưa đi vào khu vực sản xuất và đổ vào thị trường tài sản gây rủi ro tài chính; hệ thống ngân hàng còn nhiều chỉ tiêu chưa lành mạnh như chất lượng tín dụng giảm và nợ xấu gia tăng; sức ép lạm phát gia tăng, .... Những vấn đề này có thể tác động ngược trở lại đến khu vực kinh tế thực, ảnh hưởng đến tốc độ và chất lượng tăng trưởng.

Còn với mục tiêu lạm phát dưới 4% của Chính phủ sẽ như thế nào, thưa ông?

Trong khi tăng trưởng có khả năng cao đạt được mục tiêu 6,5% thì mục tiêu lạm phát dưới 4% của Chính phủ là khó có khả năng đạt được. Xu hướng tăng giá hàng hóa cơ bản và giá xăng dầu....cộng thêm chiến tranh Nga – Ukraine leo thang, đã khiến giá năng lượng tăng cao kỷ lục, theo đó ảnh hưởng lớn đến chi phí sản xuất trong nước, gây sức ép lớn đến lạm phát năm 2022.

Bên cạnh đó, lạm phát toàn cầu đang gia tăng cũng ảnh hưởng đến áp lực lạm phát trong nước. Không những thế, tỷ lệ cung tiền M2/GDP và tín dụng/GDP của Việt Nam đang ở mức rất cao so với các nước trong khu vực, trong khi tăng trưởng kinh tế đang dưới sâu so với mức sản lượng tiềm năng, làm gia tăng rủi ro lạm phát.

Diễn biến giá dầu tăng cao trong những tháng đầu năm 2022 đặt ra thêm những thách thức rất lớn đến kinh tế. Cho đến ngày 11/03/2022, trung bình giá xăng dầu tăng 45,2% so năm năm 2021, và nếu theo Dự thảo giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu thì giá xăng dầu tăng 41%.

Sử dụng bảng cân đối liên ngành I/O, nếu giá xăng dầu tăng 45,2%, ảnh hưởng trực tiếp tức thời đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 0,6%, chỉ số giá sản xuất (PPI) tăng khoảng 2,34%, và ở chu kỳ sản xuất tiếp theo, GDP có thể giảm khoảng 8% so với kịch bản giá xăng dầu ổn định.

Trong trường hợp Dự thảo được thực hiện, giá xăng dầu tăng so với bình quân năm 2021 khoảng 41%, ảnh hưởng trực tiếp đến giá tiêu dùng tăng 0,5%; chỉ số giá sản xuất tăng 2,2%; GDP ở chu kỳ sản xuất tiếp theo giảm 7,3% so với kịch bản giá xăng dầu ổn định.  

Để vượt qua áp lực từ những diễn biến bất thường của nền kinh tế thế giới, ông có đề xuất giải pháp gì trong thời gian tới?

Chính phủ cần quán triệt ba quan điểm cơ bản sau khi đưa ra các chính sách.

Một là, các chính sách cần tập trung hướng đến làm thế nào để hồi phục và phát triển nền kinh tế một cách bền vững trong bối cảnh “sống chung với Covid-19”.

Hai là, để đảm bảo cân bằng bên trong của nền kinh tế thì sản lượng cần được duy trì gần mức tiềm năng; cần thực hiện các chính sách tài khóa và tiền tệ hướng về tổng cầu trong ngắn hạn để đẩy nền kinh tế quay trở lại vị trí tiềm năng. Tuy nhiên, chính sách cần được nới lỏng một cách thận trọng để tránh gây rủi ro bất ổn kinh tế vĩ mô.

Ba là, dư địa chính sách dần thu hẹp, các chính sách cần hướng nguồn lực ưu tiên đến khu vực doanh nghiệp, tạo điều kiện cho khu vực doanh nghiệp phục hồi và phát triển trong đại dịch; đặc biệt là những doanh nghiệp có ảnh hưởng lan tỏa lớn đến nền kinh tế.

Về chính sách tài khóa, phải được coi là chính sách hỗ trợ quan trọng nhất. Theo đó, Chính phủ có thể gia tăng hỗ trợ tài khóa mạnh mẽ hơn (lên khoảng 5-6% GDP) trong bối cảnh đặc biệt hiện nay để hỗ trợ nền kinh tế trong ít nhất 2-3 năm tới đây. Như vậy, cần theo đuổi chính sách tài khoá nghịch chu kỳ trong giai đoạn 2022 - 2023: mở rộng chi tiêu, chấp nhận bội chi cao, ưu tiên cho tăng trưởng. Tuy nhiên, chính sách này chỉ hiệu quả khi chi tiêu đầu tư công hiệu quả. Hiệu quả chi tiêu công sẽ là nhân tố quyết định bền vững nợ công. Với lý do này, các khuyến nghị chính sách tập trung vào cải cách thể chế đầu tư công, nâng cao hiệu quả đầu tư công.

Liên quan đến chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, cần hỗ trợ đúng đối tượng và thiết thực hơn. Chính phủ cần thu hẹp đối tượng thụ hưởng các chính sách hỗ trợ này dựa trên mức độ chịu tác động bởi đại dịch.

Mở rộng hỗ trợ tài khóa cần hướng đến khu vực doanh nghiệp mạnh mẽ hơn, tập trung vào hai khó khăn lớn nhất với cộng đồng doanh nghiệp hiện nay là đứt gãy chuỗi cung ứng và chi phí sản xuất gia tăng. Vì vậy, cần thay thế các loại thuế dựa trên thu nhập và ưu tiên để giảm chi phí như giảm thuế GTGT ở mức cao hơn và bao phủ nhiều đối tương hơn. Bên cạnh đó, các giải pháp hỗ trợ về chi phí cho doanh nghiệp cần được tiếp tục đẩy mạnh.

Liên quan đến an sinh xã hội, các gói an sinh xã hội cho các đối tượng bị ảnh hưởng cần được tiếp tục duy trì, đối tượng thụ hưởng nên được mở rộng và chú trọng tới nhóm lao động thuộc khu vực phi chính thức. Cần đơn giản hóa và cụ thể hóa các tiêu chí xác định đối tượng được hưởng trợ cấp.

Liên quan đến chi tiêu đầu tư công, cần tiếp tục đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công. Đi kèm với thúc đẩy đầu tư công, cũng cần xây dựng cơ chế đặc biệt để giám sát việc thực hiện giải ngân vốn đầu tư công trong giai đoạn hiện nay, để đảm bảo việc giải ngân nhanh chóng nhưng phải có hiệu quả cao, tránh lãng phí, thất thoát, tham nhũng.

Đối với chính sách tiền tệ, trong bối cảnh hiện nay, dự địa chính sách tiền tệ bị thu hẹp mạnh hơn, các công cụ lãi suất nói riêng và chính sách tiền tệ nói chung ít có tác dụng trong khi lại dẫn đến rủi ro lạm phát và bất ổn vĩ mô. Chính sách lãi suất nên tập trung vào việc cắt giảm lãi suất cho vay hơn là lãi suất huy động. Chính sách hỗ trợ tín dụng nên hướng đến cả các doanh nghiệp ít bị ảnh hưởng do đại dịch nhưng có độ lan tỏa lớn, có tác động tích cực đến các ngành, các lĩnh vực khác để thúc đẩy sản xuất của cả thị trường.

Chú trọng vào việc hướng chuyển các dòng vốn tín dụng vào các khu vực sản xuất và nền kinh tế thức, kiểm soát chặt chẽ tăng trưởng “nóng” ở các thị trường tài sản.

Trân trọng cảm ơn ông!

Việt Anh (thực hiện)

Bài liên quan

Tin mới

Bắc Kạn: Tổng quỹ cứu trợ thiên tai đạt hơn 68,12 tỷ đồng
Bắc Kạn: Tổng quỹ cứu trợ thiên tai đạt hơn 68,12 tỷ đồng

Tính đến hết ngày 17/9/2024, thông qua Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bắc Kạn, Quỹ cứu trợ tỉnh Bắc Kạn đã nhận và tiếp nhận thông tin đăng ký ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 (Yagi) được hơn 68,12 tỷ đồng, bao gồm tiền và hàng hóa...

Triển lãm mỹ thuật “Nét đẹp Đà Nẵng” năm 2024
Triển lãm mỹ thuật “Nét đẹp Đà Nẵng” năm 2024

“Nét đẹp Đà Nẵng” là chủ đề chương trình sáng tác và triển lãm tranh trực họa do Bảo tàng Mỹ thuật TP. Đà Nẵng tổ chức nhằm lưu lại vẻ đẹp của mảnh đất, con người và tôn vinh những thành tựu đạt được trong công cuộc xây dựng và phát triển đồng thời, góp phần quảng bá hình ảnh của thành phố đến khách thập phương trong và ngoài nước.

Sắp diễn ra sự kiện Kết nối công nghệ và đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2024
Sắp diễn ra sự kiện Kết nối công nghệ và đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2024

Sự kiện Kết nối công nghệ và đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2024 (Techconnect and Innovation Vietnam 2024) sẽ diễn ra từ ngày 30/9 đến 1/10/2024 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, số 57 đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội.

DIC Corp chưa giải ngân 2 lô trái phiếu 1.600 tỷ đồng sau hơn nữa năm
DIC Corp chưa giải ngân 2 lô trái phiếu 1.600 tỷ đồng sau hơn nữa năm

Tổng Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp) đã công bố thông tin định kỳ về tình hình sử dụng vốn trái phiếu với Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.

Ông Bùi Thành Nhơn “trải lòng” nhân dịp sinh nhật lần thứ 32 của Tập đoàn Novaland
Ông Bùi Thành Nhơn “trải lòng” nhân dịp sinh nhật lần thứ 32 của Tập đoàn Novaland

“Sự cảm thông, tin tưởng và sẻ chia của đại đa số khách hàng, của cộng đồng, của đối tác, quý cổ đông và sự sát sao chỉ đạo tháo gỡ khó khăn hỗ trợ doanh nghiệp của Chính phủ là điều quý giá nhất giúp Novaland có đủ niềm tin vượt qua bão táp. Chúng tôi ghi ơn và nguyện không phụ lòng tin, sự sẻ chia này” – Ông Bùi Thành Nhơn, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Novaland chia sẻ nhân dịp sinh nhật lần thứ 32 của Tập đoàn Novaland.

TP. HCM kiểm tra, rà soát cầu yếu trong mùa mưa bão
TP. HCM kiểm tra, rà soát cầu yếu trong mùa mưa bão

Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP. HCM đã có văn bản yêu cầu các đơn vị trực thuộc sở, UBND TP. Thủ Đức, quận, huyện và các đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra, bảo đảm an toàn khai thác cầu, hầm đường bộ và cầu giao thông nông thôn trên địa bàn TP. HCM trong mùa mưa bão.