Trách nhiệm người đứng đầu của cơ quan, địa phương trả lại hàng ngàn tỷ đồng vốn đầu tư công
Việc nhiều cơ quan, địa phương “hồi” vốn đầu tư công về ngân sách Nhà nước đang là tâm điểm chú ý của dư luận. Thực tế, hạ tầng cơ sở, phát triển kinh tế không hề hoàn hảo đến mức mà không phải đầu tư. Vậy, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, địa phương đối với đầu tư công là như thế nào? Có cần đưa nội dung đó vào tiêu chí để đánh giá cán bộ và sự phát triển của một địa phương, cơ quan không?
Thông tin việc thẩm tra về tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2022, Uỷ ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội cho kết quả: Giải ngân vốn đầu tư công 09 tháng đầu năm chưa có chuyển biến. Thậm chí, tỷ lệ giải ngân năm nay còn thấp hơn so với năm 2021.
Cụ thể, tốc độ giải ngân tại số bộ, ngành, địa phương tiến độ giải ngân rất chậm. Có 39/51 bộ, cơ quan Trung ương và 22/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân nguồn vốn trong nước nằm dưới mức trung bình của cả nước là 46,7% tính tới hết tháng 09/2022. Trong đó có 14 bộ, cơ quan Trung ương và 01 địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới 20% kế hoạch Thủ tướng giao.
Giải ngân vốn nước ngoài 09 tháng đầu năm cũng chỉ đạt 19,03% so với kế hoạch Thủ tướng giao.
Thực tế, một số bộ, cơ quan Trung ương, địa phương liên tiếp có văn bản xin trả lại vốn do không có khả năng giải ngân vào tháng 09/2022.
Cụ thể, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội báo cáo đề nghị trả lại 173,155 tỷ đồng, tương đương 26% kế hoạch được giao. Ủy ban Dân tộc đề nghị trả lại 52,7 tỷ đồng, tương đương 97,6% kế hoạch được giao.
Bộ Y tế đã có công văn xin điều chỉnh giảm kế hoạch vốn nước ngoài năm 2021 với 536 tỷ đồng; Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị giảm 589,549 tỷ đồng; Bộ Xây dựng đề nghị giảm 167,39 tỷ đồng; Bộ Khoa học Công nghệ đề nghị giảm 141,67 tỷ đồng; Văn phòng Trung ương Đảng đề nghị giảm 31,8 tỷ đồng.
Các địa phương cũng không giải ngân được vốn nước ngoài nên cũng xin trả lại hoặc giảm vốn, trong đó nhiều đơn vị đề nghị giảm vốn hàng nghìn tỷ đồng.
Hà Nội đề nghị điều chỉnh giảm kế hoạch vốn tới hơn 2.217 tỷ đồng do các dự án ODA nhiều khó khăn, vướng mắc, không giải ngân được trong năm 2022, theo báo cáo số 351/BC-UBND ngày 30/09/2022 của UBND thành phố.
Bắc Ninh kiến nghị điều chỉnh giảm kế hoạch 1.827 tỷ đồng, gồm 27 tỷ đồng vốn ODA 27 tỷ và 1.800 tỷ đồng từ nguồn thu sử dụng đất.
Đồng Nai kiến nghị điều chỉnh giảm hơn 98 tỷ đồng nguồn vốn ODA, Khánh Hòa kiến nghị điều chỉnh giảm trên 171 tỷ đồng, Cần Thơ kiến nghị điều chỉnh giảm 1.450 tỷ đồng, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đề nghị giảm 2.248,8 tỷ đồng, Bộ Ngoại giao đề nghị giảm hơn 391 tỷ đồng…
Với bối cảnh trên, Ủy ban Tài chính, ngân sách, lưu ý tình trạng chậm giải ngân các dự án sử dụng vốn ODA đã kéo dài nhiều năm qua. Với năm 2022, việc 09 tháng mới giải ngân được 19,03% là rất thấp. Vậy nên, Cơ quan này đề nghị Chính phủ đánh giá kỹ, phân tích rõ nguyên nhân để khắc phục kịp thời.
Ủy ban Tài chính, ngân sách yêu cầu Chính phủ cần đánh giá kỹ việc các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương xin trả lại kế hoạch vốn đầu tư công năm 2022 do không có khả năng giải ngân; tổng hợp số liệu cụ thể, báo cáo Quốc hội để điều chỉnh giảm chi ngân sách Nhà nước, giảm bội chi ngân sách Nhà nước tương ứng và đề xuất giải pháp xử lý phù hợp, bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn.
Việc này nhằm tránh trường hợp Chính phủ trình tăng bội chi ngân sách Nhà nước năm 2022, trong khi vốn đầu tư công không giải ngân được, các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương đề nghị điều chỉnh giảm lại chưa được tổng hợp kịp thời. “Điều này để đánh giá số liệu chi ngân sách Nhà nước, bội chi ngân sách Nhà nước sát thực tế hơn”, đại diện Uỷ ban Tài chính, ngân sách thông tin.
Theo báo cáo của Chính phủ bội chi ngân sách Trung ương năm 2022 tăng 57.500 tỷ đồng so với dự toán.
Theo các chuyên gia kinh tế, việc các cơ quan, địa phương xin trả lại Chính phủ vốn đầu tư công cần phải xem xét kỹ lưỡng. Thứ nhất, do người đứng đầu yếu kém, không triển khai được các công việc của nguồn vốn hay do cơ chế. Nếu do người đứng đầu, do cơ quan, địa phương đó không triển khai được thì phải quy trách nhiệm và xem xét không giải ngân những hạng mục đó cho những năm tiếp theo. Thứ hai, nếu do cơ chế thì cần phải có văn bản trình Chính phủ xem xét, hỗ trợ chứ không thể giao rồi trả lại như thế được.
Cũng theo các chuyên gia, "có 39/51 bộ, cơ quan Trung ương và 22/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân nguồn vốn trong nước nằm dưới mức trung bình của cả nước là 46,7% tính tới hết tháng 09/2022. Trong đó có 14 bộ, cơ quan Trung ương và 01 địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới 20% kế hoạch Thủ tướng giao", có cơ quan trả lại đến hơn 96% vốn kế hoạch được giao thì phải xem xét lại ở khía cạnh cơ quan giao vốn nữa. Vì sao giao vốn kế hoạch lại không thực hiện được?
Thực tế, hạ tầng cơ sở, các điều kiện để chăm sóc đời sống cho nhân dân sau dịch Covid-19 là thiếu và kém. Cụ thể, bệnh viện thiếu thuốc, thiếu trang thiết bị khám, điều trị bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân....Thế nhưng, việc liên tiếp các cơ quan, địa phương trả lại vốn đầu tư công cho chúng ta thấy điều gì? Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, địa phương trong việc triển khai phát triển kinh tế -xã hội, chăm lo đời sống cho người dân như thế nào? Có cần phải đưa nội dung đó vào thành tiêu chí để đánh giá năng lực người đứng đầu không?
Thạch Thảo (t/h)
Tin mới
Giá lúa gạo hôm nay 20/9: Giá gạo tăng mạnh
Ghi nhận giá lúa gạo hôm nay (20/9) tại thị trường trong nước tăng 200-350 đồng/kg với gạo nguyên liệu, trong khi đó, giá mặt hàng phụ phẩm giảm mạnh từ 100 - 250 đồng/kg. Giá gạo xuất khẩu có điều chỉnh so với ngày hôm qua.
Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch Khu kinh tế Đồng Đăng – Lạng Sơn
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1009/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn đến năm 2045.
Smartphone gập ba Mate XT của Huawei được bán với giá bao nhiêu?
Mate XT là thiết kế gập ba hình chữ Z, cho phép người dùng sử dụng theo nhiều kích thước và hình dạng khác nhau như 6,4 inch nếu gấp lại; 7,9 inch nếu mở một bản lề và lớn nhất là 10,2 inch khi mở ra hoàn toàn.
VRG ủng hộ đồng bào tỉnh Lai Châu bị thiệt hại do bão số 3
Sáng 20/9, Đoàn công tác của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG), do Phó bí thư thường trực Đảng ủy, Thành viên HĐQT Tập đoàn Hà Văn Khương làm Trưởng đoàn, đã có buổi thăm, làm việc và ủng hộ đồng bào tỉnh Lai Châu bị thiệt hại do bão số 3...
15.061 ô tô nguyên chiếc nhập khẩu về Việt Nam trong tháng 8
Theo số liệu thống kê Tổng cục Hải quan công bố, trong tháng 8 lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu vào Việt Nam đã giảm mạnh 12,6% so với tháng 7, tương ứng giảm khoảng 2.000 chiếc.
Tạm giữ 4 đối tượng có hành vi mua bán, vận chuyển trái phép pháo lậu
Lực lượng chức năng tỉnh Bình Dương đã phát hiện 2 xe ôtô trên đang vận chuyển 90 giàn pháo hoa nổ, loại 49 viên, tổng trọng lượng 155kg cùng 2 con dao.
Câu chuyện thương hiệu
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM
MobiFone trao tặng hàng trăm phần quà tận tay người lao động, hỗ trợ dạy học trực tuyến mùa bão lũ