Tổng cục Thống kê công bố, chỉ số giá tiêu dùng CPI bình quân 7 tháng chỉ tăng 2,54%
Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa công bố sáng 29/07, bình quân 7 tháng năm 2022, giá xăng dầu trong nước đã tăng 49,75% so với cùng kỳ năm trước, đã tác động làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) chung tăng 1,79 điểm phần trăm.
So với tháng 12-2021, CPI tháng 7-2022 tăng 3,59% và so với cùng kỳ năm trước tăng 3,14%.
Bình quân 7 tháng năm 2022, CPI tăng 2,54% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 1,44%.
So với tháng trước, CPI tháng 7 tăng 0,4% (khu vực thành thị tăng 0,42%; khu vực nông thôn tăng 0,37%). Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 10 nhóm hàng tăng giá so với tháng trước; riêng nhóm giao thông giá giảm 2,85% do giá xăng dầu trong nước giảm.
Cũng trong tháng 7, giá vàng trong nước biến động cùng chiều với giá vàng thế giới. Tính đến ngày 25/7/2022, bình quân giá vàng thế giới ở mức 1.737,43 USD/ounce, giảm 5,52% so với tháng 6/2022 do đồng USD mạnh lên và Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) tuyên bố thắt chặt chính sách tiền tệ.
Trong nước, chỉ số giá vàng tháng 7/2022 giảm 2,39% so với tháng trước; tăng 6,31% so với cùng kỳ năm 2021; bình quân 7 tháng năm 2022 tăng 6,58%.
Đồng USD trên thị trường thế giới tăng sau khi Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất mạnh hơn so với các ngân hàng trung ương khác, với mục tiêu hạ nhiệt lạm phát.
Tính đến ngày 25/7, chỉ số USD trên thị trường quốc tế đạt mức 106,9 điểm, tăng 3,04 điểm so với tháng trước. Trong nước, giá USD bình quân trên thị trường tự do quanh mức 23.500 VND/USD. Chỉ số giá USD tháng 7/2022 tăng 0,62% so với tháng trước và tăng 1,77% so với cùng kỳ năm 2021; bình quân 7 tháng năm 2022 tăng 0,08%.
Tổng cục Thống kê chỉ ra một số nguyên nhân làm tăng CPI trong 7 tháng năm 2022. Đó là: Trong 7 tháng năm nay, giá xăng dầu được điều chỉnh 19 đợt; trong đó, có 6 đợt giảm giá, làm cho giá xăng A95 tăng 2.780 đồng/lít; xăng E5 tăng 2.520 đồng/lít và dầu diezen tăng 7.280 đồng/lít. Bình quân 7 tháng, giá xăng dầu trong nước tăng 49,75% so với cùng kỳ năm trước, tác động làm CPI chung tăng 1,79 điểm phần trăm.
Đồng thời, dịch Covid-19 đã được kiểm soát, nhu cầu ăn ngoài nhà hàng tăng nên giá ăn uống ngoài gia đình bình quân 7 tháng tăng so với cùng kỳ năm trước, làm CPI chung tăng.
Cùng với đó, giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở 7 tháng tăng so với cùng kỳ năm trước do giá xi măng, sắt, thép, cát tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào, tác động làm CPI chung tăng.
Giá gạo trong nước tăng theo giá gạo xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng gạo nếp và gạo tẻ ngon trong dịp Tết Nguyên đán tăng cao làm cho giá gạo 7 tháng đầu năm 2022 cũng tăng so với cùng kỳ năm trước, làm CPI chung tăng.
Bên cạnh các nguyên nhân làm tăng CPI, có một số nguyên nhân làm giảm CPI trong 7 tháng năm 2022 như: Giá các mặt hàng thực phẩm 7 tháng năm 2022 giảm so với cùng kỳ năm trước; trong đó, giá thịt lợn giảm 18,97% (tháng 7-2022 giá thịt lợn tăng trở lại do giá thức ăn chăn nuôi tăng, nhưng tính chung 7 tháng năm 2022 giá thịt lợn giảm); giá nội tạng động vật giảm; giá thịt chế biến giảm.
Cùng với đó, giá dịch vụ giáo dục cũng giảm do một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương miễn giảm học phí từ học kỳ I năm học 2021-2022 do ảnh hưởng của dịch Covid-19, làm CPI chung giảm. Giá bưu chính viễn thông cũng giảm so với cùng kỳ năm trước do giá điện thoại di động giảm.
Lãnh đạo Tổng cục Thống kê cho biết, để chủ động ứng phó với những thách thức trước áp lực lạm phát gia tăng, trong thời gian qua Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp bình ổn giá, hạn chế những tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội.
Tổng cục Thống kê cũng chỉ ra, lạm phát cơ bản tháng 7-2022 tăng 0,58% so với tháng trước, tăng 2,63% so với cùng kỳ năm trước.
Bình quân 7 tháng năm 2022, lạm phát cơ bản tăng 1,44% so với cùng kỳ năm 2021, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 2,54%), điều này phản ánh biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực và giá xăng dầu.
H.T (t/h)
Tin mới
47 năm Việt Nam gia nhập LHQ: Nỗ lực đóng góp cho hòa bình thế giới
Cách đây 47 năm, Quốc kỳ của Việt Nam tung bay trước Trụ sở Liên Hợp quốc. Việt Nam đã cử quân nhân tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp quốc và chứng minh cho thế giới thấy, Việt Nam là quốc gia thành viên có trách nhiệm và luôn nỗ lực đóng góp cho hòa bình thế giới.
2 xe khách va chạm trên cao tốc, 10 người thương vong
Một chiếc xe khách đang đi trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết, đoạn qua địa bàn huyện Bắc Bình thì gặp sự cố động cơ, phải dừng ngay trên làn bên phải của cao tốc theo hướng Hà Nội – TP. HCM thì bị xe khách khác tông vào từ phía sau khiến 2 người tử vong, khoảng 10 người bị thương.
Giá vàng hôm nay 19/9: Đảo chiều tăng
Giá vàng hôm nay 19/9/2024 trên thị trường thế giới đảo chiều bật tăng do động thái cắt giảm lãi suất của Fed. Giá vàng đang chờ tiến sát mức kỷ lục đã lập trước đó.
Tỷ giá USD hôm nay 19/9: Trong nước tăng nhẹ, thế giới ở mốc 100,93
Tỷ giá USD hôm nay 19/9, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 10 đồng, hiện ở mức 24.151 đồng. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt tăng 0,04%, đạt mốc 100,93.
Giá cà phê hôm nay 19/9: Tăng 200 đồng/kg
Giá cà phê hôm nay 19/9 tăng nhẹ từ 200 đồng/kg. Hiện giao dịch trong khoảng 123,000 - 123,400 đồng/kg.
Fed cắt giảm lãi suất lần đầu tiên sau 4 năm
Fed vừa thông báo cắt giảm lãi suất điều hành 0,5 điểm % xuống còn 4,75-5%/năm. Đáng chú ý, phần lớn quan chức Fed đồng thuận việc cần giảm thêm 0,5 điểm % nữa trong năm nay.
Câu chuyện thương hiệu
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM
MobiFone trao tặng hàng trăm phần quà tận tay người lao động, hỗ trợ dạy học trực tuyến mùa bão lũ
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9