Tổng công ty Thương mại Hà Nội: Khẳng định thương hiệu
Sau 10 năm thành lập, Tổng công ty Thương mại Hà Nội đã đạt
Sau 10 năm thành lập, Tổng công ty Thương mại Hà Nội đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, tạo đà cho sự phát triển mạnh mẽ vào những năm tiếp theo.
Vị thế hàng đầu
Hiện nay, quy mô tổ chức của Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) tăng 1,9 lần (từ 23 Công ty thành viên lên 44 Công ty thành viên). Tổng doanh thu 10 năm: ước đạt 69.846 tỷ đồng; (tăng 2,9 lần; từ 2.500 tỷ đồng vào năm 2004 lên 7.164 tỷ đồng vào năm 2014). Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 10 năm: ước đạt 2.597 triệu USD, trong đó: tổng kim ngạch XK ước đạt 1.674 triệu USD (riêng KNXK tăng 4,6 lần; từ 49 triệu USD/năm lên 225 triệu USD/năm vào năm 2014). Tổng Lợi nhuận trước thuế: ước đạt 534 tỷ đồng; (tăng 02 lần; từ 24 tỷ đồng năm 2004 lên 47 tỷ đồng năm 2014). Tổng nộp ngân sách Nhà nước: ước đạt 2.418 tỷ đồng. Thu nhập bình quân: lao động kỹ thuật: 6.078.000 đồng/người/tháng; (tăng 4 lần; từ 1,5 triệu đồng/người/tháng lên 06 triệu đồng/người/tháng); lao động giản đơn: 3.160.000 đồng/người/tháng; (tăng 3,1 lần; từ 01 triệu đồng/người/tháng lên 3,1 triệu đồng/người/tháng).
Ngoài những chỉ tiêu kinh tế nêu trên, Tổng công ty đã đạt được một số thành tích đáng ghi nhận khác như, thị trường xuất khẩu đã mở rộng tới trên 70 quốc gia, khu vực và vùng lãnh thổ. Giữ vững vị trí là một trong những đơn vị dẫn đầu cả nước về xuất khẩu một số mặt hàng thủ công mỹ nghệ, nông sản, thực phẩm, dược liệu,…với kim ngạch xuất khẩu có mức tăng trưởng mạnh qua các năm. Đồng thời, công tác phát triển thị trường nội địa: Phát triển mở rộng hệ thống phân phối bán lẻ gồm 02 Trung tâm mua sắm Hapro Shopping Centre; 40 Siêu thị, Cửa hàng tiện ích Hapromart; 44 cửa hàng, điểm kinh doanh thực phẩm an toàn Haprofood; 3 Trung tâm kinh doanh chợ/chợ đầu mối và trên 100 cửa hàng chuyên doanh điện, điện máy, điện dân dụng, may mặc,… tại Thủ đô Hà Nội và một số tỉnh thành phía Bắc.
Từ đó, vị thế, thương hiệu của Hapro ngày càng được nâng cao. Vai trò của một đơn vị kinh doanh thương mại lớn của Thủ đô đã dần được khẳng định với việc phục vụ tốt công tác an sinh xã hội theo định hướng của Thành ủy, HĐND, UBND thành phố qua việc tham gia tích cực vào công tác bình ổn giá các dịp lễ, tết…; chủ động triển khai công tác bán hàng nông thôn phục vụ nhu cầu người dân ở các vùng mở rộng của Thủ đô. Thương hiệu HAPRO đã được công nhận Thương hiệu Quốc gia, một số thương hiệu đã được người tiêu dùng Hà Nội và cả nước biết đến như: Gốm cổ truyền Chu Đậu, Hafasco, Tràng Thi, Thực phẩm Hà Nội, Vang Thăng Long, Kem Thủy Tạ, Hapro Bốn Mùa...
Nâng tầm quốc tế
Ông Vũ Thanh Sơn - Tổng giám đốc Hapro cho biết, Hapro đặt mục tiêu tập trung phát triển đẩy mạnh và nâng cao kim ngạch xuất khẩu trong toàn Tổng công ty; phấn đấu đến năm 2020, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu chiếm 80% tổng doanh thu của Tổng công ty. Đưa thương hiệu xuất khẩu Hapro trở thành thương hiệu quốc tế hàng đầu tại khu vực, bao trùm mọi hoạt động của Tổng công ty.
Để hiện thực hóa mục tiêu đó, Tổng công ty xây dựng thành công 05 mặt hàng xuất khẩu nằm trong 05 doanh nghiệp xuất khẩu hàng đầu của cả nước gồm: gạo; hạt tiêu; hạt điều; cà phê; thủ công mỹ nghệ. Đồng thời, tiếp tục duy trì và nâng cao hiệu quả của hệ thống thương mại nội địa theo phương châm: Nâng cao năng lực cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ và sự khác biệt, ưu tiên tối đa cho hàng hóa dịch vụ mang thương hiệu Hapro và Việt Nam vào hệ thống kinh doanh.
Bên cạnh đó, Hapro còn đẩy mạnh phát triển các cơ sở vệ tinh, tăng cường khả năng phát triển nguồn hàng trong và ngoài nước, tạo kênh hàng hóa đa chiều gắn với thương hiệu Hapro phục vụ tối đa cho nhu cầu xuất khẩu và thị trường trong nước, đặc biệt là: hoa quả tươi, gạo, nông lâm sản, thủ công mỹ nghệ, công nghệ phẩm, thủy hải sản chế biến, công nghiệp tiêu dùng,…
Tổng công ty cũng đề ra nhiều tiêu chí cụ thể để phấn đấu như: đạt mức tăng trưởng bình quân 10-15%/năm; tổng doanh thu năm 2020 đạt 12.500 tỷ đồng, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 560 triệu USD (trong đó xuất khẩu đạt 480 triệu USD), sử dụng 8.000 lao động trực tiếp và tạo việc làm cho 100.000 lao động gián tiếp với thu nhập bình quân đạt 9,3 triệu đồng/người/tháng; năm 2020, Tổng công ty có quy mô 50 Công ty thành viên; xây dựng và hình thành được hệ thống các Công ty thành viên liên kết tự nguyện, nhằm hỗ trợ nhau về công nghệ quản lý, thị trường, hàng hóa,…, cùng nhau phát triển, đảm bảo hiệu quả; tiếp tục tập trung đẩy mạnh kinh doanh xuất nhập khẩu; duy trì và nâng cao hiệu quả kinh doanh tại thị trường nội địa; nâng cao hiệu quả sử dụng hệ thống hạ tầng thương mại.
Hapro còn tập trung phát triển thương hiệu, xây dựng văn hóa doanh nghiệp với các hoạt động cụ thể như: Xây dựng văn hóa Tổng công ty có bản sắc riêng biệt, tạo được sức hút đối với khách hàng và đối tác. Phát huy giá trị thương hiệu Hapro là thương hiệu bao trùm trong quy hoạch tổng thể các thương hiệu nhánh của Tổng công ty; Đưa thương hiệu xuất khẩu Hapro trở thành thương hiệu quốc tế hàng đầu tại khu vực. Nâng cao tính chuyên nghiệp trong chuẩn hóa và nhận diện thương hiệu của Tổng công ty và của các Công ty thành viên, đơn vị trực thuộc Tổng công ty.
Nhằm xây dựng mô hình Tổng công ty có tính gọn nhẹ, linh hoạt, hiện đại, Hapro tiếp tục đổi mới, hoàn thành công tác cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại các đơn vị; đồng thời cơ cấu lại bộ máy tổ chức quản lý của công ty mẹ và các công ty thành viên; đa ngành và chuyên môn hóa cao cả về công nghệ quản lý, điều kiện phương tiện làm việc và chính sách phát triển nguồn nhân lực.
Hapro đã được trao tặng nhiều phần thưởng cao quý, như: Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ “Vì sự nghiệp Phát triển Thủ đô”; Huân chương Lao động hạng Hai; Giải thưởng “Đơn vị xuất khẩu uy tín” do Bộ Công thương trao tặng nhiều năm liền; Giải thưởng Doanh nghiệp tiêu biểu Hà Nội vàng; Giải thưởng Thương hiệu mạnh Việt Nam; Giải thưởng “Top Trade Services”; ba lần liên tiếp (từ năm 2010) nhận được Giải thưởng “Thương hiệu Quốc gia” và hàng trăm giải thưởng, bằng khen khác. |
Thanh Hà - Xuân Phong
Tin mới
Ngân sách hoạt động tiêm chủng mở rộng cần công khai, minh bạch, tránh thất thoát, tiêu cực, lãng phí
Bổ sung dự toán chi sự nghiệp y tế, dân số và gia đình năm 2024 của Bộ Y tế số tiền là 424.514 triệu đồng để thực hiện hoạt động tiêm chủng mở rộng.
Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 6 sẽ thực hiện nhiệm vụ ở phái bộ tại Nam Sudan từ ngày 24/9
Bàn giao Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 6 về Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam là cơ sở pháp lý để Cục và các cơ quan, đơn vị hoàn tất công tác chuẩn bị cho Bệnh viện lên đường thực hiện nhiệm vụ ở phái bộ tại Nam Sudan vào ngày 24/9 tới.
Phát hiện hộ kinh doanh mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Qua công tác giám sát địa bàn, Đội QLTT số 3, Cục QLTT tỉnh Bạc Liêu phát hiện hành vi vi phạm kinh doanh hàng hóa là mỹ phẩm không có nguồn gốc, xuất xứ tại một hộ kinh doanh.
Việc xét đề nghị đặc xá được tiến hành chặt chẽ, công khai, dân chủ
Từ 2009 đến nay, Chủ tịch nước đã 9 lần ký quyết định đặc xá cho hơn 92.000 phạm nhân có quá trình cải tạo, lao động, học tập tốt trở về với gia đình, cộng đồng làm công dân có ích cho xã hội.
Việt Nam có “Trung tâm Kiểm soát cân nặng và Điều trị béo phì”: Bước tiến mới trong chăm sóc sức khỏe
Ngày 18/9, “Trung tâm Kiểm soát cân nặng và Điều trị béo phì” đầu tiên tại Việt Nam đi vào hoạt động, giúp người thừa cân, béo phì đạt nhiều mục tiêu cùng lúc: hình thể đẹp, giảm mỡ nội tạng, đẩy lùi bệnh và ngăn loạt biến chứng thừa cân, béo phì.
Ngày làm việc đầu tiên của Hội nghị Trung ương 10 khoá XIII
Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã khai mạc sáng ngày 18/9/2024 tại Thủ đô Hà Nội.
Câu chuyện thương hiệu
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM
MobiFone trao tặng hàng trăm phần quà tận tay người lao động, hỗ trợ dạy học trực tuyến mùa bão lũ
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9