Tổng công ty Chè Việt Nam bị “tố” vi phạm quyền sở hữu trí tuệ thương hiệu chè Kim Anh
Công ty cổ phần chè Kim Anh vừa có văn bản tố cáo Tổng công ty Chè Việt Nam và Công ty cổ phần và Công ty cổ phần Vinatea Kim Anh, Công ty con của Tổng công ty Chè Việt Nam vi phạm quyền sở hữu trí tuệ nhãn hiệu chè Kim Anh.
Công ty cổ phần Chè Kim Anh là chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu “Kim Anh”, theo giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 40523 được Cục Sở hữu trí tuệ cấp ngày 01/04/2002. Theo giấy chứng nhận nêu trên, Công ty cổ phần Chè Kim Anh được bảo hộ đối với các nhóm sản phẩm/dịch vụ: Chè, cà phê; Nước giải khát và Kinh doanh nước giải khát; bán buôn; bán lẻ chè các loại.
Theo quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ chè Kim Anh có toàn quyền: Sử dụng, cho phép người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp; Ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp; Định đoạt đối tượng sở hữu công nghiệp.
Ông Phan Thanh Hồng, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Chè Kim Anh cho hay: Tổng công ty Chè Việt Nam - Công ty cổ phần và Công ty cổ phần Vinatea Kim Anh đã có hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu “Kim Anh” của Công ty chè Kim Anh.
Cụ thể, Công ty cổ phần Vinatea Kim Anh, Công ty con của Tổng công ty Chè Việt Nam đã có hành vi sử dụng dấu hiệu “Kim Anh” trong nhãn hiệu của Công ty chè Kim Anh để đặt tên riêng của doanh nghiệp.
Trong công văn số 02.22/CKM-CV về việc yêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp nhãn hiệu "Kim Anh" của Công ty Cổ phần Chè Kim Anh gửi cho Tổng công ty Chè Việt Nam, Công ty cổ phần Vinatea Kim Anh, ông Phan Thanh Hồng có viết, Công ty cổ phần Vinatea Kim Anh và Tổng công ty Chè Việt Nam - Công ty cổ phần đã sử dụng dấu hiệu “Kim Anh” trong nhãn hiệu của Công ty chè Kim Anh để phục vụ cho hoạt động thương mại, xúc tiến thương mại đối với các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ.
Bên cạnh đó, nhà máy sản xuất chè Công ty cổ phần Vinatea Kim Anh cũng được đặt ngay cạnh nhà máy sản xuất của Chè Kim Anh với bảng biển tên tương tự, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, gây ra sự nhầm lẫn cho người tiêu dùng và thiệt hại về doanh thu, uy tín của Chè Kim Anh.
Theo Điều 19 Nghị định 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 của Chính phủ hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp quy định: “Không được sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của tổ chức, cá nhân đã được bảo hộ để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp được sự chấp thuận của chủ sở hữu tên thương mại, nhãn hiệu đó. Trước khi đăng ký đặt tên doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp tham khảo các nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đã đăng ký và được lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu về nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý của cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp”.
Căn cứ khoản 1, Điều 129, Luật Sở hữu trí tuệ quy định hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu: “Các hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu: Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó”.
Khoản 1, Điều 11 Nghị định 105/2006/NĐ-CP quy định yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu: Yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu là dấu hiệu gắn trên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch, biển hiệu, phương tiện quảng cáo và các phương tiện kinh doanh khác, trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được bảo hộ.
Đại diện Công ty chè Kim Anh cho biết, việc Tổng công ty chè Việt Nam và Công ty cổ phần Vinatea Kim Anh tự ý sử dụng dấu hiệu “Kim Anh” mà không được sự chấp thuận của Chè Kim Anh xâm phạm nghiêm trọng đến quyền lợi của Chè Kim Anh (có kết luận của Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ kèm theo).
Căn cứ Điều 2 và Điều 11, Nghị định số 99/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, hành vi của Tổng công ty Chè Việt Nam và Công ty cổ phần Vinatea Kim Anh có thể bị xử phạt: Phạt tiền đến 500 triệu đồng; cá nhân, tổ chức vi phạm bị đình chỉ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa đến 3 tháng; Buộc thay đổi tên doanh nghiệp, loại bỏ yếu tố vi phạm trong tên doanh nghiệp; Buộc loại bỏ yếu tố xâm phạm ra khỏi hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch, biển hiệu, phương tiện quảng cáo và các phương tiện kinh doanh khác.
Căn cứ Điều 198.1 Luật Sở hữu trí tuệ, Công ty chè Kim Anh có quyền áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình: a) Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại; b) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; c) Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình”.
Từ các nội dung trình bày trên, Công ty chè Kim Anh yêu cầu Tổng công ty Chè Việt Nam và Công ty cổ phần Vinatea Kim Anh chấm dứt ngay mọi hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu của Chè Kim Anh bao gồm nhưng không giới hạn bởi các hành vi sử dụng dấu hiệu “Kim Anh” dưới bất kỳ hình thức nào, đồng thời loại bỏ tất cả thành phần chữ “Kim Anh” ra khỏi các trang thông tin điện tử, các phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch, nhãn hàng hóa, phương tiện quảng cáo và các phương tiện kinh doanh khác; Đổi tên doanh nghiệp loại bỏ dấu hiệu “Kim Anh”, thu hồi tất cả các sản phẩm có gắn dấu hiệu “Kim Anh”.
Trúc Mai
Tin mới
Washington quyết quay lưng với yêu cầu nào của Kiev?
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã trả lời “không” khi được hỏi liệu ông có quyết định cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa mà Washington cung cấp để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga hay không.
Điều kiện nào để cấp sổ đỏ cho đất không giấy tờ?
Luật Đất đai 2024 có nhiều điểm mới, một trong số đó là nới lỏng các điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các trường hợp đất không có giấy tờ. Đây là bước tiến quan trọng, giúp giải quyết các vấn đề tồn đọng liên quan đến đất đai.
Giá cao su hôm nay 23/9: Không có nhiều biến động
Giá cao su hôm nay 23/9 không có nhiều biến động, hiện giá mủ cao su nội địa giao dịch quanh ngưỡng 360-414 đồng/TSC.
Vũ khí đặc biệt của Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân là Tiếng súng reo
Tờ báo Tiếng súng reo là vũ khí đặc biệt của Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân cách đây 80 năm. Sự ra đời của tờ báo đã kịp thời phục vụ công tác tuyên truyền, giáo dục và huấn luyện bộ đội, góp phần nâng cao uy tín và vị thế của quân đội từ buổi sơ khai.
TP Lạng Sơn: Trên 600 vận động viên dự Giải việt dã "Bước chân gắn kết"
Vừa qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Lạng Sơn tổ chức giải việt dã "Bước chân gắn kết" mở rộng lần thứ III, năm 2024. Đây là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 78 năm Ngày thành lập công đoàn tỉnh Lạng Sơn và 22 năm Ngày thành lập thành phố Lạng Sơn.
VN-Index hôm nay: Nhà đầu tư mua vào cổ phiếu khi VN-Index vượt 1,250 điểm
Hôm nay, ngày 23/9, chuyên gia của KBSV vẫn nghiêng về một kịch bản tăng cho VN-Index khi xu hướng tăng điểm vẫn đang được bảo toàn. Nhà đầu tư mua vào cổ phiếu khi VN-Index vượt 1,250 điểm.
Câu chuyện thương hiệu
MobiFone Esports Unitour chính thức khởi động với tổng giải thưởng lên tới 70 triệu đồng
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM