Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng: Tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ sự nghiệp đổi mới

Phát triển kinh tế, xã hội 5 năm (2021 – 2025) và 10 năm (2021 – 2030) sao cho thật đúng, thật sát với tình hình thực tế đất nước và bối cảnh quốc tế, khu vực.

Tăng trưởng nhanh và bền vững

Sáng 7/10, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Khóa XII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì Hội nghị.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nêu rõ: Năm 2020 là năm cuối của nhiệm kỳ khóa XII và là năm sẽ diễn ra Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Vì vậy, nội dung chương trình Hội nghị Trung ương lần này có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành tốt các nhiệm vụ của năm 2019 - 2020 cũng như cả nhiệm kỳ và tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Báo cáo chính trị là văn kiện trung tâm của Đại hội, là căn cứ cơ bản để xây dựng các văn kiện khác. Cán bộ, đảng viên và nhân dân kỳ vọng Đại hội XIII của Đảng có được một Báo cáo chính trị xứng tầm, đề ra được những chủ trương, quyết sách đúng đắn để lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta tiếp tục đẩy mạnh toàn diện và đồng bộ sự nghiệp đổi mới vì một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh trong nhiệm kỳ tới và những năm tiếp theo.

Dự thảo Báo cáo chính trị đã được xây dựng, từng bước hoàn thiện, nâng cao, trên cơ sở tiếp thu, chắt lọc các kết quả nghiên cứu tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn qua 10 năm thực hiện Cương lĩnh 2011 và kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng; khảo sát thực tiễn và làm việc với 34 địa phương, ban, bộ, ngành; tổ chức nhiều cuộc hội thảo, tọa đàm lấy ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học, nhà quản lý; đặc biệt là ý kiến của các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào ngày 27/9 vừa qua.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đề nghị các đồng chí Trung ương nghiên cứu kỹ, thảo luận, cho ý kiến về dự thảo Báo cáo; tập trung vào các vấn đề lớn thuộc về nội dung nêu trong Tờ trình như: Đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và diện mạo đất nước sau 35 năm đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh, tập trung vào 10 năm gần đây; mục tiêu phát triển đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (100 năm thành lập Đảng) và đến năm 2045 (100 năm thành lập nước); định hướng tiếp tục đổi mới, phát triển các lĩnh vực trọng yếu; các nhiệm vụ trọng tâm, các khâu đột phá chiến lược; nhận thức và giải quyết các mối quan hệ lớn trong quá trình phát triển...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước yêu cầu phải đặc biệt chú ý những vấn đề lớn, những nội dung quan trọng về quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, những chủ trương, chính sách, biện pháp đổi mới quan trọng, có ý nghĩa chiến lược, có tính đột phá, khả thi cao và những vấn đề còn có ý kiến khác nhau. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh, cần kế thừa, bổ sung, phát triển các mục tiêu, quan điểm, chủ trương, chính sách, phương hướng, nhiệm vụ nào để tiếp tục đổi mới toàn diện, đồng bộ, phù hợp với thực tế trong nước và quốc tế nhằm tiếp tục xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; xây dựng, bảo vệ, phát triển đất nước ta nhanh, bền vững hơn trong thời gian tới.

Báo cáo 10 năm thực hiện Cương lĩnh 2011 là một trong những cơ sở quan trọng để xây dựng Báo cáo chính trị một cách bài bản, có hệ thống và tầm nhìn sâu rộng, xuyên suốt 35 năm đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh 1991 và định hướng xây dựng Đảng, xây dựng, bảo vệ, phát triển đất nước trong 5 - 10 năm tới, tầm nhìn đến năm 2045.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đề nghị Trung ương trong quá trình thảo luận cần chú ý những vấn đề mới, còn có ý kiến khác nhau để Bộ Chính trị nghiên cứu, tiếp thu, tiếp tục chỉ đạo hoàn thiện Báo cáo, làm tài liệu nghiên cứu, phục vụ quá trình chuẩn bị, tiến hành Đại hội Đảng bộ các cấp và Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Về dự thảo Báo cáo kinh tế - xã hội trình Đại hội XIII của Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh, đây là một báo cáo rất quan trọng, đi sâu vào lĩnh vực cơ bản, nhiệm vụ trung tâm của công cuộc đổi mới. Dự thảo Báo cáo đã được xây dựng trên cơ sở tổ chức nghiên cứu theo 42 nhóm chuyên đề; huy động sự tham gia rộng rãi, tích cực của các cơ quan, đơn vị trong nước và nước ngoài; tổ chức 7 hội nghị với đại diện lãnh đạo của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; trao đổi lấy ý kiến của các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các chuyên gia, các nhà khoa học...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đề nghị Trung ương căn cứ vào thực tế đất nước từ đầu nhiệm kỳ đến nay và kế hoạch 5 năm, Chiến lược 10 năm về phát triển kinh tế - xã hội, tập trung thảo luận, đánh giá một cách khách quan, khoa học tình hình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 và 10 năm 2011 - 2020 được đề ra tại hai kỳ Đại hội của Đảng; xác định rõ ràng, đúng đắn vị thế, động lực, nguồn lực của đất nước, sức mạnh của dân tộc trước khi bước vào nhiệm kỳ Kế hoạch 5 năm, Chiến lược 10 năm phát triển kinh tế - xã hội mới; chỉ rõ những nguyên nhân chủ quan, khách quan của những hạn chế, yếu kém và bài học kinh nghiệm được rút ra.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gợi mở, tăng trưởng nhanh nhưng phải bền vững, dựa trên nền tảng ổn định kinh tế vĩ mô; phát triển kinh tế phải gắn với phát triển văn hoá, xã hội, con người, bảo vệ môi trường một cách tương xứng, hài hòa; cần phải tập trung ưu tiên xây dựng, hoàn thiện có chất lượng, sát thực tế và tổ chức thực hiện thật nghiêm, thật tốt hệ thống luật pháp, chính sách.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước lưu ý, Báo cáo kinh tế - xã hội cần xác định phương hướng, quan điểm, mục tiêu, các đột phá chiến lược, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 và 10 năm 2021 - 2030 sao cho thật đúng, thật sát với tình hình thực tế đất nước và bối cảnh quốc tế, khu vực.

Thích ứng với những diễn biến và tác động mới

Về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2019 - 2020, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đề nghị xem xét, phân tích thật kỹ thực tế tình hình của các ngành, lĩnh vực, địa phương để thảo luận, đánh giá khách quan, toàn diện tình hình phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước 9 tháng đầu năm, dự báo cả năm 2019. Chỉ rõ những kết quả, thành tích nổi bật đã đạt được, những hạn chế, yếu kém còn tồn tại và nguyên nhân, đối chiếu với những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra…

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước yêu cầu phân tích, dự báo có căn cứ, cơ sở khoa học, tình hình thế giới và trong nước, từ đó xác định sát hợp mục tiêu tổng quát, dự kiến các chỉ tiêu chủ yếu, cơ bản, quan trọng nhất cho năm 2020, các chính sách, biện pháp phù hợp, có tính khả thi cao, nhất là các chính sách, biện pháp đột phá để thích ứng với những diễn biến và tác động mới của tình hình thế giới, khu vực đối với kinh tế - xã hội nước ta trong năm 2020.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh, cần chú ý đến những chính sách, biện pháp nhằm khắc phục hạn chế, yếu kém còn tồn tại, đặc biệt là trong giải ngân vốn đầu tư công và triển khai xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng quan trọng; đổi mới, sắp xếp lại và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước; quản lý nhà nước về văn hóa, xã hội, nghệ thuật, tôn giáo, tín ngưỡng, thông tin, truyền thông; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; cải cách hành chính; bảo vệ tài nguyên môi trường, quản lý, sử dụng đất đai, tài sản công...

Về dự thảo Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện công tác xây dựng Đảng, thi hành Điều lệ Đảng nhiệm kỳ Khóa XII, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nêu rõ: “Đây là báo cáo chuyên đề rất quan trọng của mỗi kỳ Đại hội, liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ then chốt của Đảng.” Dự thảo Báo cáo đã được Tiểu ban Điều lệ Đảng chuẩn bị công phu, nghiêm túc trên cơ sở nghiên cứu, tổng hợp, phân tích, chắt lọc báo cáo tổng kết của 68/68 tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy và 70 đảng đoàn, ban cán sự đảng trực thuộc Trung ương; 35 báo cáo chuyên đề; kết quả nghiên cứu, khảo sát tại 16 địa phương, cơ quan, đơn vị; 8 cuộc hội thảo của đại diện cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương; xin ý kiến trực tiếp của một số đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các chuyên gia, nhà khoa học.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đề nghị Trung ương thảo luận, cho ý kiến đánh giá kết quả đã đạt được; những hạn chế, vướng mắc trong công tác xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng; những đề xuất về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp xây dựng Đảng nhiệm kỳ Khóa XIII; những kiến nghị của các cấp ủy, tổ chức đảng về bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đảng. Trong đó, chú ý phân tích, chỉ rõ những nhiệm vụ, giải pháp đề ra đã sát thực tế, có tính khả thi, đúng trọng tâm, trọng điểm hay chưa, cần tập trung ưu tiên thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp gì; những hạn chế, vướng mắc nào do khâu tổ chức thực hiện chưa tốt, hướng dẫn chưa rõ; những hạn chế, vướng mắc nào do quy định của Điều lệ Đảng, mức độ đến đâu, đã cần phải bổ sung, sửa đổi Điều lệ chưa, hay chỉ cần điều chỉnh bằng quy định, hướng dẫn của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đề nghị các đồng chí Trung ương và các đồng chí tham dự Hội nghị phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân và đất nước, tập trung trí tuệ nghiên cứu, thảo luận kỹ lưỡng, cho ý kiến để tiếp tục hoàn thiện các dự thảo báo cáo và xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng khác trong chương trình của kỳ họp.

 PV

Bài liên quan

Tin mới

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT thăm, động viên và hỗ trợ ngành Giáo dục Yên Bái sau bão số 3
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT thăm, động viên và hỗ trợ ngành Giáo dục Yên Bái sau bão số 3

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Kim Chi cùng đoàn công tác Bộ GD&ĐT, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã về thăm, động viên ngành Giáo dục Yên Bái vào chiều 14/9.

Ngành giáo dục Lạng Sơn cần đặc biệt quan tâm đến công tác vệ sinh, khử khuẩn trường học sau bão lũ
Ngành giáo dục Lạng Sơn cần đặc biệt quan tâm đến công tác vệ sinh, khử khuẩn trường học sau bão lũ

Đây là một trong những chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng tại cuộc kiểm tra, hỗ trợ ngành giáo dục đào tạo tỉnh Lạng Sơn khắc phục hậu quả bão số 3 ngày 15/9/2024.

Dự kiến, toàn bộ học sinh Yên Bái sẽ trở lại trường vào ngày 18/9
Dự kiến, toàn bộ học sinh Yên Bái sẽ trở lại trường vào ngày 18/9

Theo Phó Chủ tịch tỉnh Yên Bái Vũ Thị Hiền Hạnh, cố gắng ngày 16/9 sẽ đưa học sinh đi học để đảm bảo thời gian năm học. Trường nào rất nặng dự kiến sẽ cho học sinh đi học từ ngày 18/9.

Vùng Cảnh sát Biển 3 tổ chức thành công đợt diễn tập chiến thuật vòng tổng hợp và bắn đạn thật
Vùng Cảnh sát Biển 3 tổ chức thành công đợt diễn tập chiến thuật vòng tổng hợp và bắn đạn thật

Bộ Tư lệnh (BTL) Vùng Cảnh sát Biển 3 đã tổ chức hội nghị rút kinh nghiệm diễn tập chiến thuật vòng tổng hợp và bắn đạn thật trên biển năm 2024.

Giá lúa gạo hôm nay 15/9: Đồng loạt đi ngang
Giá lúa gạo hôm nay 15/9: Đồng loạt đi ngang

Ghi nhận giá lúa gạo hôm nay (15/9) tại thị trường trong nước duy trì ổn định sau phiên điều chỉnh tăng. Thị trường giao dịch chậm.

Ông Trump và bà Harris "đối đầu" - giá vàng lên cao kỷ lục
Ông Trump và bà Harris "đối đầu" - giá vàng lên cao kỷ lục

Trong tuần qua, giá vàng quốc tế đã lập kỷ lục mới khi tăng lên trên 2.580 USD/ounce, thu hút sự chú ý của thị trường. Bên cạnh đó, tin tức về màn đối đầu chính thức đầu tiên của ông Donald Trump và bà Kamala Harris, cũng được dư luận quan tâm, cũng như các tin tức khác về việc ECB cắt giảm lãi suất hay Apple ra mắt iPhone 16.