TNG: Chia sẻ kinh nghiệm phục hồi sức khỏe doanh nghiệp
Mặc dù bị ảnh hưởng do dịch bệnh Covid-19, nhưng doanh nghiệp ngành may mặc đã xoay chuyển tình thế, hóa giải rủi ro, đưa công ty phát triển an toàn trong tình hình mới.
Năm 2021 dịch bệnh Covid-19 quay trở lại khiến nền kinh tế nói chung và ngành dệt may nói riêng đều bị ảnh hưởng nặng nề. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp dệt may đã nhanh chóng xoay chuyển tình thế, chuyển đổi rủi ro, đưa doanh nghiệp phát triển an toàn trong tình hình mới. Điển hình trong nhóm doanh nghiệp, duy trì được ngành lõi, mở rộng ngành nghề kinh doanh phải kể đến công ty TNG - Một doanh nghiệp có doanh thu vượt kế hoạch đề ra trong 3 năm liền bị tác động từ Covid-19. Để nghe những chia sẻ duy trì phục hồi kinh doanh, hóa giải khó khăn trong thời kỳ dịch bệnh, Thương hiệu và Công luận đã có cuộc trao đổi với Ông Nguyễn Văn Thời – Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư và Thương mại TNG xung quanh vấn đề này.
Thưa ông, Năm 2021 là một năm nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề nhất do dịch bệnh Covid - 19 quay trở lại, với TNG, doanh nghiệp có nằm ngoài hệ lụy này không, thưa ông?
Từ đầu quý III đến nay là thời gian cực kỳ khó khăn cho các doanh nghiệp dệt may với diễn biến vô cùng phức tạp và kéo dài của dịch Covid-19 tại TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam khiến doanh nghiệp đối mặt với hàng loạt thách thức như: Đóng cửa, ngừng sản xuất, sản xuất cầm chừng, không thực hiện được đơn hàng, phải giao hàng chậm, giao hàng bằng máy bay hoặc bị hủy đơn hàng gây đứt gãy chuỗi cung ứng. Tuy vậy, các nhà máy của TNG tập trung tại tỉnh Thái Nguyên - địa phương ít bị ảnh hưởng bởi giãn cách xã hội nên hoạt động của Công ty ổn định hơn, đồng thời công ty hưởng lợi từ xu hướng dịch chuyển các đơn hàng dệt may về các nhà máy sản xuất tại miền Bắc khi các doanh nghiệp phía Nam gặp khó khăn do dịch Covid-19, nên trong năm qua TNG đạt được một số thành công như sau:
Về doanh thu và lợi nhuận: Lũy kế 11 tháng đầu năm TNG đạt doanh thu 4.976,6 tỷ đồng, tăng 18,2% so với cùng kỳ năm trước; còn lợi nhuận sau thuế tăng 38,5%, với 213,9 tỷ đồng. Như vậy, so với kế hoạch được Đại hội đồng cổ đông thông qua cho năm 2021, Công ty đã hoàn thành kế hoạch doanh thu và vượt 22% kế hoạch lợi nhuận sau 11 tháng.
Về nguồn nhân lực, TNG đảm bảo ổn định công ăn việc làm cho hơn 15.000 lao động với mức lương bình quân là 8,3 triệu đồng/người/tháng, tăng 10% so với năm 2020. Có thể nói dù trong khó khăn nhưng TNG vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng, bảo đảm cuộc sống cho hàng nghìn lao động.
Trong bối cảnh ngành dệt may trong nước và thế giới được dự báo có xu hướng phục hồi sau đại dịch, với triển vọng khả quan, thì TNG đã chuẩn bị những kế hoạch nào cho năm 2022?
Trong năm 2021 TNG đã đưa vào vận hành các nhà máy mới để gia tăng công suất cũng như đa dạng hóa sản phẩm. Trong đó có nhà máy Võ Nhai 2 được đưa vào hoạt động từ 7/2021 với 20 chuyền may; tiếp đó là dây chuyền bông số 03 hoạt động từ 8/2021 và nhà máy Phú Bình mở rộng hoạt động từ 11/2021 với 22 chuyền may sản xuất sản phẩm lều trại. Ngoài ra còn có nhà máy Sông Công mở rộng hoạt động bắt đầu từ 12/2021 với 22 chuyền may sản xuất găng tay với tổng giá trị đầu tư các dự án này lên đến 480 tỷ đồng, nâng công suất của TNG tăng lên khoảng 30% so với trước đó.
Bên cạnh đó, trong các năm từ 2022 - 2023, các nhà máy mới như Đồng Hỷ 2 và Đại Từ 2 cũng dự kiến đưa vào hoạt động với thêm 42 chuyền may mới.
Không dừng lại ở đó, TNG vẫn đang tích cực đa dạng hóa các dòng sản phẩm khác như: Lều, găng tay, balo... nhằm phục vụ nhu cầu cấp thiết của thị trường. Về đơn hàng TNG tập trung khai thác các khách hàng FOB, ODM và khai thác thêm các kênh bán hàng Online qua Amazon, Alibaba ….
Không chỉ có thời trang may mặc, TNG đã thực hiện chiến lược lấn sân sang các mảng khác như xây dựng bất động sản, bất động sản khu công nghiệp, vậy dòng tiền sẽ được TNG phân bổ và điều chỉnh như thế nào, thưa ông?
Theo Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, thị trường bất động sản Thái Nguyên đã và đang có tốc độ tăng trưởng khá nhanh, bình quân khoảng 15% một năm. Nhận thấy tiềm năng và cơ hội của thị trường bất động sản Thái Nguyên, trong những năm gần đây ngoài ngành nghề cốt lõi là may mặc, TNG bắt đầu chuyển sang lĩnh vực Bất động sản với các phân khúc như: đất công nghiệp, căn hộ chung cư, đất ở.
Với 02 dự án đã và đang triển khai là Tòa nhà Village 1 và Cụm công nghiệp Sơn Cẩm, hiện TNG dùng vốn có sẵn để đầu tư và tiến độ cũng đang gấp rút hoàn thành.
Bên cạnh đó, với các dự án BĐS mới TNG sẽ thu xếp vốn cho từng dự án như: đồng hành cùng các Ngân hàng, phát hành trái phiếu riêng lẻ cho từng dự án, hoặc hợp tác liên doanh liên kết với các công ty khác...
Với khả năng ổn định tài chính, mục tiêu trong năm 2022 công ty sẽ mở bán và lấp đầy Cụm công nghiệp Sơn Cẩm, ngoài ra tiếp tục triển khai đầu tư dự án TNG Village 2, Khu đô thị Đại Thắng, Khu đô thị Hồng Tiến, Tòa nhà TNG Landmark...
Được biết TNG vừa được vinh danh trong Top những doanh nghiệp chuyển đổi số (CĐS) xuất sắc nhất, vậy ông có thể chia sẻ thêm về những mong muốn để đón nhận CĐS đến với TNG một cách toàn diện hơn?
Trong công tác quản trị: Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp tối ưu hóa được quy trình quản trị, quy trình điều hành sản xuất; tăng hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời giảm thiểu các rủi ro, dự báo các nguy cơ về chất lượng nhân sự, về nguyên vật liệu đầu vào chuẩn bị cho sản xuất, bán hàng và quản trị tài chính, thích ứng nhanh với các thay đổi của thị trường.
Trong công tác điều hành: Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp có dữ liệu phân tích theo thời gian thực hỗ trợ Ban lãnh đạo đưa ra được các quyết định nhanh chóng kịp thời trong quá trình điều hành sản xuất; ngoài ra giúp tăng năng suất lao động, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả làm việc của nhân viên.
Tuy nhiên, chuyển đổi số ở TNG chỉ mới đạt được ở cấp độ trong nội bộ doanh nghiệp vì vậy cần có 1 hệ sinh thái số các doanh nghiệp trong nước để liên kết với nhau và tiếp đến là kết nối với hệ sinh thái với các nước trên thế giới để doanh nghiệp như TNG có thể khai thác tối ưu dữ liệu lớn (Big Data) sẵn có của các doanh nghiệp nhằm khai thác hiệu quả hơn dữ liệu có sẵn trong chuỗi cung ứng.
Xin cảm ơn ông!
Cao Huyền
Tin mới
Thời tiết ngày 22/9: Không khí lạnh tràn về, Bắc Trung Bộ mưa “trắng trời”
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng sớm 22/9, gió mùa Đông Bắc mang không khí lạnh ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến hầu hết khu vực phía Tây Bắc Bộ và một số nơi ở Bắc Trung Bộ.
Giá heo hơi hôm nay 22/9: Tuần qua duy trì đà tăng mạnh tại cả ba miền
Giá heo hơi tuần qua duy trì đà tăng mạnh tại cả ba miền, trong đó, khu vực miền Bắc đang giao dịch cao nhất cả nước. Hiện tại, giá khảo sát trên toàn quốc dao động trong khoảng 63.000 - 70.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 22/9: Vàng nhẫn tăng nhẹ hơn 100,000 đồng, vàng thế giới tăng mạnh bỏ xa mức 2,600 USD/Ounce
Giá vàng nhẫn 9999 tiếp tục tăng nhẹ hơn 100,000 đồng, theo đà tăng của giá vàng thế giới. Hiện tại, vàng thế giới tăng mạnh bỏ xa mức 2,600 USD/Ounce.
Giá xăng dầu hôm nay 22/9: Tuần tăng hơn 4%
Giá xăng dầu hôm nay 22/9, tính hết tuần này, cả 2 mặt hàng dầu chuẩn WTI và Brent đều tăng hơn 4%.
Giá cà phê hôm nay 22/9: Thị trường trong nước đồng loạt giảm mạnh hơn 2,000 đồng/kg
Giá cà phê hôm nay 22/9 trong khoảng 119,500 - 120,000 đồng/kg, đồng loạt giảm mạnh hơn 2,000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay 22/9: Trong nước tăng giảm trái chiều, giá tiêu cao nhất 151,000 đồng/kg
Giá tiêu hôm nay 22/9 trong khoảng 150,000 - 151,000 đồng/kg, thị trường trong nước tăng giảm trái chiều 1,000 đồng/kg tại các địa phương. Giá tiêu thế giới không thay đổi so với hôm qua.
Câu chuyện thương hiệu
MobiFone Esports Unitour chính thức khởi động với tổng giải thưởng lên tới 70 triệu đồng
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM