Thương mại điện tử trong nước sẽ mở rộng chủng loại hàng hóa thiết yếu
Việt Nam hiện được đánh giá là một trong những thị trường thương mại điện tử phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á, chỉ xếp sau Indonesia. Với 68 triệu người dùng Internet trên tổng số 97 triệu dân là động cơ thúc đẩy mảng thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ.
Tuy nhiên, thương mại điện tử đang chủ yếu tập trung vào các ngành có giá trị cao, tần suất thấp như: thời trang, làm đẹp, điện tử, sách báo, nội thất, gia dụng, trong đó thực phẩm và chăm sóc cá nhân có tới 99% sản phẩm không phải tươi sống, tần suất mua hàng không thường xuyên. Nhưng xu hướng tiêu dùng hiện đại sẽ thay đổi, cùng với sự kích hoạt của dịch Covid, người tiêu dùng có nhu cầu thường xuyên sử dụng thương mại điện tử cho việc mua sắm các nhu yếu phẩm hàng ngày, bao gồm cả hàng tươi sống. Bài toán này đặt ra cho các nhà bán lẻ hiện đại biết tích hợp mô hình kinh doanh O2O.
Mua sắm trực tuyến – Lĩnh vực đầu tư sôi động của các nhà đầu tư nội và ngoại
Báo cáo Thương mại điện tử Đông Nam Á 2020 của Google, Temasek và Bain & Company cho biết thương mại điện tử Việt Nam năm 2020 tăng 16% và đạt quy mô trên 14 tỷ USD. Đây là mức tăng cao của khu vực trong bối cảnh tác động mạnh mẽ của dịch COVID-19. Dự đoán tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2020-2025 là 29% và tới năm 2025 quy mô thương mại điện tử nước ta đạt 52 tỷ USD. Nhắc đến cuộc đua dành thị phần thương mại điện tử ở Việt Nam, không thể không nhắc tới những ông lớn như: Shopee, Tiki, Lazada. Đây là các trang thương mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam, hàng hóa đa dạng.
Bên cạnh các nhà đầu tư trong nước, sân chơi thương mại điện tử hiện nay tại Việt Nam đều có sự góp mặt của các nhà đầu tư ngoại tầm cỡ. Shopee nhận vốn đầu tư 50 triệu USD của Công ty SEA (Singapore) – Công ty có tới 40% cổ phần của Tencent (công ty công nghệ của Trung Quốc). Sendo cũng có tới 16 cổ đông ngoại sở hữu hơn 65% cổ phần. Nhà đầu tư trong nước nắm gần 35% Sendo, trong khi 16 cổ đông ngoại sở hữu hơn 65% cổ phần. Lazada có cổ đông kiểm soát là Alibaba. Điều này thêm một lần nữa cho thấy sự sôi động của thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung sẽ thúc đẩy kinh tế khu vực.
Khảo sát của HBR cũng chỉ ra 73% trong số 46.000 người tiêu dùng đánh giá cao trải nghiệm đa kênh của cửa hàng online. Vì vậy, chuỗi đa kênh trực tuyến đóng vai trò rất quan trọng với thị trường bán lẻ hiện đại. Không chỉ mở rộng kênh bán hàng, các sản phẩm tham gia thương mại điện tử cũng ngày càng trở nên đa dạng, phong phú hơn. Trong bối cảnh dịch Covid bùng phát đã cho thấy nhu cầu ngày càng tăng mua sắm nhu yếu phẩm, có tần suất sử dụng mỗi ngày như thực phẩm, đồ uống. Nhưng mặt hàng này chỉ chiếm 2% ở kênh mua sắm trực tuyến.
Việc tạo thói quen mua sắm nhu yếu phẩm với tần suất hàng ngày sẽ góp phần đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa ngành bán lẻ Việt Nam. Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2021 của Masan Group – Tập đoàn Tiêu dùng-Bán lẻ hàng đầu Việt Nam, ông Danny Le,Tổng giám đốc Tập đoàn này cho rằng: “Để thúc đẩy việc mua sắmonline, cần tập trung vào phục vụ các sản phẩm thiết yếu – những sản phẩm mà người tiêu dùng có nhu cầu sử dụng hằng ngày. Nhu yếu phẩm hiện chiếm 50% thị trường bán lẻ Việt Nam và 25% chi tiêu tiêu dùng của người Việt. Đây là điều Masan đang hướng đến”.
Doanh nghiệp bán lẻ Việt với sự am hiểu thị trường và khách hàng, nếu biết tích hợp online và offline, bắt tay với các ông lớn có sẵn nền tảng để gia tăng trải nghiệm, tăng số lượng người dùng, chắc chắn sẽ như “hổ mọc thêm cánh” trong lĩnh vực thương mại điện tử.
Lối đi nào cho doanh nghiệp bán lẻ trong nước?
Người mua đã có nhiều lựa chọn và họ cũng đòi hỏi người bán xuất hiện tại nhiều kênh bán để tối đa hóa nhu cầu của người tiêu dùng. Bán hàng đa kênh O2O sẽ góp phần bổ trợ lẫn nhau nếu doanh nghiệp bán lẻ biết tích hợp hiệu quả. Hãy nhìn vào mô hình Walmart - một công ty bán lẻ đa quốc gia của Mỹ, vận hành chuỗi các đại siêu thị và cửa hàng bách hóa (mô hình bán lẻ offline). Với hơn 5.000 cửa hàng khắp cả nước, Walmart đạt doanh thu 500 tỷ USD mỗi năm, phục vụ 150 triệu người tiêu dùng.
Từ mô hình các cửa hàng hiện hữu (offline) đạt lợi nhuận, Walmart đã lấn sân sang lĩnh vực bán lẻ online. Năm 2018, Walmart đã mua cổ phần chi phối tại Flipkart, hãng bán lẻ trực tuyến lớn nhất của Ấn Độ. Theo đó, Walmart sẽ đầu tư 16 tỷ USD để thâu tóm 77% cổ phần tại Tập đoàn Flipkart. Qua giao dịch này, Walmart đã thâm nhập thị trường thương mại điện tử Ấn Độ - được Morgan Stanley định giá khoảng 200 tỷ USD. Đồng thời, việc thâu tóm Flipkart cũng tạo thêm sức mạnh để Walmart cạnh tranh trên sân chơi thương mại điện tử toàn cầu.
Tại Việt Nam, mô hình của Công ty The CrownX (thành viên của Masan) khá tương đồng với Walmart. The CrownX có thế mạnh sẵn có là hệ thống bán lẻ offline lớn nhất cả nước (gần 2.500 điểm bán VinMart/VinMart+ kết hợp với mối quan hệ hợp tác của MCH với 300.000 điểm bán lẻ truyền thống). Thành công ở kênh bán hàng hiện đại giúp The CrownX hướng tới thiết lập nền tảng Point of Life (Tất cả trong một) cho các nhu cầu thiết yếu hàng ngày. Tận dụng lợi thế hạ tầng bán lẻ hiện có để tới gần khách hàng hơn, tiết kiệm thời gian, chi phí cho dịch vụ chuyển phát chặng cuối và hoàn tất đơn hàng.
Đối với thương mại điện tử, sự không hài lòng trong trải nghiệm giao hàng là một điều khá phổ biến. Theo nghiên cứu của iPrice và Parcel Performance, có đến 34,1% người dùng thương mại điện tử trong khu vực vẫn chưa hài lòng với chất lượng dịch vụ chuyển phát bưu kiện mà họ nhận được. Tại Việt Nam, các nghiên cứu cho thấy trung bình phải mất 5-6 ngày sản phẩm mới được chuyển phát đến tận tay người mua, tốc độ giao dịch chậm thứ hai trong khu vực. Điều này sẽ được khắc phục với một doanh nghiệp bán lẻ sở hữu cả 2 nền tảng offline và online.
Hà Anh
Tin mới
Ông Mario Draghi: Châu Âu cần thêm 800 tỷ Euro mỗi năm để giải cứu kinh tế
Trong báo cáo dài 400 trang trình bày tại Brussels, Bỉ, ông Mario Draghi, cựu Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) kêu gọi một khoản đầu tư khổng lồ trị giá 800 tỷ Euro, tương đương 883,3 tỷ USD, mỗi năm để giải cứu kinh tế khu vực.
Hà Nội: Lũ trên các sông tiếp tục lên
Đài Khí tượng thủy văn khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ dự báo, từ nay đến ngày 11/9, Hà Nội và các tỉnh, thành phố miền bắc tiếp tục mưa to đến rất to, gia tăng thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt...
Bộ GD&ĐT yêu cầu in bổ sung sách giáo khoa cho học sinh sau bão số 3
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa yêu cầu Sở GD&ĐT các tỉnh, thành phố và các nhà xuất bản, tổ chức biên soạn, phát hành sách giáo khoa về việc cung ứng sách giáo khoa cho các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3.
VinaPhone nhanh chóng đảm bảo liên lạc sau bão Yagi
Cơn bão số 3 đi qua để lại hậu quả nặng nề cho các tỉnh phía Bắc, trong đó mạng lưới viễn thông cũng bị gián đoạn. Bằng sự nỗ lực của toàn bộ Tập đoàn VNPT, phần lớn trạm phát sóng bị ảnh hưởng trong bão đã được nhanh chóng khôi phục nhằm duy trì và hỗ trợ liên lạc cho các cấp chính quyền và người dân.
Hà Nội ban hành công điện hỏa tốc ứng phó với lũ lớn trên các sông
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký, ban hành công văn hỏa tốc việc tập trung ứng phó lũ lớn trên các tuyến sông sau bão số 3 Yagi.
Ngày 13/9, ngân hàng tiếp tục bán đấu giá 2 biệt thự ở Khu đô thị Ciputra Hà Nội
Agribank Chi nhánh Tràng An tiếp tục thông báo bán đấu giá tài sản bảo đảm là hai ngôi biệt thự tại KĐT Ciputra thuộc sở hữu của ông Chu Văn An (SN 1975). Cả hai tài sản này dự kiến được đấu giá vào hồi 10h ngày 13/9.
Câu chuyện thương hiệu
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới
Bình Điền xuất khẩu phân bón NPK Đầu Trâu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho nông dân Lào
Thuơng hiệu Than Hà Lầm với công tác bảo vệ môi trường
Hành trình phát triển thương hiệu của Công ty TNHH Dược phẩm và Trang thiết bị Y tế Hoàng Đức
Thế giới số sẽ chia cổ tức 5% bằng tiền mặt và 30% bằng cổ phiếu
Vietsovpetro góp phần quan trọng vào sự phát triển của ngành Dầu khí Việt Nam