Thực hiện tốt ba động lực, Việt Nam sẽ đạt tăng trưởng GDP 6-6,5% năm 2022
Đó là nhận định của ông Jacques Morisset, chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam.
Ông Jacques Morisset chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam đánh giá mục tiêu đưa tăng trưởng GDP của Việt Nam về mức 6-6,5% như đã được đề ra trong kỳ họp Quốc hội mới đây là hoàn toàn khả thi nếu Việt Nam đáp ứng được hai điều kiện.
Điều kiện đầu tiên là kiểm soát tốt đại dịch Covid-19. Mặc dù đây không phải nhiệm vụ dễ dàng. Điều kiện thứ hai là cải thiện cán cân cung-cầu. Chính phủ Việt Nam đã triển khai rất hiệu quả việc khôi phục các khu vực sản xuất, xuất khẩu và đã đạt được những kết quả ấn tượng. Do vậy, có thể nói phía cung đã phát đi những tín hiệu tích cực và vấn đề đang nằm ở phía cầu.
Nhận định về triển vọng kinh tế Việt Nam trong thời gian tới, chuyên gia Morisset chỉ ra ba động lực tăng trưởng mới. Đầu tiên là động lực tăng trưởng trong lĩnh vực xuất khẩu. Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu phụ thuộc vào các quốc gia trên thế giới và vào nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vì 80% doanh nghiệp xuất khẩu tại Việt Nam đều là doanh nghiệp có vốn FDI.
Sự xuất hiện của đại dịch Covid-19 cũng đã gián tiếp khiến Việt Nam trở thành một trong những điểm đến đáng tin cậy của nhiều doanh nghiệp lớn với mục tiêu đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Bởi vậy có thể nói Việt Nam đang tận dụng tốt xu hướng đa dạng hóa này để tiếp tục nâng cao lợi thế cạnh tranh của mình.
Việt Nam có thể tận dụng cơ hội từ kinh tế xanh. Việt Nam là một trong những quốc gia chịu tác động lớn của biến đổi khí hậu song Việt Nam cũng có thể tận dụng chính cơ hội này.
Động lực tăng trưởng thứ ba là nhu cầu trong nước. Khi Việt Nam trở thành nước có thu nhập cao hơn và có tầng lớp trung lưu ngày càng lớn mạnh, nhu cầu trong nước sẽ được thúc đẩy. Chuyên gia Morisset nhấn mạnh, yếu tố này sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế.
Q.N (t/h)
Tin mới
Xuất khẩu rau quả tăng mạnh
Hiệp hội Rau quả Việt Nam vừa công bố kim ngạch xuất khẩu rau quả đang ở mức cao nhất từ trước đến nay, với sầu riêng là sản phẩm chủ lực, đạt giá trị 2,5 tỷ USD. Các loại trái cây khác như thanh long, chuối, mít và xoài cũng đóng góp đáng kể vào tăng trưởng xuất khẩu.
Bộ Công Thương: Ban hành Công điện nhằm chủ động ứng phó ảnh hưởng cơn bão số 4
Ngày 20/9/2024, Bộ Công Thương ban hành Công điện về việc chủ động chuẩn bị dự trữ, cung ứng hàng hóa thiết yếu ứng phó ảnh hưởng cơn bão số 4 (Soulik) năm 2024.
Bất động sản đang có nhiều tín hiệu tích cực
Theo các chuyên gia, thị trường bất động sản đang cho thấy dấu hiệu hồi phục với mức độ quan tâm đến bất động sản tăng lên rõ rệt so với các quý trước.
Bình Định: Các nữ chủ doanh nghiệp được đào tạo về thương mại điện tử
Tại TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định vừa diễn ra “Khóa đào tạo Thương mại điện tử (TMĐT) và Chiến lược xây dựng thương hiệu số (THS) cho doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ”. Gần 50 học viên là các nữ chủ DN được trang bị những kiến thức, kỹ năng về TMĐT và xây dựng THS…
Bộ Nội vụ đồng ý nghỉ Tết 9 ngày, nghỉ lễ 30/4 và 1/5 kéo dài 5 ngày
Bộ Nội vụ thống nhất với phương án nghỉ tết Nguyên đán Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất. Thời gian nghỉ kéo dài 9 ngày, từ ngày 26 tháng Chạp đến hết mùng 5 tháng Giêng.
Quảng Bình trao Giấy chứng nhận cho 52 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024
Ngày 19/9, Sở Công Thương tỉnh Quảng Bình vừa tổ chức hội nghị nhằm tôn vinh và trao Giấy chứng nhận cho các sản phẩm công nghiệp nông thôn (CNNT) tiêu biểu năm 2024.
Câu chuyện thương hiệu
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM
MobiFone trao tặng hàng trăm phần quà tận tay người lao động, hỗ trợ dạy học trực tuyến mùa bão lũ