Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thừa Thiên Huế trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương - niềm tin nội lực- Kỳ 2- Tăng trưởng từ nội lực

Tháng 7/2023, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ vào thăm và làm việc với Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế đã nhận xét “Với nhiều tiềm năng khác biệt, lợi thế so sánh, cơ hội nổi trội, Thừa Thiên Huế hội tụ đủ các điều kiện để phát triển nhanh và bền vững hướng tới trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị".

Thừa Thiên Huế xúc tiến đầu tư ở Nhật Bản
Thừa Thiên Huế xúc tiến đầu tư ở Nhật Bản

Không như một số địa phương khác kêu gọi đầu tư bằng mọi giá, Thừa Thiên Huế đã chọn hướng đi “Đô thị di sản” thu hút đầu tư Xanh- Sạch- Sáng. Với hướng đi như vậy, tiêu chí “Thành phố xanh” “Xứ sở của hạnh phúc” đã dần dần được các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài xác định khi đến với Thừa Thiên Huế, chọn Huế là điểm khởi nghiệp của các nhà đầu tư thời đại cách mạng công nghiệp mới 4.0; đó là công nghiệp sạch, các ngành dịch vụ, du lịch và nông nghiệp công nghiệp cao; trung tâm y tế chuyên sâu, trung tâm logistic; phát triển hạ tầng các khu công nghiệp, khu đô thị, hạ tầng cảng biển…

Theo báo cáo của Đoàn giám sát HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2017 – 2022 trên địa bàn tỉnh có 259 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 86.000 tỷ đồng được cấp quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Trong đó có 36 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đăng ký đầu tư khoảng 19.316 tỷ đồng, chiếm 22,4% tổng vốn đăng ký.

Gần nhất, năm 2023, có 27 dự án với tổng mức đầu tư gần 10.000 tỷ đồng được Thừa Thiên Huế chấp thuận chủ trương đầu tư  và 14 dự án, hơn 5000 tỷ đồng được thực hiện. Trong đó 12 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 141,8 triệu USD (tương đương 3.391 tỷ đồng), có 3 nhà đầu tư khác được lựa chọn qua kết quả đấu giá với tổng nguồn vốn khoảng 351,678 tỷ đồng… Có thể điểm mặt một số dự án lớn như Nhà máy chế biến cát thạch anh công nghệ cao Creanza (Ý) vốn đầu tư 91.111.000 USD; Dự án nhà máy sản xuất keo, chất kết dính và sản phẩm làm từ nhựa Okura Việt Nam (Nhật Bản) vốn đầu tư 12.500.000 USD…  

Đặc biệt, hàng loạt dự án, công trình được khởi công, hoặc đưa vào hoạt động như Kim Long Motors Huế, vốn đầu tư giai đoạn 13.330 tỷ đồng với công suất lắp ráp khoảng 16.000 xe ô tô khách các loại/năm; Trung tâm Thương mại Aeon Mall, với số vốn đăng ký 169,67 triệu USD (Khởi công tháng 01/2023 dự kiến đưa vào hoạt động quí 4/2024); Dự án hạ tầng Khu công nghiệp (KCN) Gilimex; dự án đê chắn sóng Cảng Chân Mây giai đoạn 2; dự án tuyến đường bộ ven biển qua tỉnh Thừa Thiên Huế và cầu qua cửa Thuận An; Nhà ga T2 Cảng Hàng không Quốc tế Phú Bài, Cao tốc Cam Lộ - La Sơn...

Lũy tiến đến nay trên địa bàn tỉnh có 126 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, với tổng vốn đầu tư đăng ký là 4,5 tỷ USD.

Tự nội lực, nhằm thu hút các nhà đầu tư, thu hút các DN, nguồn hàng đến với Huế, HĐND tỉnh đã ban hành nghị quyết “Quy định chính sách hỗ trợ các hãng tàu biển mở tuyến vận chuyển container và các đối tượng có hàng hóa vận chuyển bằng container đi, đến cảng Chân Mây”, đã mở toang con đường phát triển vận tải biển, bắt đầu từ Cảng Chân Mây. Chưa dừng lại đó, UBND tỉnh còn quyết định thành lập 04 tổ công tác gỡ vướng mắc cho DN, tăng cường đối thoại trực tuyến và trực tiếp với người dân, DN. Chính từ đó tạo niềm tin cho khối doanh nghiệp, chỉ tính riêng năm 2023, khi nền kinh tế cả nước đang có dấu hiệu giảm phát thì doanh thu khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài của Thừa Thiên Huế ước đạt hơn 1,4 tỷ USD, đóng góp trên 10% GRDP toàn tỉnh, nộp ngân sách ước đạt 4.370 tỷ đồng, tăng 26,2% so với cùng kỳ; chiếm tỷ trọng 38,5% trong tổng thu ngân sách toàn tỉnh, góp phần nâng tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2023 của Thừa Thiên Huế ước đạt 7,03%, GRDP bình quân đầu người ước đạt 62,6 triệu đồng (2.665 USD/người), tăng 9,5% so cùng kỳ; thu ngân sách nhà nước của ước đạt 11.000 tỷ đồng, vượt 10,8% dự toán; tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 31.000 tỷ đồng, tăng 12% so cùng kỳ; kim ngạch xuất khẩu ước đạt 1.200 triệu USD, tăng 6,85% so với cùng kỳ, hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch.

Khách du lịch rất thích tham quan, nghỉ dưỡng tại khu du lịch nhà rường Huế
Khách du lịch rất thích tham quan, nghỉ dưỡng tại khu du lịch nhà rường Huế

Từ nội lực và với nội lực, Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế  đã chỉ đạo rà soát, đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ chủ yếu; các chương trình, đề án trọng điểm; tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc; triển khai có hiệu quả 3 chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo bền vững; phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025; tập trung nguồn lực, quyết tâm đưa huyện A Lưới thoát khỏi huyện nghèo Quốc gia trong năm 2024.

tàu Du lịch quốc tế ở Cảng Chân Mây
tàu Du lịch quốc tế ở Cảng Chân Mây

Đặc biệt, năm 2024 này, Thừa Thiên Huế phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GRDP từ 8,5-9,5%; GRDP bình quân đầu người 3.000 USD; năng suất lao động xã hội tăng 12,8%; phấn đấu thực hiện thu ngân sách đạt 12.320 tỷ đồng; đón khoảng 3,5 - 4 triệu lượt khách du lịch, tổng thu từ du lịch khoảng 8.000 - 9.000 tỷ đồng; kim ngạch xuất khẩu phấn đấu đạt 1.300 triệu USD, tăng từ 10-12%. Cơ cấu kinh tế, trong đó dịch vụ chiếm 47-49%; công nghiệp và xây dựng chiếm 33-35%; nông nghiệp chiếm 10-11%; vốn đầu tư toàn xã hội tăng 10% trở lên; thu hút 30-35 dự án với tổng vốn đăng ký khoảng 10.000-12.000 tỷ đồng; duy trì và nâng cao vị thứ xếp hạng PCI nằm trong Top 5 và thuộc vào “Nhóm tốt” của cả nước.

Hơn thế nữa, taị cuộc họp đánh giá kinh tế- xã hội 03 tháng đầu năm 2024, ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh còn nêu chỉ tiêu cao hơn. Thừa Thiên Huế phấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2024 đạt 10%, cao hơn Nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh đề ra từ 8,5 - 9,5%; phấn đấu thu ngân sách năm 2024 phải tăng hơn 12% số thực hiện năm 2023 (khoảng 12.800 tỷ đồng).

Dự án mới đưa vào hoạt động ở Thừa Thiên Huế
Dự án mới đưa vào hoạt động ở Thừa Thiên Huế

Đó là nhiệm vụ khá khó khăn nhưng muốn đạt mục tiêu lớn hơn là trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, thì cuối năm 2024 các đề án phải được hoàn thành, trong đó có những đề án quan trọng như Đề án công nhận khu vực tỉnh Thừa Thiên Huế thành lập thành phố trực thuộc Trung ương đạt tiêu chí đô thị loại I; Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương và sắp xếp, thành lập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên cơ sở địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế, các chỉ tiêu kế hoạch phải bảo đảm…

Ai cũng biết rằng, Thừa Thiên Huế có xuất phát điểm thấp, nền kinh tế không có những “quả đấm thép” chỉ dựa vào nội lực là chính. Vì vậy, không gì hơn phải khơi dậy khát vọng phát triển, lan tỏa và phát huy mạnh mẽ giá trị văn hóa Huế, con người Huế trong mỗi người dân; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, huy động cả hệ thống chính trị và toàn dân trong việc tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; kịp thời phát hiện, động viên, khen thưởng các gương người tốt việc tốt, các mô hình hay để xây dựng, bồi dưỡng và nhân rộng điển hình, tạo sự lan tỏa tích cực trong toàn xã hội...

Kỳ 3- Thành phố Huế trực thuộc Trung ương- Vóc dáng của tương lai

                                                                                                                      Trần Minh Tích

Bài liên quan

Tin mới

TP. Hồ Chí Minh: Vẫn áp dụng bảng giá đất theo Luật Đất đai 2013
TP. Hồ Chí Minh: Vẫn áp dụng bảng giá đất theo Luật Đất đai 2013

Trong thời gian TP. Hồ Chí Minh chưa ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 02/2020 QĐ-UBND, thành phố chấp thuận việc sử dụng Bảng giá đất được ban hành theo Luật Đất đai năm 2013 để giải quyết nghĩa vụ tài chính, thuế về đất đai trong giai đoạn từ ngày 1/8/2024.

Ông trâu số 4 đến từ phường Hải Sơn đã xuất sắc giành chức vô địch tại Lễ hội Chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2024
Ông trâu số 4 đến từ phường Hải Sơn đã xuất sắc giành chức vô địch tại Lễ hội Chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2024

Sáng 21/9 (tức 19/8 âm lịch), tại Sân vận động Trung tâm quận Đồ Sơn, quận Đồ Sơn, TP. Hải Phòng diễn ra Lễ hội Chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2024.

Hưng Yên: Xử lý hộ kinh doanh đồ chơi trẻ em không có dấu hợp quy
Hưng Yên: Xử lý hộ kinh doanh đồ chơi trẻ em không có dấu hợp quy

Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Hưng Yên đã xử lý một hộ kinh doanh đồ chơi trẻ em không có dấu hợp quy theo quy định pháp luật.

Tạm dừng hoạt động 15 cơ sở sản xuất mì ở làng nghề bánh đa Lộ Cương
Tạm dừng hoạt động 15 cơ sở sản xuất mì ở làng nghề bánh đa Lộ Cương

Đoàn kiểm tra liên ngành thành phố Hải Dương phát hiện 15 cơ sở sản xuất mì ở làng nghề bánh đa Lộ Cương chưa bảo đảm các điều kiện hoạt động theo quy định về bảo vệ môi trường. UBND TP. Hải Dương yêu cầu các hộ này tạm dừng hoạt động để khắc phục.

Lãnh đạo BHXH Việt Nam thăm, tặng quà người dân bị ảnh hưởng do bão số 3
Lãnh đạo BHXH Việt Nam thăm, tặng quà người dân bị ảnh hưởng do bão số 3

Vừa qua, Đoàn công tác BHXH Việt Nam do Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam Lê Hùng Sơn đã đến thăm, tặng quà người dân và làm việc với BHXH tỉnh Lạng Sơn về công tác khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3.

Không tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm thành lập QĐND Việt Nam
Không tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm thành lập QĐND Việt Nam

Ngày 21/9, Bộ Tổng Tham mưu QĐND Việt Nam có văn bản gửi các cơ quan, đơn vị quân đội về việc dừng huấn luyện diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam.