Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 09/2023

Sáng 30/09, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 09/2023, được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến đến điểm cầu 63 địa phương.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu khai mạc phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2023 với 63 địa phương - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu khai mạc phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 09/2023 với 63 địa phương 

Cùng tham dự phiên họp tại các điểm cầu có các Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Trung ương Đảng, các Phó thủ tướng Chính phủ, các thành viên Chính phủ, lãnh đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Trợ lý Tổng Bí thư Đinh Văn Ân, lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương, Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Theo chương trình, phiên họp tập trung thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội tháng 9, quý III/2023 và 9 tháng năm 2023; nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong tháng 10 và những tháng còn lại của năm 2023; tình hình phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công, triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; 03 chương trình mục tiêu quốc gia; báo cáo giữa nhiệm kỳ theo Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025.

Thủ tướng đề nghị các đại biểu thảo luận, phân tích, đánh giá kỹ, khách quan về bối cảnh tình hình quốc tế, trong nước - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng đề nghị các đại biểu thảo luận, phân tích, đánh giá kỹ, khách quan về bối cảnh tình hình quốc tế, trong nước.

Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, chúng ta đã đi qua 3/4 chặng đường của năm 2023 trong bối cảnh tình hình quốc tế, khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ, thuận lợi.

Thủ tướng nhấn mạnh một số điểm nổi lên như hậu quả dịch Covid-19 kéo dài; cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, xung đột tại Ukraine còn phức tạp. Về kinh tế toàn cầu, lạm phát vẫn neo ở mức cao; tăng trưởng thấp, không đồng đều và còn bấp bênh.

Thông tin thêm về tình hình kinh tế thế giới, Thủ tướng cho biết, tại châu Âu, thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam, lạm phát giảm từ mức 11,5% vào tháng 10/2022 xuống 5,9% vào tháng 08/2022 nhưng vẫn còn cách xa mục tiêu 2%; GDP quý I và quý II tăng lần lượt 1,1% và 0,4%.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng báo cáo tại Phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng báo cáo tại phiên họp.

Lạm phát tại Hoa Kỳ (thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam), tăng trở lại trong 02 tháng gần đây, ở mức 3,7% trong tháng Tám và còn cách xa mục tiêu 2%; GDP quý I và quý II tăng lần lượt ở mức 1,7% và 2,4%.

Theo dự báo gần đây, tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 ở mức khoảng 3%. Tuy nhiên, Trung Quốc, Nhật Bản, EU phục hồi yếu hơn, một số nước như Đức tăng trưởng âm.

Đáng chú ý, lãi suất điều hành của Mỹ hiện nay là 5,25-5,5% và có thể tiếp tục tăng trong năm 2023. Châu Âu đã nâng lãi suất lên mức cao nhất là 4% kể từ khi đồng Euro ra đời vào năm 1999.

Thương mại, đầu tư quốc tế và nhu cầu ở các thị trường lớn suy yếu; chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy cục bộ; hàng rào bảo hộ gia tăng. IMF đánh giá tăng trưởng thương mại thế giới giảm từ 5,2% năm 2022 xuống 2% năm 2023.

Rủi ro về tài chính, tiền tệ, bất động sản, nợ công gia tăng, nợ toàn cầu ở mức cao nhất từ trước tới nay; niềm tin của doanh nghiệp và người tiêu dùng giảm sút.

Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2023 được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến đến điểm cầu 63 địa phương - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 09/2023 được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến đến điểm cầu 63 địa phương.

Cùng với đó, nguy cơ mất an ninh năng lượng, an ninh lương thực hiện hữu; trong đó giá dầu thô tăng mạnh; giá lương thực bị đẩy lên cao (do hạn hán, hiện tượng El Nino và chính sách cấm xuất khẩu gạo của một số nước, gián đoạn nguồn cung ở Ukraine).

Các thách thức an ninh truyền thống, phi truyền thống (như già hoá dân số, biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan, tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm mạng…) ngày càng gay gắt, hậu quả nặng nề.

Tình hình trong nước, nước ta chịu "tác động kép" từ các yếu tố bất lợi bên ngoài và những vấn đề tồn tại kéo dài nhiều năm bộc lộ rõ hơn trong khó khăn; trong khi nước ta là nước đang phát triển, nền kinh tế trong quá trình chuyển đổi, quy mô còn khiêm tốn, độ mở cao, khả năng thích ứng, sức chống chịu còn hạn chế, một tác động nhỏ bên ngoài có thể ảnh hưởng lớn bên trong.

Thủ tướng nhấn mạnh, trong bối cảnh đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sự giám sát, đồng hành của Quốc hội, sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước, kết quả nhìn chung tháng sau tốt hơn tháng trước, quý sau cao hơn quý trước, đạt được mục tiêu tổng quát đề ra.

Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng được thúc đẩy, các cân đối lớn (về thu chi, xuất nhập khẩu, năng lượng, lương thực, lao động) được bảo đảm; nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài quốc gia, bội chi ngân sách nhà nước được kiểm soát tốt. An sinh xã hội được bảo đảm, đời sống người dân được nâng lên. Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được đẩy mạnh. Chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được tăng cường; trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; đối ngoại và hội nhập quốc tế được đẩy mạnh; uy tín và vị thế quốc tế của nước ta tiếp tục được củng cố, nâng lên.

Tuy nhiên, tình hình kinh tế - xã hội vẫn còn những tồn tại, hạn chế, khó khăn, thách thức không nhỏ như tăng trưởng thấp hơn kế hoạch; sức ép lạm phát còn cao; các thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp, tiếp cận tín dụng còn khó khăn; nợ xấu có xu hướng tăng…

Thủ tướng đề nghị các đại biểu thảo luận, phân tích, đánh giá kỹ, khách quan về bối cảnh tình hình quốc tế, trong nước; kết quả đạt được, hạn chế, bất cập; nguyên nhân, bài học kinh nghiệm; nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm tháng 10, quý IV/2023 và thời gian tới.

Thủ tướng đề nghị các đại biểu tập trung phân tích, làm rõ thêm những điểm mới của tình hình như điều hành lãi suất của các nước, giá dầu, lương thực…, từ đó có phản ứng chính sách kịp thời, chính xác, hiệu quả, thúc đẩy được các động lực tăng trưởng như tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu…

Đặc biệt, các cấp, các ngành, các địa phương phải nỗ lực thế nào để nâng cao tính chủ động, tích cực, kịp thời, linh hoạt, hiệu quả, tăng cường đổi mới sáng tạo, thực hiện các nhiệm vụ có trọng tâm, trọng điểm, chấm dứt tình trạng đùn đẩy, né tránh, phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả hơn, từ đó tạo ra đột phá, đạt kết quả theo yêu cầu và mong muốn.

Thủ tướng cũng đề nghị các đại biểu báo cáo tình hình chuẩn bị và đề xuất về việc phục vụ Hội nghị Trung ương 8 và kỳ họp  thứ 6 của Quốc hội.

Theo chinhphu.vn

Bài liên quan

Tin mới

 “Bom tấn” tháng 9: VinFast gây sốt với ưu đãi lên tới 217 triệu đồng
 “Bom tấn” tháng 9: VinFast gây sốt với ưu đãi lên tới 217 triệu đồng

Thị trường ô tô những tháng cuối năm dự báo sẽ là “sân khấu” riêng của VinFast khi hãng xe Việt đang áp dụng chính sách “khủng” - ưu đãi tặng thêm 50% lệ phí trước bạ cho các dòng xe VF 6, VF 7, VF 8, VF 9, đi kèm ưu đãi riêng cho từng sản phẩm. Đặc biệt, hãng xe Việt cho khách hàng lựa chọn nhận quyền lợi hoặc quy đổi hết sang tiền mặt để “chốt” xe với ưu đãi tới cả trăm triệu đồng.

Hệ thống ngân hàng đẩy mạnh hoạt động tín dụng cuối năm theo hướng nào?
Hệ thống ngân hàng đẩy mạnh hoạt động tín dụng cuối năm theo hướng nào?

Theo Ngân hàng Nhà nước, từ ngày 28/8, tổ chức tín dụng có tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2024 đạt từ 80% chỉ tiêu, sẽ được chủ động điều chỉnh tăng thêm dư nợ tín dụng dựa trên cơ sở điểm xếp hạng của tổ chức tín dụng.

Thanh Hóa: Đề xuất ban bố tình huống khẩn cấp về việc sạt lở tại Trường THCS xã Lâm Phú
Thanh Hóa: Đề xuất ban bố tình huống khẩn cấp về việc sạt lở tại Trường THCS xã Lâm Phú

Đoàn công tác liên ngành của tỉnh Thanh Hóa vừa kiểm tra công trình nhà lớp học 2 tầng 8 phòng học và các công trình phụ trợ Trường THCS xã Lâm Phú, huyện Lang Chánh bị ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3.

Nghệ An: Vận hành xả nước hồ chứa thủy điện Bản Cốc và Châu Thắng (Quế Phong)
Nghệ An: Vận hành xả nước hồ chứa thủy điện Bản Cốc và Châu Thắng (Quế Phong)

Hồi 8h17 phút sáng nay, Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh nhận được Thông báo số 09 ngày 19/9 của Công ty CP Thủy điện Quế Phong về việc vận hành xả nước hồ chứa thủy điện Bản Cốc do lưu lượng về hồ có xu hướng tăng...

Nhiều chủ đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng vẫn thua lỗ, cú “đảo chiều” bao giờ mới diễn ra?
Nhiều chủ đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng vẫn thua lỗ, cú “đảo chiều” bao giờ mới diễn ra?

Phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng nửa đầu năm 2024 vẫn chưa ghi nhận chuyển biến rõ rệt. Sự trầm lắng gần như vẫn bao phủ thị trường, đặc biệt khi nhiều chủ đầu tư vẫn báo lỗ.

Công an tỉnh Thanh Hóa phát động phong trào thi đua đặc biệt chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống CAND
Công an tỉnh Thanh Hóa phát động phong trào thi đua đặc biệt chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống CAND

Sáng 19/9, Công an tỉnh tổ chức hội nghị đối thoại giữa Công an tỉnh với cán bộ, chiến sỹ (CBCS) Công an cấp xã, phường, thị trấn (gọi tắt là cấp xã) và phát động phong trào thi đua đặc biệt chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945-19/8/2025); 20 năm Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005-19/8/2025).